Chia sẻ kinh nghiệm làm việc cho di dân của một học viên Hàn Quốc trong thời gian thực tập tông đồ

Vào cuối năm 201o, theo nguồn báo chí Việt Nam, có 35,355 người Việt ở Hàn Quốc. Đa số là các “cô dâu” Việt Nam. Ngoài ra có hơn 50.000 công nhân Việt Nam, làm việc hợp pháp và bất hợp pháp. Số lượng người Việt Nam đông đảo ở Hàn Quốc gây nên nhiều vấn đề xã hội không chỉ cho Hàn Quốc, nhưng còn cho chính những người Việt Nam tại đó. Tỉnh Dòng Hàn Quốc đã dấn thân vào mục vụ di dân, một công việc rất phức tạp và khó khăn. Tỉnh Dòng Hàn Quốc cần có anh em Dòng Tên Việt Nam biết tiếng Hàn để cộng tác trong việc phục vụ việc tông đồ này. Một học viên Việt Nam, Chu Thái Hiệp, SJ đã từng thực tập tông đồ ở Yiutsari Center – Hàn Quốc với Min Kim, SJ, “nhân vật chính” của bài chia sẻ dưới đây.

Học viên Min Kim, SJ thực tập tại Trung tâm cho người lao động di dân  YIUTSARI, Gimpo, Hàn Quốc

Tôi muốn nói về một người lao động nhập cư tôi đã cố gắng giúp đỡ. Khi tôi gặp anh ta, anh yêu cầu tôi giúp anh làm việc ở công ty khác. Ngay từ đầu, tôi thấy ngay đó là một khó  khăn. Hiện nay chính phủ Hàn Quốc áp đặt một số trở ngại đối với những lao động di dân muốn thay đổi công ty bởi vì người chủ lao động muốn những người di dân tiếp tục phục vụ cho công ty của họ. Tôi giải thích với người này rằng, trong thời gian này anh khó mà  được công  ty  đồng ý cho  đổi chỗ làm việc. Khi tôi tiếp xúc với công ty của anh ta, phản ứng của công ty không có gì bất ngờ. Người chủ lao động hét vào mặt tôi: “Anh có phải là người Hàn Quốc không? Nếu là người Hàn Quốc, thì đừng giúp đỡ người di dân này. Sao anh cứ làm phiền tôi vậy? Hãy đi lo công chuyện của anh đi”. Nếu công ty vi phạm pháp luật lao động Hàn Quốc, tôi có thể theo đúng tiến trình quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì người lao động di dân muốn thay đổi công ty do những khác biệt văn hóa, nên tôi chẳng thể làm gì hơn ngoài việc cố gắng thuyết phục người chủ lao động.

Theo kinh nghiệm của tôi, việc thuyết phục người chủ lao động giải phóng những người di dân rất khó khăn. Tôi đã thất bại trong việc thuyết phục này. Tôi nói với người lao động nước ngoài, “Tôi xin lỗi. Tôi sợ rằng anh sẽ phải làm việc trong công ty này cho đến khi kết thúc hợp đồng“. Tôi cảm thấy có lỗi khi không giúp anh ta được. Đáng ngạc nhiên, anh lại tỏ ra rất biết ơn tôi. “ cám ơn ông anh nhiều lắm. Tôi rất vui khi thấy ông anh ráng sức giúp tôi “. Tôi ngạc nhiên quá. Tại sao anh ta biết ơn tôi, trong khi tôi chẳng giúp được gì cho anh ta.

Tôi đang làm việc tại Trung tâm lao động di dân của Tỉnh Dòng Hàn Quốc. Trước đây, khu vực chúng tôi ở hoàn toàn chỉ làm nông nghiệp. Nhưng bây giờ các công ty đã bắt đầu đổ xô vào khu vực này vì giá đất đai thấp. Hiện nay có khoảng 30.000 người di cư trong số 238.000 dân cư đang sống trong khu vực này. Bảy năm trước đây, Trung tâm của Dòng Tên, nơi tôi làm việc, đã được thành lập để giúp những người di cư ngày càng gia tăng số lượng. Mối quan tâm chính của Trung tâm là các dịch vụ xã hội cho người di cư.

Kinh nghiệm được kể trên đây đã xảy ra nhiều tháng trước. Tôi thực sự thấy rằng người công nhân di dân này đã đánh động tâm trí của tôi. Trước khi kinh nghiệm này xảy ra, tôi thường nghĩ rằng khi tôi không giúp đỡ được người dân, tôi thất bại trong sứ mạng của mình; vì vậy tôi thấy phiền muộn. Tôi đã quen với việc đánh giá công việc của mình dựa trên sự thành công. Người lao động di dân đã làm tôi thay đổi quan điểm. Anh ta hoàn toàn biết ơn trước những thứ rất nhỏ nhoi. Anh ta có thể tìm thấy một điều để biết ơn ngay cả trong thất bại. Trong khi đó, đôi mắt của tôi chỉ hướng tới sự thành công. Tôi nhận ra rằng tôi đã mắc sai lầm trong việc xác định công việc của mình. Tôi quyết định thay đổi tâm trí của mình. Ý nghĩa của sự hiện diện của Trung tâm Dòng Tên là gì? Chúng tôi nhận ra ý nghĩa của Trung tâm không đặt nơi hiệu quả của hoạt động tông đồ của mình, nhưng trong việc sống và chia sẻ với những người di dân. Trớ trêu thay, tên Hàn Quốc của Trung tâm chúng tôi là “Yiutsari”, tức là, “sống chung với anh em tôi”. Vào cuối của thời gian thực tập tông đồ của mình, tôi nhận ra được ý nghĩa thực sự của sứ mạng của mình. Trọng tâm của sứ mạng này, lý do tại sao tôi đã được gửi đến Trung tâm, không phải chủ yếu vào việc dấn thân thành công, nhưng là đồng hành với anh em tôi. Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đi học thần học để chuẩn bị trở thành một linh mục. Thời gian thực tập tông đồ đã cho tôi một cơ hội đặc biệt để phản ánh về ý nghĩa thực sự của đời sống tông đồ.

Học viên Min Kim, SJ (hàng sau, đứng giữa)

YIUTSARI Jesuit Centre for Migrant Workers, Gimpo – Korea

(Nguồn: http://www.sjweb.info/sjs/headlines/blogShow.cfm?PubTextID=11273&pubid=13839)

(M. Tâm, Min Kim và các thiện nguyện viên Việt Nam và Hàn Quốc tại Trung Tâm

Moyse – Choungnan city)

Scholastic Min John Kim SJ, YIUTSARI Jesuit Centre for Migrant Workers, Gimpo, Korea

I would like to speak about a foreign worker I tried to help. When I met him, he asked me to help him to change companies. From the first, I realized it would be difficult. At present our Korean government imposes some impediments toward migrant workers changing companies because employers want the migrants to continually serve their company. I explained to him that we would have a difficult time getting him released from the company. When I contacted the company, the company’s response came as no surprise. The employer shouted at me: “Are you Korean? If so, you should not help this migrant. Why do you bother me? Mind your own business.” If the company had violated Korean labour law, I could have followed the correct legal process. However, he wanted to change the company because of cultural differences, so I could do nothing except trying to persuade the employer.

In my experience, it would be extremely difficult to persuade employers to release the migrants. In this case, I failed to do so. I said to the foreign worker, “I am sorry. I am afraid that you will have to work in this company till the end of your contract.” I felt really sorry for that. Surprisingly, he got very thankful to me. “Brother, thank you very much. I am just satisfied with your endeavour to help me.” I was surprised. Why does he give me gratitude? I just failed to help him…

I am working in our Korea Province Jesuit Centre for Migrant Workers. Previously, the area where we stay was famous for agriculture. But now companies have begun moving into this area because of the low price of land. Now, out of a total population of 238,000, around 30,000 migrants live in this area. 7 years ago, the Jesuit Centre where I work was founded to help these migrants, whose numbers grew and grew. The main concern of the Centre is placed on social services for the migrants.

The experience which I described to you happened months ago. I confess that this man touched my mind. Before this experience, I unconsciously thought that if I failed to help the people, I failed in my mission, so I got depressed. I was accustomed to evaluating my job based on success. He changed my viewpoint. He was ready to give thanks for even tiny things. He could find a thankful thing even in failure. On the contrary, my eyes were directed only at success. I realized that I had made a mistake in defining my job. I decided to change my mind. What is the significance of the presence of the Jesuit Centre? We find it not in the efficiency of our apostolic activities, but in living and sharing with the migrants. Ironically the Korean name of our Centre is Yiutsari, i.e., Living with Neighbours. At the end of my regency, I come to realize the real meaning of my mission. The focus of this mission, the reason why I was sent to the Centre, was not primarily on successful engagement but on accompaniment with neighbours. I will soon enter my theology studies in preparation to become a priest. My regency has given me a special chance to reflect on the real meaning of apostolic life.

Sch. Min John Kim SJ (top row, centre)

YIUTSARI Jesuit Centre for Migrant Workers

Gimpo

Korea

Kiểm tra tương tự

Món Quà Giáng Sinh – Suy tư Tin Mừng CN 4 Mùa Vọng năm C

  Giáng sinh là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm đối với phần …

“Lạy Đấng Emmanuel, xin hãy đến!”: Nỗi khắc khoải và niềm hy vọng trong Mùa Vọng

Người phương Tây thế kỷ 21 – từ Taylor Swift đến Billie Eilish – đã …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *