Cần thay đổi cách giáo dục con cái cho hiệu quả

Ngày 01/04, nam sinh ở chung cư Văn Phú Victoria – Hà Đông, đã nhảy lầu tự tử do áp lực học hành. Trước khi ra đi vĩnh viễn, em đã để lại lá thư tuyệt mệnh. Trong thư, nam sinh lớp 11 trường chuyên Hà Nội – Amsterdam đã xin lỗi bố mẹ và giải thích lý do tự tử. Em đã quá mệt mỏi với áp lực học hành từ cha mẹ… em còn nhiều ước ao, dự phóng chưa thực hiện, nhưng năng lượng tiêu cực quá lớn, đè nén trên em lâu dài. Có lẽ, em chưa được đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu từ mọi người. Em đã chọn cách tự tử để giải thoát mình khỏi những mệt nhọc, căng thẳng này.

Từ tai nạn đáng buồn trên, có lẽ đã đến lúc các bậc cha mẹ cần xem lại cách thức giáo dục con cái sao cho hợp lý, hiệu quả. Thật vậy, chẳng thể quy hướng toàn bộ lỗi lầm cho nam sinh bông bột này, nhưng thiết nghĩ cũng cần xem lại cách giáo dục từ các bậc sinh thành. Giáo dục con cái là quyền và bổn phận của các bậc cha mẹ, thế nhưng quyền và bổn phận ấy cần đặt trên nền tảng tình yêu thương, tình phụ tử, mẫu tử. Do đó, nếu cha mẹ giáo dục con cái mà thiếu vắng tình thương, hoặc không biết cách diễn tả tình thương ấy thì đây là một cách giáo dục chưa thiện toàn. Bởi vì một khi, các bậc cha mẹ còn theo kiểu cách giáo dục mang tính ép buộc, độc đoán, gia trưởng… trên con cái, bắt chúng phải nghe lời mình mà thiếu sự đồng hành, đối thoại, lắng nghe… thì áp lực nơi những người con là khó tránh khỏi.

Trong lá thư tuyệt mệnh, nam sinh 16 tuổi này viết: “…bố một người dễ nóng, ít quan tâm, ít tham gia nhưng luôn muốn có cái nhìn hiểu biết…mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá và dần anh mày chả còn thấy cái ích của việc chia sẻ khi mà ý kiến của mình chẳng thực sự quan trọng…” Những lời sau cuối này mang sắc thái bi quan, tiêu cực, nặng nề mà nam sinh nay đã từng ngày ấm ức chịu đựng.

Nếu như người cha bớt nóng hơn và quan tâm con hơn, người mẹ lắng nghe chân thành, thấu cảm thực sự và tôn trọng ý kiến của con… có lẽ kịch bản bi thương của nam sinh đã không xảy ra. Việc kiến tạo nên bầu khí ấm cúng trong gia đình là rất cần thiết không chỉ để giữ hòa khí, hạnh phúc, bình an mà còn là điều kiện tiên quyết trong việc giáo dục con cái. Nếu gia đình có cha mẹ, con cái sống lành mạnh, cởi mở, hòa thuận, lắng nghe, tôn trọng, lạc quan và tin tưởng lẫn nhau… thì gia đình ấy sẽ hạnh phúc biết bao.

Dẫu biết rằng, giữa các thế hệ trong gia đình con những khoảng cách về tuổi tác, về lối suy nghĩ, hành động… và lỗi sống mỗi thời mỗi khác. Nhưng, việc tìm hiểu tâm lý của con cái là điều hết sức cần thiết với các bậc cha mẹ. Hãy biến những bức tường ngăn cách là những ngăn trở về định kiến, tuổi tác, kinh nghiệm sống… thành những cầu nối yêu thương, lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông… Nhờ đó khoảng cách của sự khác biệt sẽ rút ngắn, “hố sâu” của tâm lý lứa tuổi sẽ được vơi dần. Giáo dục chính là lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm, đối thoại và định hướng, và tất cả những kỹ năng này được xuất phát từ tình yêu thương.

Bên cạnh những kỹ năng giáo dục con cái trên, kiên nhẫn là một đức tính mà không chỉ con cái mà cả các bậc cha mẹ cần có khi đối thoại và lắng nghe lẫn nhau. Đừng bao giờ tỏ vẻ thất vọng, nán chỉ trong việc giáo dục con cái mà buông ra những lời cay đắng với chúng. Trong trong sách Nghệ Thuật Nói Hay, tác giả Nhiệm Văn Cật kể một câu chuyên như sau: “Ở Nhật Bản, có một thiếu niên nằm trên đường rây tàu hỏa tự sát. Qua điều tra của cảnh sát, cái chết của thiếu niên này bắt nguồn từ lời nói của người cha. Người tự sát là học sinh cấp hai. Đêm đó, do mải xem tivi không làm bài, người cha chửi độc một câu: “thật là đồ đầu óc lợn, không bằng chết đi cho xong.” Chính câu nói này dẫn đến bi kịch trên.” Nếu người cha trong câu truyện trên biết kiềm chế cơn giận và nhắc nhở người con với những lời nói nhẹ nhàng hơn thì có lẽ câu chuyện đáng buồn trên đã không xảy ra.

Tựu trung, ngang qua vụ việc tự tử của em L.N.N.M. (16 tuổi, trú tại tầng 28 V1, chung cư Văn Phú Victoria). Thiết nghĩ đã đến lúc các bậc cha mẹ cần xem lại cách giáo dục con cái của mình sao cho hiệu quả và hợp lý. Có lẽ, cách giáo dục xưa cũ mang tính gia trưởng, độc đoán, hay mang tính sĩ diện… cần thay bằng cách thức đồng hành cùng con, quan sát, lắng nghe, hiểu thấu tâm sinh lý, ước vọng và cả những góc khuất, hạn chế từ nơi con, để cha mẹ giúp con học tập tốt, triển nở không chỉ thể lý nhưng là tâm lý, tâm cảm và cả tâm linh. Cha mẹ cũng cần làm gương sáng chon con, kiên nhẫn giáo dục với những phương pháp hiệu quả và tất cả cần đặt trên nền tảng tình thương. Chính tình yêu thương từ cha mẹ mà con cái được cảm hóa, được rung động con tim và cảm thấy mình được sự bình an, hạnh phúc trong gia đình và tự do phát triển cuộc đời mình trong sự đồng hành, trợ lực dõi bước theo của cha mẹ trên mỗi chặng đường đời.

Tham khảo

https://www.facebook.com/watch?v=277904887850077

Học Viên Minh Đức S.J.

Kiểm tra tương tự

Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì ?

  “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc3,10-18)   Trong đoạn Tin Mừng …

Món Quà Giáng Sinh – Suy tư Tin Mừng CN 4 Mùa Vọng năm C

  Giáng sinh là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm đối với phần …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *