Cầu nguyện với thánh I-nhã Loyola thì hơn đọc một cuốn sách nói về linh đạo của ngài. Nhưng mục đích của cuốn sách này là nhằm liên kết bạn vào đời sống cầu nguyện theo cách thánh I-nhã đã thực hiện qua các biến cố và chủ điểm trọng tâm trong kinh nghiệm của ngài. Mỗi một bài suy niệm cũng có thể soi sáng thêm cho bạn hiểu hơn về linh đạo của ngài và dẫn đưa bạn đến chỗ phản tỉnh lại kinh nghiệm của chính bạn.
Cuốn sách Cầu Nguyện với Thánh I-nhã đặt ra mục tiêu là giúp bạn khám phá ra linh đạo sâu sắc của thánh I-nhã và chính bạn phải hòa nhập vào tinh thần và sự khôn ngoan của thánh nhân ngay trong mối tương quan của bạn với Chúa, mối tương quan với anh chị em mình và với chính tâm trí của bạn.
Những đề nghị cho việc cầu nguyện với thánh I-nhã
Hãy gặp gỡ thánh I-nhã Loyola, một người bạn dũng cảm và đầy sức cuốn hút trên bước đường hành hương của bạn, qua việc đọc phần Giới Thiệu của cuốn sách này. Nó sẽ cung cấp cho bạn đôi nét về tiểu sử của thánh I-nhã và các chủ đề chính về linh đạo của ngài.
Một khi đã gặp gỡ được thánh I-nhã, bạn sẽ sẵn sàng đi vào cầu nguyện với ngài và gặp gỡ với Thiên Chúa, cũng như gặp gỡ anh chị em mình và ngay chính bản thân bạn theo những phương cách hết sức mới mẻ và diệu kỳ. Để giúp cho phần cầu nguyện của bạn, dưới đây chúng tôi xin đề nghị một số gợi ý được xem như là truyền thông của linh đạo Ki-tô giáo.
Tạo ra một khoảng không thánh thiêng.
Đức Giê-su nói: “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nới kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh”(Mt 6,6). Việc cầu nguyện cá nhân tốt nhất nên thực hiện ở một nơi nào đó mà bạn có được sự riêng tư và thinh lặng, hai điều này có thể được kể như quý giá đối với những con người bận bịu. Nếu không có được một khoảng riêng tư và sự thinh lặng thì hãy cố tạo ra trong chính con người bạn một nơi an toàn, có thể trong khi bạn đang lái xe đi làm hay trở về từ công sở, khi đang phải ngồi phòng làm việc của một nha sĩ, hoặc trong lúc bạn chờ đợi một ai đó. Hãy làm những điều tốt nhất khi có thể, bạn hãy ý thức rằng một Thiên Chúa giàu lòng xót thương đang hiện diện trên mọi nẻo đường. Cho dù những bài suy niệm trong cuốn sách này được áp dụng cho cá nhân hay tập thể đi nữa, nên cố gắng tạo ra một hình thức cầu nguyện có sử dụng nến, âm nhạc suy niệm, một cuốn Kinh Thánh được mở ra, hoặc tượng Chúa chịu nạn…
Hãy mở lòng ra trước sức mạnh của việc cầu nguyện.
Mọi kinh nghiệm của con người đều mang ý nghĩa tôn giáo. Cuộc sống của chúng ta tràn ngập sự hiện diện của Thiên Chúa. Vì thế, hãy tự nhắc nhở mình rằng Thiên Chúa đang hiện diện cùng với bạn ngay lúc bạn bắt đầu giờ cầu nguyện. Đừng lo lắng về những chia trí của ban. Nếu có điều gì cứ liên tục xâm nhập bào bạn trong suốt giờ cầu nguyện, hãy dành ra ít phút để tâm sự với Chúa về những điều ấy. Phải tỏ ra hết sức mềm dẻo vì Thần Khí Thiên Chúa sẽ thổi ở nơi Ngài muốn.
Việc chiêm niệm có thể soi trí và làm gia tăng tầm nhìn của bạn. Hãy mở ra những cái nhìn mới về Thiên Chúa, về con người và về chính bản thân bạn. Khi mở lòng ra với Chúa Thánh Thần, thì nhiều cảm xúc khác nhau sẽ xuất hiện, chẳng hạn như nỗi buồn đến từ những ký ức tế nhị hay niềm vui từ những kỷ niềm vọng về. Chính những cảm xúc của chúng ta là những thông điệp đến từ Thiên Chúa, chúng có thể nói với chúng ta nhiều điều về khát vọng tìm kiếm đời sống tâm linh. Đồng thời, việc cầu nguyện gia tăng ước muốn để giúp ta sống. Qua cầu nguyện, Thiên Chúa có thể đụng chạm đến ước muốn của ta và bổ sức cho ta để ta sống theo những điều chúng ta nhận thấy là đúng.
Cuối cùng, nhiều bài suy niệm trong cuốn sách này sẽ mời gọi bạn sử dùng trí nhớ, sự tưởng tượng và những biến cố trong cuộc sống như những chủ đề cầu nguyện. Các nhà thần bí và các thánh đã nhận thấy rằng các ngài đã phải sử dụng tất cả mọi phương cách để nhận biết Thiên Chúa hơn.
Trong thực tế, Thiên Chúa vẫn tiếp tục nói với mỗi chúng ta và không ngừng đụng chàm đến chúng ta. Chỉ có điều ta phải học cách lắng nghe và cảm nhận nhờ vào tất cả mọi phương tiện và Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Bạn hãy bước bào giờ cầu nguyện với một tâm trí, một tấm lòng và sự khao khát, ước ao đầy cởi mở.
Xem trước mỗi bài suy niệm trước khi bắt đầu cầu nguyện.
Sau khi đã đặt mình trước sự hiện diện của Chúa, hãy dành ra ít phút xem trước các trích đoạn về thánh I-nhã và đặc biệt là phần hoạt động suy gẫm. Trong mỗi bài suy niệm có đề cập đến nhiều hoạt động suy gẫm, bởi vì nhiều cách thức cầu nguyện khác nhau sẽ cuốn hút đến nhiều tính cách khác nhau hay nhiều nhu cầu cá nhân.
Lưu ý rằng không nhất thiết phải thực hiện hết các công việc suy gẫm phản tỉnh trong mỗi giờ cầu nguyện. Chính vì thế, bạn có thể chọn một hoặc hai điểm suy gẫm cho mỗi một lần sử dụng một bài suy niệm. Đừng tỏ ra bối rối khi không hoàn thành tất cả các điểm suy gẫm.
Đọc một cách nghiền ngẫm.
Mỗi bài suy niềm đưa ra cho bạn một câu chuyện về thánh I-nhã và một bài trích đoàn từ những văn bản của ngài. Xin hãy dành thời gian đọc kỹ. Nếu có một cụm từ đặc biệt nào đó đánh động bạn, thì hãy ở lại đó để hưởng nếm những tình cảm, ý nghĩa và sự quan tâm của câu ấy.
Sử dụng sự phản tỉnh.
Sau các trích đoạn về thánh I-nhã là phần suy tư phản tỉnh ngắn dưới dạng chú giải, nhằm đưa ra một viễn cảnh cho các trích đoạn. Tiếp đến là nhiều suy niệm về các trích đoạn cũng như chủ đề của bài cầu nguyện. Có thể bạn đã quen với nhiều phương pháp suy niệm khác nhau, nhưng trong trường hợp bạn không có phương pháp nào, hãy tham khảo một số phương pháp được một ta cách ngắn gọn dưới đây: tuy nhiên ở đây chúng tôi vẫn xin đề cập đến các cách suy niệm một cách ngắn gọn phòng khi bạn chưa được biết đến.
- Lời cầu nguyện ngắn được lặp đi lặp lại hay mantra. Một cách thức để tập trung vào cầu nguyện của bạn là sử dụng một mantra, hay “một lời nguyện”. Lời cầu nguyện này có thể là một từ đơn lẻ hoặc một câu được trích từ các phần trích đoạn về I-nhã hay từ Kinh Thánh. Chẳng hạn, một lời nguyện cho một bài suy niệm về sự từ bỏ để theo thánh ý Chúa có thể là “Lạy Chúa, xin hãy lấy đi và nhận lấy trọn cả tự do của con” hoặc chỉ đơn giản là “Lạy Chúa, xin hãy lấy đi.” Lặp đi lặp lại một cách chậm rãi trong sự hài hòa với hơi thở của bạn, lời nguyện này giúp bạn đặt trọng tâm vào lý trí và con thánh I-nhã mình trên một hành động hay đặc trưng của Thiên Chúa.
- Lời Chúa (Lectio divina): Dạng suy niệm này là “việc thực tập thiêng liêng”, một sự suy niệm tập trung vào Lời Chúa hay vào sự khôn ngoan của một tác giả thiêng liêng nào đó. Thường thì trong phần lectio divina, bạn được mời đọc các đoạn văn nhiều lần và sau đó tập trung vào một hoặc hai câu, suy nghĩ về ý nghĩa của các câu đó đối với vạn và hiệu quả của chúng trên bạn. Lectio divina thường kết thúc với một quyết tâm.
- Suy niệm theo hướng dẫn. Trong mẫu suy niệm kiểu này, trí tưởng tượng của chúng ta giúp chúng ta xem xét những hành động thay đổi và những kết quả thích hợp. Trí tưởng tượng giúp chúng ta trải qua những cách thức mới trong việc nhận ra Thiên Chúa, nhận ra những người xung quanh ta và chính bản thân chúng ta cũng như thiên nhiên. Khi Đức Giê-su kể cho những người đi theo Ngài nghe các dụ ngôn và các câu chuyện, Ngià đã thu hút được trí tưởng tượng của họ. Trong tập sách này, bạn được mời đi theo các bài suy niệm theo phương pháp hướng dẫn.
Cách thức để thực hiện bài suy niệm theo hướng dẫn, là đọc cảnh tượng hoặc câu chuyện nhiều lần, cho tới khi bạn nắm được dàn ý và có thể nhớ lại được khi bạn đi vào suy gẫm. Hoặc trước khi vào cầu nguyện, bạn có thể thâu bài suy niệm vào một cuốn băng cassette. Nếu như vậy, xin hãy nhớ đặt các điểm dừng cho phần suy gẫm giữa các cụm từ và phải nói với giọng điệu, nhịp điệu êm ái, chậm rãi. Tiếp đến, trong suốt khoảng thời gian cầu nguyện, sau khi đã hoàn tất các phần trích đoạn và phần chú giải suy gẫm, bạn có thể mở đọan thâu về suy niệm lên, bạn được dẫn dắt qua nó (đoạn thâu). Nếu nhận thấy giọng điệu của mình gây ra nhiều chia trí thì hãy nhờ một ai đó đọc vào cuốn băng cho bạn.
- Kiểm tra về sự nhận biết: những điều suy gẫm thường sẽ yêu cầu bạn kiểm tra xem Thiên Chúa đã bà đang nói với bạn như thế nào cả trong những kinh nghiệm quá khứ và hiện tại – mặt khác, những suy gẫm yêu cầu bạn kiểm tra ý thức của bạn về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời bạn.
- Viết nhật ký: viết là một quá trình khám phá. Khi bạn viết trong một khoảng thời gian dài, diễn đặt một cách trung thực tất cả những cải ở trong đầu óc và con tim của bạn, bạn sẽ khám phá ra được nhiều về con người thật của mình, về mối tương qua của bạn với Chúa như thế nào và về những điều khao khát thẳm sau ẩn chứa trong cõi lòng bạn, và nhiều điều khác nữa. Trong một số phần suy gẫm, bạn được đề nghị viết một bài đối thọai với Đức Giê-su hay một người nào đó. Nếu quả thực bạn chưa bao giờ sử dụng việc viết lách như một phương tiện để suy niệm, thì hãy cố thử xem. Dành một cuốn sổ đặc biệt để viết nhật ký. Nếu ước muốn, bạn cũng có thể trở lại với những phần ghi chép của mình vào một lúc nào đó trong tương lai để kiểm tra về sự hiểu biết của bạn.
- Hành động: thỉnh thoảng, một suy gẫm sẽ yêu cầu bạn hát một bài thánh ca mình yêu thích, đi dạo, hay thực hiện một vài hoạt động thể lý nào đó. Hành động có thể trở thành những hình thức cầu nguyện đầy ý nghĩa.
Sử dụng các bài suy niệm cho nhóm cầu nguyện
Nếu bạn mong muốn sử dụng các bài cầu nguyện này cho cầu nguyện tập thể, một số đề nghị sau đây có thể giúp ích: (trong cộng đoàn)
- Đọc chủ đề bài cầu nguyện cho cả nhóm. Mời gọi nhóm đi vào sự hiện diện của Chúa bằng một tiền nguyện ngắn gọn. Mời một hoặc hai tham dự viên đọc một hoặc cả hai phần trích đoạn. Nếu đọc cả hai phần trích đoạn, bạn hãy lưu ý đến điểm dừng giữa hai đoạn.
- Phần chú giải suy gẫm phản tỉnh có thể được dùng như một trích đoạn, hay cũng có thể bỏ đi, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích riêng của từng nhóm.
- Chọn một trong số nhiều các hình thức suy gẫm cho nhóm bạn. Dành đủ thời gian cho nhóm đẻ nguyện gẫm, để lặp lại lời nguyện trọng tâm hay lời cầu nguyện, để hoàn thành lời nguyện một cách thuần thục (lectio divina), hay để hoàn thiện phần kiểm tra về sự nhận biết (hiểu biết). Tùy thuộc vào nhóm của bạn và khoảng thời gian có sẵn, bạn có thể mời các tham dự viên chia sẻ những điều đã suy gẫm, những phản hồi hoặc những đề nghị của họ đối với nhóm.
- Đọc đoạn Kinh Thánh có thể giúp ích như một bài tóm tắt của giờ suy niệm.
- Nếu phần kết là một lời cầu nguyện theo công tức hay một Thánh Vịnh, có thể yêu cầu cả nhóm cùng đọc. Hay cũng có thể bạn mời các tham dự viên dâng lời nguyện tự phát để kết thúc.
Bây giờ thì bạn đã sẵn sàng để bắt đầu việc cầu nguyện với thánh I-nhã Loyola, một người bạn đường trung tín và luôn qua tâm săn sóc đến bước đường trên hành trình thiêng liêng của bạn. Trong nam thế kỷ qua, thánh I-nhã đã lôi kéo được vô số người tìm đến một mối quan hệ gần gũi hơn với Thiên Chúa. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm thấy ngài như một người bạn đường đích thực của linh hồn mình.
Carl Koch – chủ biên