Bài Thương Khó Theo Thánh Matthêu

 3. Chúa Giêsu tự ý đón nhận cuộc Thương Khó.

Cuộc thương khó không phải là một bất ngờ với Chúa Giêsu, vì Chúa đã báo trước ba lần, và khi  kết thúc hoạt động rao giảng, Chúa báo rõ: “Còn hai ngày nữa…” (26,1).

Phe lãnh đạo họp nhau âm mưu thủ tiêu Chúa Giêsu cho gọn lẹ, không để dân chúng can thiệp. Trong khi ấy Chúa Giêsu dùng bữa tại nhà một người từng bị phong cùi và đón nhận chai dầu thơm quí giá do một người phụ nữ trút lên đầu Chúa, coi như chuẩn bị mai táng Chúa.

Đavit được Sa-mu-en đổ nguyên một sừng dầu lên đầu để xức dầu cho ông làm vua (I Sm 16,1-13). Chúa Giêsu cũng sắp nhận mọi quyền trên trời dưới đất qua cái chết và phục sinh, nên Chúa chấp nhận được xức dầu.

Người ta nhân danh người nghèo để coi đó là phí phạm, thì Chúa nhận mình là một người nghèo đặc biệt “không có mãi đâu”.  Nghĩa tử là nghĩa tận, chỉ có thể mai táng Chúa một lần thôi. Người nghèo thì người ta luôn có bên cạnh. Cử chỉ của người phu nữ này đuợc gằn liền với Tin Mừng về cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa: “Tin Mừng này được loan báo ở đâu trong thiên hạ, thì người ta cũng sẽ kể lại việc cô vừa làm mà nhớ tới cô”. Trước khi Chúa lập bí tích Thánh Thể để chúng ta làm mà nhớ tới Chúa thì Chúa đã bảo “kể lại việc này mà nhớ tới cô”. Mt không cho chúng ta biết tên người phụ nữ này, chúng ta chỉ nhớ đến “người phụ nữ đã đổ dầu thơm lên đầu Chúa Giêsu để chuẩn bị mai táng”. Đứng trước cái chết của Chúa thì người ta chỉ có thể làm một điều: yêu mến và biết ơn. Người phụ nữ không tên này là khung hình để trống cho mỗi người ghép hình của mình vô.

Đối ngược với hình ảnh người phụ nữ yêu mến và quảng đại, Mt tả Giuđa, một người trong nhóm Mười Hai là những người thân tín nhất của Chúa, như một kẻ tham tiền đi bán Thầy.

Trong khi người ta âm mưu giết Chúa và một người trong nhóm 12 tiếp tay cho họ, thì Chúa Giêsu sai môn đệ đi dọn ăn lễ Vượt Qua. Trong bữa ăn này Chúa cho nhóm 12 biết là một người trong các ông sẽ nộp Chúa, rồi Chúa lập bí tích Thánh Thể như bí tích của Giao Ước Mới. Người ta mưu giết Chúa nhưng Chúa dùng bàn tay sát nhân của họ để hoàn thành sứ mạng của Chúa.

Chúa lại ra núi Ô-liu để chính thức đi vào cuộc khổ nạn từ chính nơi Chúa đã báo: hai ngày nữa! Chúa cũng chấp nhận cả sự phũ phàng là đêm nay đàn chiên của Chúa sẽ tan tác: nhóm 12 sẽ bỏ Chúa và Phêrô, người đã tuyên xưng “Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống” sẽ chối Chúa nhanh hơn gà gáy. Chúa chấp nhận tất cả và Chúa báo cho họ biết là Chúa sẽ trỗi dậy và về Galilê trước họ. Hẹn gặp lại ở Galilê, nơi Ngài và các môn đệ đã bắt đầu, để lại bắt đầu.

Chúa đi vào cầu nguyện để thưa “VÂNG” với Chúa Cha. Một mình đối diện với Chúa Cha thì Chúa Giêsu không dấu nỗi buồn rầu xao xuyến: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được”. Nhóm 12 đã bỏ Chúa từ lúc này rồi. Ba người thân tín nhất cũng bỏ Chúa một mình, không thức nổi với Chúa. Ba lần cầu nguyện, Chúa chỉ làm một việc là nộp mình để thi hành ý muốn của Cha. Chúa đã chiến thắng nỗi “buồn đến chết được” để ra đón cái chết: “Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới!”

Chúa Giêsu đã chiến thắng trong cầu, nguyện rồi nên giờ đây Chúa hoàn toàn làm chủ tình hình: Chúa ra đón kẻ phản nộp và những kẻ đến bắt Chúa. Chúa vạch cho Giuđa thấy ông ta đang làm gì, Chúa ra lệnh cho môn đệ không dùng bạo lực, hãy để cho kế hoạch của Thiên Chúa thể hiện.

Chúa vạch trần sự ám muội của những kẻ đến bắt Chúa và cho thấy mọi toan tình của họ không qua khỏi kế hoạch của Thiên Chúa mà các ngôn sứ đã loan báo.

 4.  Phi pháp.

 Luật Rôma cũng như luật Môsê đều không chấp nhận bắt người ban đêm trừ khi là bắt quả tang trôm cướp. Vì thế Chúa Giêsu bảo bọn thủ lãnh và sai nha đến bắt Chúa: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt tôi…” Rồi Chúa cho biết đó là “để ứng nghiệm lời chép trong sách các ngôn sứ.” Bài ca “người tôi tớ đau khổ” đã nói “Người bị liệt vào hàng tội nhân” (Is 53,12).

Không có luật pháp nào cho phép xét xử ban đêm, thế nhưng kinh sư và kỳ mục đã tụ họp sẵn tại nhà thương tế Cai-pha chờ sai nha giải Chúa Giêsu tới. Họ họp nhau không phải để xét xử, nhưng là “tìm lời chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình”. Hôm trước họ đã họp nhau bàn tính dùng mưu bắt Đức Giêsu” (26,4), bây giờ bắt được rồi thì phải tính bước tiếp theo:  “tìm lời chứng gian”. Họ thất bại thê thảm: “Nhưng họ không tìm ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng gian”. Chúa Giêsu là Đấng Công Chính, trong sáng đến nỗi tìm chứng gian cũng không nổi!

Đến lúc Thượng Tế Cai-pha chứng tỏ bản lãnh của ông: tìm chứng gian không được thì ông phải dựa vào sự thật để kết án tử hình: “nhân danh Thiên Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không?” Chúa Giêsu vẫn thinh lặng khi người ta tìm chứng gian. Bây giờ Thượng Tế đòi biết sự thật nhân danh Thiên Chúa hằng sống. Sự thật ấy chính ông ta phát biểu, trùng với lời tuyên xưng của thánh Phêrô lúc ở Galilê. Chúa Giêsu xác nhận lời ông nói và còn giải thích thêm bằng lời trong sách Da-ni-en 7,13. Thượng Tế hùng hồn minh họa lời phán xét bằng cử chỉ xé áo: “Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm thượng, quý vị nghĩ sao?”

Họ liền đáp: nó đáng chết!” Thượng tế thành công một trăm phần trăm! Họ hả hê đắc thắng. Chúa Giêsu tiếp tục im lặng, mặc cho họ đấm đánh, khạc nhổ vào mặt và chế diễu. Người tôi tớ bị ngược đãi của bài ca thứ ba Is 50,4-9 đang ở trước mắt chúng ta: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, đưa má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ”.

(kính mời quý vị xem trang tiếp theo)

Kiểm tra tương tự

Bạn biết gì về Ngai tòa thánh Phêrô?

  Theo truyền thống, chiếc ghế nhỏ này từng được Thánh Phêrô sử dụng khi …

Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì ?

  “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc3,10-18)   Trong đoạn Tin Mừng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *