Bí quyết lãnh đạo của Giê-su (Bí quyết 16): Chúa Giê-su ban thưởng

“Ðây, chẳng dasbao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tùy theo việc người ấy làm” – Kh 22:12

 Hãy tặng thưởng cho những ai giúp bạn thành công

 Con người thường được cổ võ bởi hai nguồn tác động: khổ đau hay vui thú, nỗi sợ hay phần thưởng, mất mát hay gặt hái.

 Ví dụ, khi bạn yêu cầu con trai bạn cắt cỏ, thằng bé sẽ khó chịu và than phiền: “Nhưng bố ơi, thật sự con không muốn cắt cỏ hôm nay. Con muốn đi chơi với bạn cơ.”

 Bạn có hai hướng để cổ võ con trai bạn: đề nghị những gì khiến cậu bé cảm thấy vui thú hay buồn khổ, được khích lệ hay sợ sệt, được nhận lãnh hay phải chịu tổn thất. Chẳng hạn như bạn có thể nói: “Vậy thì con hãy nằm xuống đây, bố sẽ cho con ăn đòn”. Đây là cách cổ võ nại đến sự đau đớn.

 Hoặc bạn có thể sử dụng kiểu cổ võ bằng tặng thưởng. “Này con, bố biết con không thích làm việc đó, nhưng nếu con làm bố sẽ thưởng cho con $10”. Đây là cách khích lệ nại đến phần thưởng và gặt hái.

 Chúa Giê-su đã sử dụng cả hai phương cách để cổ võ

  bq 16Chúa Giê-su dùng phương cách cổ võ nại đến nỗi sợ đối với những người Pharisêu vì họ đã nhạo báng Ngài. Ngài mô tả cho họ hình ảnh người giàu có xuống hỏa ngục thế nào và “vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm” (Lc 16:24).

 Tuy nhiên, khi nói với các tông đồ, Chúa Giê-su lại sử dụng tán thưởng và khích lệ để động viên họ. “Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em” (Ga 14:2).

 Bạn được tạo nên với một khao khát vươn lên. Giảm thiểu là điều gì đó không tự nhiên. Nên nhớ rằng mỗi người bạn gặp hôm nay đều khát khao được thăng tiến. Họ đều muốn hưởng lợi. Và điều này thì không có gì sai trái cả. Thiên Chúa tạo nên mỗi người chúng ta với mong ước thẳm sâu là trở nên hơn, sinh sôi nảy nở (St 1:28).

Hãy xem xét kỹ lưỡng những lợi ích bạn trao cho người khác. Ai cần những sản phẩm của bạn? Tại sao họ cần những sản phẩm đó? Sản phẩm của bạn sẽ giúp giải quyết những vấn đề nào trong đời họ? Bạn trao ban cho tha nhân những gì mà họ không thể tìm thấy ở nơi khác?

 Hãy nghiên cứu những khích lệ trong công việc hiện tại của bạn. Hãy tỏ tường và nắm vững những khích lệ đó “như trong lòng bàn tay”.

 Người ta sẽ không mua sản phẩm của bạn vì những lý do bạn đưa ra khi bán hàng. Họ sẽ mua sản phẩm vì những lợi ích mà sản phẩm đó sẽ đem lại cho họ.

 Chàng trai David đã hỏi đâu là phần thưởng nếu anh ta hạ được kẻ khổng lồ Goliat. Chàng được thưởng là sẽ không bao giờ phải đóng thuế nữa và sẽ được phép lấy con gái nhà vua làm vợ. Chàng đã dùng 5 viên đá mà giết chết kẻ khổng lồ. Chàng có động lực, chàng được ban thưởng.

 Người ta làm điều gì cũng do nhiều nguyên do. Hãy phỏng vấn họ, hãy đặt câu hỏi. Hãy tìm ra đâu là nhu cầu cấp thiết nhất của họ. Hãy đào sâu để khám phá ra đâu là nỗi lo sợ lớn nhất của họ.

 Đừng quên bạn đang hiện diện nơi này hay nơi kia để giải quyết một vấn đề. Hãy dành thời gian để chỉ cho người khác thấy “điều này có ý nghĩa thế nào với họ”. Hãy đảm bảo là họ nhận ra phần thưởng và lợi ích từ tương quan công việc với bạn.

 Chúa Giê-su đã làm như vậy.

 Cầu Nguyện

 Lạy Cha, Ngài đã dựng con nên thành người giải quyết vấn đề. Thành quả mà con đạt được cốt để giải quyết vấn đề của tha nhân. Ngài đã dựng nên con để con được thăng tiến và giúp người khác khỏi thoái lui bằng cách làm thăng tiến họ. Tạ ơn Cha đã ban cho con khả năng này. Con nguyện xin nhân danh Chúa Giê-su, amen.

 Câu Hỏi

 Bên cạnh những phần thưởng vật chất, bạn còn tặng thưởng những người giúp bạn thành công bằng cách nào khác?

 Hãy lưu ý rằng các đặc tính được dùng để mô tả sản phẩm nhưng những lợi ích của sản phẩm mới giúp bán hàng, đâu là 3 lợi ích của sản phẩm bạn bày bán hay của việc hợp tác kinh doanh với bạn?

 Luca Trần Gia Huấn & các bạn chuyển ngữ từ Mike Murdock, The Leadership Secrets of Jesus (Manila: Lighthouse Inspirational Books & Gifts, 2001), tr. 73-76.

Kiểm tra tương tự

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

“Lạy Đấng Emmanuel, xin hãy đến!”: Nỗi khắc khoải và niềm hy vọng trong Mùa Vọng

Người phương Tây thế kỷ 21 – từ Taylor Swift đến Billie Eilish – đã …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *