[Bí tích thống hối hòa giải – Xưng tội tiến đức]: Phần II. Nhiệm vụ phải xưng tội đối với mọi người (số 8)

Tác giả: Antôn Ngô Văn Vững, S.J.

V. XƯNG TỘI TIẾN ĐỨC

“Tôi nhắc lại là sự khủng hoảng hiện nay của bí tich (giải tội) và của sự thống hối, là một khủng hoảng về chân lý và sự nghiêm chỉnh. Cuối cùng người ta ra khỏi nghi thức để thay đổi đời sống, để làm cho mỗi lần xưng tội là một biến cố “hoán cải”(TH. REY-MERMET, Laissez-Vous Réconcilier, Le Centurion, 1972, tr.94).
Trong nguồn gốc của mọi hoán cải đích thực, có cái nhìn này của Thiên Chúa trên tội nhân, Thiên Chúa luôn theo đuổi tội nhân bằng tình yêu cá vị, bằng sự đau khổ đến chết trên thập giá của Chúa Giêsu, sự tha thứ được ban cho từ trước, Tình yêu vô biên, khi mạc khải cho tội nhân, sự tôn trọng và yêu thương mà nó là đối tượng, thì cũng mạc khải ngược lại sự vô trật tự mà nó lặn hụp trong đó và gợi lên cho nó quyết định nhiệt thành thay đổi đời sống, (id. tr.97).
Điều kiện của sự chữa lành thiêng liêng
– Thống hối là một hành vi nhờ đó chúng ta tích cực đi vào trog hành động đền tạ và đền bù của Chúa Kitô cho tội lỗi chúng ta.
-Thống hối là một hành vi tự do chấp nhận mà chúng ta hoàn thành để thuyên chữa nguyên nhân tội lỗi của chúng ta.
1. Nhận biết mình là tội nhân
“Nhiều người không nhận ra Chúa Kitô, vì họ không nhận ra chính mình họ là tội nhân. Nếu tôi không phải là tội nhân, tôi không cần Chúa. Tôi cũng chẳng cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô với niềm vui, nếu tôi không buồn phiền nhận ra mình là tội nhân cần đến Đấng cứu tinh. Tuy nhiên, điều chính yếu không phải là tội lỗi mà là Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ” (Killian Mc Donnell, OSB)
Không quá bận tâm xét tội cho bằng xét thực trạng linh hồn của ta trước con mắt Thiên Chúa. Chúng ta sống thế nào trong bổn phận mà thánh ý Chúa trao phó cho ta. Xưng tội tiến đức là gặp gỡ Chúa Giêsu qua bí tích (dâu chỉ) Thống hối. Và hỏi Người : “con đã làm điều gì mất lòng Chúa, và con phải làm gì để được đẹp lòng Chúa?”
“Hãy ân cần đi xưng tội với một sự hiểu biết sâu xa về sự khốn cùng của mình, với sự sáng sủa và trong trắng” (Thánh Gioan Thánh giá (Degré de perfection, n.13).
“Xưng tội tiến đức” là phương thế tốt nhất để giúp hiểu biết chính mình: những xu hướng và đam mê, những cái “bóng mờ” mà mình không dám thấy, những phần ẩn giấu trong con người “xã hội” (tức là con người ta trình diện cho người khác và thế giới).
Một giám mục chuyên trách đời sống tu trì. nói đến sự cần thiết nữ tu phải biết rõ nội tâm của mình: “Chị nữ tu phải đạt đến một sự hiểu biết đích thực về chính mình, về xu hướng sâu xa của mình, tội lỗi riêng của mình, hình thức ích kỷ riêng của mình.” (Mgr Huyghe, Problème du confesseur, p.49)
2. Xét đến động lực hay nguyên nhân thúc đẩy phạm tội, thay vì nhắc lại cách máy móc những điều vô nghĩa, như: “lo ra , chia trí…khi ít khi nhiều khi nào cũng có !!!”
Tìm kiếm nguyên nhân sâu xa của các lỗi phạm:
2.1). Thiếu cố gắng.
Dấu chỉ: xao lãng trong vận hành đời sống thiêng liêng. Thực hành đạo đức có nhiều quên sót hay làm cẩu thả. linh hồn nặng nề, thiếu quyết tâm, ít hãm mình.
2.2). Thiếu thanh luyện.
Dấu chỉ: thích điều trái nghịch với đức hạnh, sa chước cám dỗ, lỗi phạm. thấy linh hồn mình đau bệnh, phản bội lý tưởng Tin mừng do nguyên động bất toàn, thiếu ý ngay lành, trái lại ý hướng luôn quy về mình, lấy mình làm trung tâm.
2.3). Thiếu bình an.
Dấu chỉ: áy náy, hấp tấp,vội vã, lo lắng vì không chịu nỗi sự dữ hay tật bệnh; bối rối, không hài lòng với chính mình, với người khác, với hoàn cảnh; luôn bất mãn, luôn gây hấn..

Kiểm tra tương tự

Tại sao nước Mỹ có ít bậc hiển thánh và chân phước?

  Có vị thánh nào gốc người Mỹ không, hay tất cả đều từ nơi …

Nghĩa trang Công giáo: Tuyến đầu chống lại nỗi sợ thế tục về cái chết

  Ông Peter Nobes, người quản lý các nghĩa trang Công giáo thuộc Tổng giáo …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *