Chúa Giêsu không phục sinh vì chỉ bất tỉnh? (1)

Nhiều người khẳng định rằng Chúa Giêsu không phục sinh mà chỉ là do chết ngất mà thôi, thậm chí BBC còn làm một bộ phim tài liệu chứng minh điều này và cho rằng sau biến cố đóng đinh, Chúa Giêsu đã trốn đi và trở thành một tu sĩ Phật giáo. Là người Kitô hữu, với niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh làm sao bạn trả lời cho họ được thỏa lòng. Xin được trích dịch lập luận trong cuốn Pocket Handbook of Christian Apologetics của Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli, với hy vọng giúp ích ít nhiều.

Mọi bài giảng mà Kitô hữu rao giảng trong Tân Ước tập trung vào sự phục sinh. Phúc âm hoặc “tin mừng” có nghĩa cơ bản là tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô. Thông điệp này chiếu tỏa trên toàn thế giới trung cổ, làm cho bao trái tim bừng cháy, thay đổi bao cuộc đời và xoay chuyển một thế giới không mấy “nhân đạo.” Mọi người khôn ngoan đạo đức biết rằng; đó không phải là tin tức bình thường mà là tin về một con người, người mà đã khẳng định mình là Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu độ thế giới, đã trỗi dậy từ cõi chết.

Một thách thức hợp lẽ dành cho những người hoài nghi là: nếu có thể chứng minh được rằng Chúa Giêsu thực sự đã trỗi dậy từ cõi chết, thì liệu bạn có tin vào Ngài không? Vì nếu Ngài thực sự trỗi dậy, điều đó xác nhận khẳng định Ngài là Thiên Chúa và không đơn thuần chỉ là con người, vì sự phục sinh từ cõi chết thì ngoài sức con người; và thiên tính của Ngài xác nhận chân lý của tất cả mọi sự khác Ngài đã nói, vì Thiên Chúa không thể nói dối.
Phục sinh có tầm quan trọng thực tiễn quyết định bởi vì nó hoàn tất việc cứu rỗi của chúng ta. Chúa Giêsu đến để cứu chúng ta khỏi tội lỗi và hậu quả của nó là cái chết Rm 6:23).

Phục sinh cũng làm nên sự khác biệt mạnh mẽ giữa Chúa Giêsu với tất cả các vị sáng lập tôn giáo khác. Xương của Abraham, Muhammad, Đức Phật, Khổng Tử, Lão Tử và Zoroaster tất cả vẫn còn trên trái đất này. Còn mộ Chúa Giêsu thì trống rỗng.

Những hệ quả hiện sinh của phục sinh có thể được thấy bằng cách so sánh các môn đệ trước và sau phục sinh. Trước, họ co cụm với nhau sau cánh cửa bị khóa chặt trong sợ hãi và hoang mang. Sau, họ được biến đổi từ những kẻ nhát đảm thành những vị thánh tự tin, những người truyền giáo làm thay đổi thế giới và là những vị tử đạo anh dũng.

Điều quan trọng nhất của phục sinh không phải là trong quá khứ-“Chúa Kitô đã phục sinh”, nhưng trong hiện tại, “Chúa Kitô đang phục sinh.” Vị Thiên Thần tại ngôi mộ đã hỏi các người phụ nữ, “Sao các bạn tìm người sống nơi kẻ chết?” (Lc 24:5). Ngày hôm nay, các nhà sử học và các học giả có thể được hỏi cùng câu hỏi đó. Nếu chúng ta đã không giữ Chúa Kitô nằm trong một quan tài được gán nhãn “lịch sử” hay “hộ giáo,” thì Ngài đã làm cho cuộc sống của chúng ta và thế giới bừng cháy ngọn lửa mạnh mẽ như Ngài đã làm hai thiên niên kỷ trước. Đó là việc nhập thân hiện sinh của sự phục sinh.


Chiến lược của Lập luân cho Phục sinh: Năm lý thuyết khả dĩ

Chúng ta tin rằng sự phục sinh của Chúa Kitô có thể được chứng minh ít là cũng rất chắc chắn như bất kỳ sự kiện nào được tin tưởng phổ biến và được ghi lại trong lịch sử cổ đại. Để chứng minh điều này, chúng ta không cần phải tiền giả định bất cứ điều gì có thể gây ra tranh luận (ví dụ, là phép lạ xảy ra). Nhưng những người hoài nghi cũng không phải tiền giả định bất cứ điều gì (ví dụ, là phép lạ không xảy ra). Chúng ta không cần phải giả thiết rằng Tân Ước là tuyệt đối đáng tin cậy hay được khởi hứng bởi Thiên Chúa hoặc thậm chí là chân lý. Chúng ta không cần phải tiền giả định rằng thực sự có một ngôi mộ trống rỗng, hoặc những lần hiện ra hậu phục sinh, như được ghi chép. Chúng ta cần tiền giả định chỉ hai điều, cả hai đều là dữ liệu thô, dữ liệu thực nghiệm, mà không ai phủ nhận: sự tồn tại của những bản văn Tân Ước như chúng ta có và sự tồn tại (nhưng không tất yếu là chân lý) của Kitô giáo như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Câu hỏi đặt ra là: Giả thiết nào về điều thực sự đã xảy ra ở Giêrusalem vào ngày Chúa nhật Phục Sinh đầu tiên có thể giải thích cho nguồn dữ liệu?


Có năm giả thiết có thể có: Kitô giáo, ảo giác, huyền thoại, âm mưu và bất tỉnh.
Chúa Giêsu đã chết — Chúa Giêsu đã sống lại ——– (1) Kitô giáo
Chúa Giêsu không sống lại–các tông đồ đã bị đánh lừa –(2) Ảo giác
Các tông đồ là những người tạo nên huyền thoại—– (3) Huyền thoại
Các tông đồ là những người lừa đảo —-(4)Âm mưu
Chúa Giêsu đã không chết ———— – (5) Sự bất tỉnh


Phản bác giả thiết bất tỉnh: chín luận chứng. Phải chăng Chúa Giêsu đã không thực sự chết trong khi đóng đinh nhưng chỉ ngất đi? Chín chứng cứ phản bác giả thuyết bất tỉnh:

1. Chúa Giêsu đã không thể sống sót bởi việc đóng đinh. Cách thức thi hành việc đóng đinh của người La Mã là rất cẩn thận để loại trừ khả năng trên. Luật La Mã thậm chí đặt án tử hình cho bất kỳ người lính nào để cho một tù nhân trốn thoát vốn bằng cách nào đi nữa, kể cả việc làm hỏng một cuộc đóng đinh.

2. Việc người lính La Mã đã không đánh vỡ chân Chúa Giêsu, như anh ta đã làm với hai tội phạm bị đóng đinh khác (Ga 19:31-33), cho thấy người lính đã chắc chắn Chúa Giêsu đã chết. Đánh gãy chân làm cho chết nhanh hơn để có thể đưa xác xuống trước ngày sa-bát (Ga 19:31).

3. Gioan, một chứng nhân tận mắt, đã xác nhận rằng ông đã thấy máu và nước chảy ra từ cạnh sượn bị đâm của Chúa Giêsu (Ga 19:34-35). Điều này cho thấy phổi của Chúa Giêsu đã ép lại và Ngài đã chết vì ngạt thở. Bất kỳ chuyên gia y học nào cũng có thể xác minh cho điều này.

4. Cơ thể hoàn toàn được bọc trong những tấm vải liệm và được chôn (Ga 19:38-42).

5. Những lần hiện ra hậu phục sinh đã thuyết phục các môn đệ, thậm chí cả “Tôma nghi ngờ,” rằng Chúa Giêsu đang sống vinh hiển (Ga 20:19-29). Xét về mặt tâm lý, đó là điều không thể đối với các môn đệ để có được sự biến chuyển và tự tin lớn lao nếu Chúa Giêsu đơn thuần đã vượt qua cơn bất tỉnh nhờ đến một bác sĩ nào đó. Một người thương tật loạng choạng dở sống dở chết, người mà vừa trốn thoát một cách ngặt nghèo thì không thể được tôn thờ cách mạnh mẽ như là Thiên Chúa và là đấng chinh phục cái chết.

6. Làm thế nào những người lính bảo vệ La Mã tại ngôi mộ bị khuất phục bởi một cái xác bất tỉnh? Hoặc bởi những môn đệ không vũ trang? Và nếu các môn đệ đã làm điều đó, thì họ đã cố ý dối trá khi họ viết Phúc Âm, và chúng ta đi vào giả thuyết âm mưu, mà chúng ta sẽ phản bác ngay sau đây.

7. Làm thế nào một người dở sống dở chết đang bị ngất có thể dịch chuyển tảng đá lớn tại cửa mộ? Ai đã dời tảng đá nếu không phải là một thiên thần? Không có ai trả lời cho câu hỏi này bao giờ cả.

8. Nếu Chúa Giêsu tỉnh dậy sau cơn ngất, thì Ngài đã đi đâu? Hãy suy nghĩ điều này cho kỹ: bây giờ, bạn có một cơ thể sống để bàn luận, không phải là một cơ thể chết. Tại sao nó đã biến mất? Một người như vậy, với một quá khứ như vậy, sẽ để lại các dấu vết.

9. Một cách đơn giản nhất, giả thuyết bất tỉnh tất yếu biến thành giả thuyết âm mưu hoặc giả thuyết ảo giác, vì các môn đệ đã làm chứng rằng Chúa Giêsu đã không chết ngất nhưng thực sự đã chết và thực sự đã phục sinh.

(Còn tiếp)

Kiểm tra tương tự

Khoá học: “Giáo huấn giáo hội về mục vụ hôn nhân và gia đình”

Bạn thân mến! Từ công đồng Vatican II, Giáo Hội mở ra cuộc canh tân …

Ước ao được sống đời đời | Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 28 Thường Niên – Năm B

Hạnh phúc là niềm khao khát tự nhiên và chính đáng của mỗi con người. …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *