[Bí tích thống hối hòa giải – Xưng tội tiến đức]: Phần III-Ý kiến về xưng tội và giải tội

Tác giả: Antôn Ngô Văn Vững, S.J.

PHẦN III. Ý KIẾN VỀ XƯNG TỘI VÀ GIẢI TỘI

I. TỪ VIỆC XEM THƯỜNG TỘI LỖI DẪN ĐẾN VIỆC KHÔNG SỬ DỤNG BÍ TÍCH HÒA GIẢI NỮA

*Tu sĩ dòng Phanxicô Conventuel, Gm Gianfranco Girotti (sinh 1937), Chủ tịch hội đồng về ân xá, phát biểu qua đài phát thanh Vatican (25-3-2014).

“Trong thời đại có quá nhiều biến chuyển hiện nay, bí tích Hòa Giải rất dễ bị cho là gây ra sự hoang mang: khía cạnh đáng chú ý trước tiên đó là sự thiếu ý thức về tội lỗi (mất hẳn ý thức về tội lỗi). Chính vì lương tâm không thể ý thức ra được đâu là tội, từ đó dẫn ngay đến việc chỉ đơn giản xem tội đã phạm như là khía cạnh bên ngoài của tâm linh mà thôi thay vì phải tự mình công nhận rằng mình đã lỗi phạm. ĐTC Gioan- Phaolo II luôn nhắc nhở với chúng ta, những vị linh mục rằng, bằng cách truyền đạt cho các tín hữu biết về ân huệ và sự tha thứ thông qua Bí Tích Thống hối,chúng ta có thể chu toàn sứ vụ cao cả nhất của đời linh mục sau khi cử hành phép Thánh Thể.

Riêng cá nhân tôi hoàn toàn xác tín rằng, có rất nhiều linh mục theo phẩm trật của sứ vụ được giao phó cho mình, các vị linh mục ấy thường dành ra những lúc đặc biệt thanh vắng, sa mạc, để ăn năn, sám hối, chứ không phải lúc nào cũng lao đầu vào công việc của mình, theo như cách nhìn của con người. Vì qua việc cử hành phép bí tích này, một giáo sĩ nghe xưng tội theo đúng nghĩa là một giáo sĩ luôn chấp nhận sự bình yên, thanh vắng; không phải vội vàng gì cả, biết tỏ ra sự lịch thiệp tối đa để lắng nghe tội lỗi của tín hữu, mà không quên rằng vị giáo sĩ ấy chính là người thi hành sứ vụ của người Cha khi vị giáo sĩ ấy tỏ lộ con tim của Đức Chúa Cha cho người tín hữu, vị giáo sĩ ấy chính là hiện thân, là hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng Chủ Chăn nhân lành của đàn chiên ..”

Một đề nghị: “Phải có cách giảng dạy giáo lý một cách đúng đắn và thâm sâu về Bí Tích Hòa Gỉải này, vì chưng, chính qua BT ấy, người tín hữu nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa, vì Ngài chính là nguồn tái sinh tâm linh và nguồn mạch thánh hóa chúng ta một cách hoàn hảo”

Trong một cuộc họp báo, năm 2008, Gm.Girotti cảnh cáo những người buôn lậu ma túy, những người làm giàu bằng sách vở phim ảnh khiêu dâm, hủy hoại hay gây ô nhiễm môi trường, những người dùng khoa học để lèo lái di truyền học, họ có nguy cơ phạm tội trọng. Ông nói các thăm dò cho thấy 60% tín hữu ở Italia không còn đi xưng tội. Linh mục phải lưu ý đến những tội mới xuất hiện ở chân trời nhân loại như hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa. Trong khi tội trong quá khứ được suy nghĩ như một thực trạng cá nhân thì bây giờ có một “vang âm xã hội”. Ngài giải thích: “Bạn xúc phạm đến Chúa không chỉ bằng trộm cắp, chửi thề hay muốn vợ của bạn, nhưng cũng bằng cách làm hủy hoại môi trường, nghiên cứu xét nghiệm khoa học đáng tranh luận, cho phép nghiên cứu thay đổi DNA hay làm hại đến phôi.

Năm 2010, Gm Girotti nói với linh mục về những thách đố và hoàn cảnh phức tạp mà những cha giải tội bắt buộc phải giải quyết. Hội thánh tìn cách giúp đỡ “cả trong những hoàn cảnh mà xét về phần nhân linh thì khó đến độ xem ra không có giải pháp”. Trong những hoàn cảnh này có tình trạng những tín hữu ly dị, mà nếu họ tái hôn thì không được phép rước lễ. Girotti nói rằng trong những trường hợp đó, nếu vì nhiều lý do, người (vợ, chồng) không thể sống xa nhau, thì cha giải tội có thể đề nghị tiết chế không có quan hệ tình dục, biến đổi tương quan thành tình bạn, thì có thể mở đường cho khả năng thông hiệp một lần nữa vào Thánh Thể. Nhưng ngài cũng nói rằng cha giải tội phải thận trọng với tình trạng tâm lý của hối nhân. Nếu các ngài thấy ai có vấn đề trầm trọng thì không nên “thử làm nhà tâm lý” nhưng nên tim đến sự trợ giúp của chuyên viên, ngài cũng cảnh cáo về trường hợp của người tái phạm mà không bày tỏ dấu gì là thay đổi, thì không nên ban phép xá giải, tuy nhiên linh mục nên kiên nhẫn, vì sự hoán cải luôn có thể.”

II. TỘI TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Ở đây chúng ta không xét đến tội dưới cái nhìn đức tin, nhưng như một hiện tượng có thể thấy được và có ảnh hưởng trong đời sống xã hội. Karl Menninger cho rằng nếu con người chú ý nhiều hơn đến tội, thì các bệnh tâm thần cũng sẽ giảm sút, nhưng bây giờ, người ta không nói đến tội, nên tâm bệnh lan tràn.

Tham khảo:
Karl Menninger M.D. (July 22, 1893 – July 18, 1990) là tác giả sách: Whatever became of sin? (Điều gì xảy ra cho tội?) Hawthorn books, N.Y.1923 (From Catholic Digest, feb 1974, pp. 22-24)

Trong nhiều năm, tiến sĩ y khoa Karl Menninger M.D, được coi như một bác sĩ danh tiếng, ở Mỹ. Tên của ông đồng nghĩa với khoa học và khoa chữa trị tâm thần (psychiatry) . Trong quyển sách “Điều gì xảy ra cho tội”, Bác sĩ tâm lý trị liệu đứng trên cương vị khoa học gia để nói rằng khoa học tìm phương thế chữa trị bệnh tật thể xác cũng như tâm hồn. Ông đã áp dụng tâm lý trị liệu để chữa chứng bệnh đau thương sầu muộn, đang lan rộng trên thế giới: trầm cảm, lo âu, hãi sợ, những bệnh ngày càng gia tăng.

Từ ngữ “tội” hầu như đã biến mất trong ngôn ngữ chúng ta hiện nay, nhưng ý thức về lỗi phạm vẫn tồn tại trong tâm hồn và trí não chúng ta. (cảm thức tội lỗi có thể là tiếng nói lương tâm cho biết chúng ta đã làm sai)…Những tù nhân bị nhốt trong nhà tù chỉ là thiểu số trong tất cả những kẻ phạm tội. Trong khi chỉ một ít người hối tiếc vì phạm tội , nhiều kẻ khác hoàn toàn dửng dưng hoặc buồn bã cách mơ hồ hoặc tố cáo kẻ khác cách cay đắng. Những tình trạng này có phải là bệnh hoạn không? Chỉ vào đoạn cuối của sách, tác giả mới cho biết tại sao ông viết quyển sách này và tại sao sau nhiều năm kinh nghiệm trong chữa bệnh tâm thần ông coi những giá trị luân lý như một phần cốt yếu của tâm thần trị liệu. Nếu, như ông tin, sức khỏe tâm thần và sức khỏe luân lý giống nhau, thì việc thừa nhận thực tại tội lỗi, cống hiến cho thế giới âu lo đang chiến đấu chống lại đau khổ, một hy vọng thực sự, không phải một chữa trị chậm trể hơn là y tế dự phòng. Nhiệm vụ bác sĩ, bác sĩ tâm thần, mục sư, luật sư, nhà xuất bản, giáo sư, và bà mẹ trong đạo binh chung chống lại sự tự hủy hoại và hủy diệt thế giới.”

Ông kêu gọi sự cộng tác cúa giáo sĩ, mục sư.. để cố gắng chặng đứng triều sóng tai hại của tình trạng lộn xộn và vô trật tự trong luân thường đạo lý. Có lẽ, theo Menninger, “tội” không phải là một ý niệm Kinh Thánh, như: xúc phạm đến Thiên Chúa ,nhưng chỉ thấy khía cạnh hữu hình của nó là sự hủy hoại, gây tác hại cho cá nhân, gia đình, xã hội.

Nhận định của Arnold Toynbee (1889-1975), nhà sử học người Anh:
“Luôn có một khoảng cách luân lý, như khoảng cách tín nhiệm (credibility gap) mà những nhà chính trị của chúng ta bị tố cáo. Một cách công bình mà nói, chúng ta cũng có thể tố cáo toàn thể nhân loại, từ khi chúng ta làm người, về khoảng cách luân lý này và khoảng cách này ngày càng rộng hơn khi kỹ thuật đã chồng chất (thủ đắc) biết bao tiến bộ trong khi luân lý thì khựng lại…

Xu hướng phổ biến thì tránh xa khái niệm tội phạm và đạo đức. Nhiều nhà chính trị dò dẫm để tìm một tiếng, thì dùng một tiếng sai lệch là “permissiveness”*, (tự do, buông thả), ý nghĩ thì có vẻ điên rồ nhưng ý nghĩa thì khá rõ. Bệnh tật và chữa trị là những khẩu hiệu phô trương hàng ngày nhưng ít ai nói đến ích kỷ và sai phạm. và chắc chắn không ai nói đến tội lỗi.
Chúng ta biết rằng thủ lĩnh chính trong địa hạt luân lý phải là hàng giáo sĩ nhưng hình như họ giảm thiểu vai trò truyền thống lớn lao của họ để giảng dạy, nói tiên tri, khuyến cáo. Một lạng phòng ngừa còn hơn một cân chữa trị, và có nhiều việc phòng ngừa phải làm cho một số lớn những người đói khát được hướng dẫn bởi những kẻ có thẫm quyền đưa họ đến sự chính trực.”

[chú thích : “permissiveness” hay “permissivite” được cho là từ ngữ xuất hiện vào khoảng 1967. Theo cách hiểu thông thường, nó không chối từ luật luân lý, nhưng đẩy lui việc áp dụng luật luân lý xa chừng nào có thể. trong những hình thức cực đoan, nó khước từ mọi điều cấm đoán (interdit d’interdire) và nghi ngờ chính bản chất của quyền bính. Nó được xây dựng trên một quan niệm sai lầm về tự do nhân linh, làm như tự do có thể tự tổ chức chính mình, bằng cách trốn tránh không để luật luân lý đào luyện. Nó tự nuôi dưỡng từ thuyết tương đối , hay hư vô. Dưới hình dáng cuối cùng này, nó chỉ là sự tái hiện của chủ trượng buông thả (laxisme). (Bruguès)

Kiểm tra tương tự

Bố ơi, ai vậy?

Ông đang nằm nghiêng mình trên chiếc ghế sofa, vừa xem ti-vi vừa thưởng thức …

Có Chúa luôn bên ta – Lời nhắc nhở mỗi ngày

  Có cám dỗ cho rằng Thiên Chúa không ở gần ta, hoặc làm ta …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *