Các Chân Phước Giacôbê Bonnaud, Giuse Imbert, Gioan Nicola Cordier, Tooma Sitjar và Các Bạn Tử Đạo (Lễ nhớ ngày 02-9)

2-9

Cha Giacôbê Bonaud và 24 anh em tử đạo vào thời Cách mạng Pháp. Sau khi Dòng Tên bị giải thể năm 1773, nhiều anh em Giêsu hữu người Pháp đã trở về quê hương và trở thành linh mục địa phận.

Năm 1789, cuộc cách mạng Pháp nổ ra; khởi đầu đây chỉ là cuộc cách mạng chống lại sự bóc lột của tầng lớp quý tộc, nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang chống Công giáo. Ngày 12.7.1790, chính quyền mới ban hành “Hiến chế Dân sự cho hàng giáo sĩ”. Theo hiến chế này, các giáo sĩ bị buộc phải tuyên thệ trung thành với Giáo hội Pháp, từ chối hoàn toàn sự lệ thuộc vào Đức Giáo Hoàng. Hiến chế này cũng quy định công dân Pháp có quyền bầu cử giám mục và linh mục. Đáp lại đòi buộc này, chỉ một số ít giáo sĩ đã tuyên thệ, phần lớn còn lại đã không tuyên thệ. Các giáo sĩ từ chối tuyên thệ đã bị tước quyền công dân và phải lẩn trốn trước lệnh bắt bớ.

Khi cuộc chiến nổ ra ngày 10.4.1792, nhóm bài công giáo đã chiếm thế thượng phong và ra lệnh bắt giam tất cả các giáo sĩ vào trong các chủng viện và đan viện. Cha Giacôbê Bonnaud cùng với 13 linh mục (nguyên là tu sĩ Dòng Tên) đã bị giam tại đan viện Cát minh ở Paris cùng với đông đảo các linh mục khác. Ngày 2.9.1792, một nhóm quân lính theo chủ nghĩa quốc gia quá khích đã xông vào Đan viện và sát hại tất cả các linh mục. Ngay hôm sau, 7 linh mục khác (nguyên Giêsu hữu) cũng bị sát hại tại Chủng viện Thánh Firmin. Cũng thời gian này, 2 linh mục (nguyên Giêsu hữu) là Giuse ImbertGioan Nicolas Cordier cũng bị sát hại trên một chiếc thuyền giam các linh mục. Ngoài ra, hai cha khác là Alexander Lanfant Phanxicô Le Livec cũng bị sát hại trong khoảng thời gian đó.

Khi Dòng Tên được tái lập năm 1814, các Cha này trên được kể vào trong số các Giêsu hữu chịu tử đạo vì sự hiệp nhất của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Piô XI đã tôn phong cha Giacôbê Bonaud cùng 22 anh em khác lên hàng chân phước ngày 17.10.1926. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong chân phước cho hai cha Giuse Imbert và Gioan Nicolas Cordier vào ngày 01.10.1995.

Chân phước Tôma Sitjar và 10 bạn Giêsu Hữu

Cha Tôma Sitjar cùng 6 linh mục và 4 thầy Dòng Tên đã chịu phúc tử đạo trong các ngày 19 và 29.12.1936 tại Gandia và Valencia, Tây Ban Nha.

Cha Tôma Sitjar sinh ngày 21.03.1866 ở Gerona, nước Tây Ban Nha. Ngài vào nhà tập Dòng Tên ngày 21.07.1880, và chịu chức linh mục năm 1900.

Khi phong trào cách mạng Tây Ban Nha đàn áp Dòng Tên vào năm 1932, các Giêsu Hữu bị trục xuất. Cha Sitjar và một số Giêsu Hữu khác từ chối ra đi. Ngài nói “Nếu họ giết chúng tôi, thì đó sẽ là điều Chúa muốn”. Ngày 25.07.1936, ngài bị bắt giam. Ngày hôm sau, cha Constantine Carbonell, thầy Gelabert và thầy Raymond Grimaltos cũng bị bắt giam với cha Sitjar. Cha Sitjar bị xử tử tại đường Albaida gần Palma de Gandia vào ngày 19.08.1936. Bốn ngày sau 3 anh em Giêsu Hữu kia cũng bị đem đi xử bắn tại khu rừng ôliu bên ngoài Gandia vào nửa đêm ngày 23.08.1936.

Cha Constantine Carbonell Sempere sinh ngày 12.04.1866 tại Alcoy. Ngài vào nhà tập Dòng Tên ngày 22.11.1886, và thụ phong linh mục năm 1901.

Thầy Phêrô Gelabert Amer sinh ngày 29.03.1887 tại Manacor thuộc đảo Majorca. Ngài vào Dòng Tên ở Gandia ngày 09.02.1907.

Thầy Raymond Grimaltos Monllor sinh ngày 03.03.1861 tại Peubla Larga, Valencia. Ngài vào Dòng Tên ngày 01.06.1890, và phục vụ như người làm vườn trong suốt đời tu trì.

Cha Tôma Sitjar và 10 người bạn Giêsu Hữu được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 11.03.2001.

***

AMDG

ĐỂ TÔN VINH THIÊN CHÚA HƠN

Kiểm tra tương tự

Stanislao Kostka – Mừng sinh nhật anh!

Tôi mạo muội viết những dòng này vào dịp lễ mừng kính thánh Stanislao Kostka, …

Thông báo: Thánh lễ Tạ ơn mừng 50 năm Hồng Ân

  Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, TỈNH DÒNG TÊN VIỆT NAM HÂN HOAN …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *