III. Lập phủ huyện mới tại biên cương phía tây miền bắc Trung bộ.
1. Phủ Trấn Man thuộc về Thanh Hóa.
Tháng 9 năm Mậu Tý – Minh Mệnh thứ 9 (1828), “bắt đầu đặt phủ Trấn Man, lấy 3 huyện Trình Cố – Xầm Nưa – Man Xôi (trước thuộc) phủ Trấn Biên cho lệ vào và đổi cho thuộc về Thanh Hóa quản hạt. . . Lại định số dân 3 huyện chỉ có Trình Cố là nhiều (Trình Cố 1.215 người, Sầm Nưa 414 người, Man Xô 300 người), thuộc hạt có 2 động Chấp Yết – Trình Phủ, xin đổi làm 2 tổng đặt mỗi tổng một cai tổng”[12]
2. Phủ Trấn Biên thuộc về Nghệ An.
Tháng 3 năm Mậu Tý – Minh Mệnh thứ 9 (1828), bắt đầu đặt phủ Trấn Biên ở Nghệ An; lấy 7 huyện là Xa Hổ, Sầm Tộ, Man Soạn, Mường Lan, Trình Cố, Sầm Nưa, Man Xôi cho thuộc về. Năm ngoái (1827) 7 huyện ấy nội phụ, đã đặt thổ tri huyện và thổ huyện thừa[13] tức bổ dụng người tại chỗ coi người địa phương.
3. Phủ Trấn Ninh thuộc về Ngh ệ An.
Tháng 5 năm Mậu Tý (1828), “bắt đầu đặt thổ tri huyện và Thổ huyện thừa ở 7 huyện thuộc phủ Trấn Ninh”[14]. Trấn Ninh đã thuộc bản đồ nước ta từ thời Lê, nay mới đặt thổ tri huyện. Bảy huyện đó là Quảng (trước là Khoáng), Liên, Xôi, Khâm, Khang, Cát, Mộc.
4. Phủ TrấnTĩnh thuộc về Nghệ An.
Tháng 7 năm Mậu Tý (1828) “đặt 3 động (sau là huyện) Thâm Nguyên, Mộng Sơn, Yên Sơn làm phủ Trấn Tĩnh”[15] thuộc về Nghệ An.
5. Phủ Trấn Định thuộc về Nghệ An.
Tháng 5 năm Mậu Tý (1828), “Đổi châu Trịnh Cao phủ Ngọc Ma trấn Nghệ An làm phủ Trấn Định. Vẫn lấy 3 huyện Cam Cát, Cam Môn, Cam Linh cho thuộc vào”[16].
6. Phủ Lạc Biên thuộc về Nghệ An.
Tháng 7 năm Mậu Tý (1828), “Đặt Lạc Hoàn làm phủ Lạc Biên”[17] . Trước đó, sử ghi: “Man Mục Đa Hán xin quy thuận. Mục Đa Hán ở hai bờ sông Khung Giang (Mêkông), tiếp với Tam Động, Lạc Hoàn và Vạn Tượng chèn ép . . . Bèn đem phẩm vật địa phương đến cửa ải xin nội phụ”[18]. Trên bản đồ Pavie 1889, ghi thị trân Lakhôn (đọc Lạc Hôn) bên hữu ngạn dòng sông Mêkông, có lẽ Lạc Hoàn là đây. Vậy phủ Lạc Biên nằm ở cả hai bờ sông Mêkông .
7. Phủ Cam Lộ thuộc về Quảng Trị.
Tháng 11 năm Đ inh Hợi (1827), “đặt 9 châu và 15 tổng ở đạo Cam Lộ”[19]. Chín châu đó là Mường Vang, Nà Bôn, Thượng Kế, Tá Bang, Xương Thịnh, Tầm Bồn, Ba Lan, Mường Bổng, Làng Thìn. Cộng chung có 10.793 đinh và 922 sở ruộng. Lại đổi 2 nguồn Viên Kiệu, Tầm Linh, 5 sách, Làng Sen, La Miệt, Làng Thuận, Ả Nhi, Tầm Thanh, 6 tộc Làng Hạ, Tầm La, Làng Khống, Kỳ Thác Hương Bạn, Làng Lục, 2 nguồn Ô Giang Cổ Lâm thành 15 tổng gom thành châu Hướng Hóa thuộc về đạo (năm 1831 là phủ) Cam Lộ. Khi đạo đổi ra phủ thì các châu đổi thành huyện .
IV Thuộc quốc Nam Chưởng tại biên cương phía tây miền Bắc Trung bộ.
Tháng 9 năm Mậu Tý (1828), “nước Nam Chưởng đến Cống . . Nam Chưởng năm xưa quy phục rồi lại thôi, thực là mất cái lễ nước nhỏ thờ nước lớn. . . Đất nước Nam Chưởng đông giáp Trấn Ninh, nam giáp Vạn Tượng, tây giáp Xiêm La, bắc giáp Miền Điện. Dân chỉ có 7 mường, dân số không quá 2 vạn người, không có thuế điền, không có ngạch lính. Tục lấy tháng 10 làm đầu năm, chuộng sắc trắng, chợ búa mua bán lấy vỏ ốc thay tiền, người đều vẽ mình . . . Xăm hình chim muông . . , trong nước không có thợ rèn binh khí, giáo gươm súng ống đều mua từ ngoại quốc”[20]. Năm 1353 vua nước Lão Qua là Fa Ngum chiếm được nước Viên Kham (Viên Chăn – Vientiane) và thống nhất các bộ lạc Ai Lao ở tả ngạn sông Mêkông, dựng nên nước Lan Xang tức Nam Chưởng (thành Lão Qua tức Mường Luông Luang Prabang)[21].
V. Các tổ Chức dân tộc thiểu số tại biên cương phía tây miền Nam Trung bộ.
Vùng đất này bây giờ, gọi là Tây Nguyễn gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đông, nằm ở phía tây các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Nhưng dưới thời Nguyễn, vùng Tây Nguyên chưa chia thành tỉnh và miền Nam Trung bộ chỉ gồm 6 tỉnh là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Phần này sẽ chia làm 3 đoạn nghiên cứu: 1 ) Phía tây Quảng Nam, Quảng Ngài. – 2) Phía tây Bình Định, Phú Yên. – 3) Phía tây Khánh Hòa, Bình Thuận.
1. Rất khó thuần phục hết các dân tộc thiểu số ở phía tây Quảng Nam – Quảng Ngãi.
Người Xơ Đăng và người Ca Tu ở phía tây Quảng Nam Người Đá Vách và người Tà Liêng ở phía tây Quảng Ngãi. Những tộc người này còn một số không thuần phục triều đình Huế, song vẫn giao thiệp và trao đổi hàng hóa với người Kinh.
Tháng 5 năm Ất Tỵ – Thiệu Trị thứ 5 (1845), hơn 400 người thiểu số “lẻn xuống nguồn Chiến Đàn giết người cướp của của dân buôn người Kinh” . Nguồn Chiếu Đàn vừa là trạm thu thuế vừa là đồn biên phòng cai quản những buôn làng thượng đã quy phụ. Ở sâu hơn còn có một đồn thượng nguồn debị đánh cướp. Triều đình cho bãi binh ở đồn thượng nguồn, rút cả về đồn Chiến Đàn. “Người Kinh và người Man, đã quen buôn bán với nhau, nếu nhất khái câm chỉ, thì không những sinh ra cái hố gian, mà cũng không tỏ được cái ý thương dân như một của triều đình”[22].
Tháng 7 năm Giáp Thìn (1844), “bọn dân Man ở tỉnh Quảng Ngãi đã đâu hàng lại tụ họp đồ đảng đến hơn nghìn người kẻo xuống các đồn đánh phá và cướp bóc nhân dân và súc vật. Lãnh binh Nguyễn Vĩnh tả xung hữu đột đối phó, đuổi lấy về được những người và súc sản bị chúng bắt”[23]. “Nguyễn Vĩnh ở quân thứ Tĩnh Man phái người đi dụ 3 bộ lạc Ác Man, La Tru, Thuộc Vinh. . . Vua cho dụ Vĩnh rằng: Ngươi ở lâu chỗ biên thùy, thuộc hết tình hình dân Man. . . Nơi nào thực lòng hàng phục thì vỗ về yên ủi, e nếu ngoan ngạnh thì đánh đẹp đi. Nguyễn Vĩnh chia quân tiến đánh, đi qua các trại Minh Long, Suối Tía, đốt những chỗ tích tụ. Bọn Man dựa vào chỗ hiếm Bắn ra và thừa hư đánh úp, phá các đồn trong 4 cơ. Vĩnh lo vì không có gì để phòng thủ, đêm rút quân về... Triều đình bèn sai Đề đốc Quảng Ngãi là Tôn Thất Bật đem đại quân đi tiễu trừ. Bật chia đường kéo đại binh thẳng đến các trại Thuộc Vinh: đi đến đâu cũng đốt nhà và phá hủy thóc lúa của giặc . . . Sau đó vì mưa,lụt, nên rút quân về, ủy cho dân buôn và những người Man đã đầu hàng chia đi khắp nơi để chiêu dụ, báo cho chúng biết ý tốt của triều đình. Đoạn, các tù trưởng Man theo nhau đầu hàng đến 14 trại (Minh Long, Suối Tía, Làng Xanh, La Lưu, Thuộc Vinh, Ba Tê, Nước Tà, Làng Y, Nước Đương, Đồng Lầm, Nước Khâm, Lang Huy, Côn Nhục, Đinh Hé). Bật đều yên ủi vỗ về, thưởng cấp cho áo mặc, rồi tha cho về. Duy có một trại Tru Khê hãy còn ngờ vực, sợ hãi, chưa đầu hàng”[24].
2. Hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá ở phía tây Bình Định Phú Yên.
Tháng 10 năm Tân Mùi (1751), “Thủy Xá – Hỏa Xá vào cống. Hai nước ở phía trên nước Nam Bàn (khi Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, dòng dõi nước ấy làm vua nước Nam Bàn, cắt cho đất từ núi Thạch Bi về phía tây), thôn lạc có hơn năm chục, giữa có núi Bà Nam rất cao, vua Thủy Xá ở phía đông núi, vua Hỏa Xá ở phía tây núi. Buổi quốc sơ, vì cớ họ giáp giới với Phú Yên, cứ 5 năm một lần sai người đến các nước ấy cho quà (áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và chén đĩa bằng sứ). Vua hai nước ấy nhận được vật cho, tức thì săm sửa phẩm vật địa phương (kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực) để hiến. Tới đây sai sứ sang cống. Chúa Võ – Nguyễn Phước Khoát hậu từ rồi cho về”[25].
Theo bản đồ Taberd, dân mọi Đá Hàn sinh sống tại phía tây Phú Yên và mọi Đá Vách tại phía tây Bình Định. Theo nghiên cứu mới thì người Đê (Ra Đê), người Man (Gia Rai) làm chủ vùng này, suốt từ núi Trường Sơn tới quá sông Mêkông. Đầu năm Quý Hợi (1803) khi Gia Long vừa lên ngôi, hai nước Thủy Xá Hỏa Xá sai sứ đến xin quy phục, sứ giả đến Phú Yên. Đình thần tâu lên, vua sai ban áo gấm, xuyến ngà, rồi cho về”[26]. Từ đấy Thủy Xá – Hỏa Xá luôn giữ lệ công hiến.
Tháng Giêng năm Kỷ Sửu – Minh Mệnh thứ 10 (1829) “nước Thủy Xá sai sứ đến thông khoản. . . Ban yến ủy lạo rồi cho về. Lại sai hỏi sứ giả rằng: Thủy Xá – Hỏa Xá vốn là một nước hay hai nước? Sứ giả đáp rằng mình là Hỏa Xá, quốc trưởng xưng là Hỏa Vương, không từng nghe có Thủy Xá, tên Thủy Xá là tự sứ trước phiên dịch nhầm. Từ đây nước ấy đến cống, xưng là Hỏa Xá”[27].
Tháng 3 năm Tân Sửu – Thiệu Trị thứ nhất (1841), “đổi lại danh hiệu hai nước Thủy Xá, Hỏa Xá. Hai nước này xưa gọi Nam Bàn, là dòng dõi Chiêm Thành. Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lập cho con cháu vua nước ấy gọi là nước Nam Bàn ở phía tây núi Thạch Bi. (Nước Thủy Xá phía tây giáp nước Hỏa Xá, đông giáp đồn Phúc Sơn tỉnh Phú Yên và bọn Man chịu thuế ở Thạch Thành, bắc giáp bọn Man chưa quy phục ở Bình Định. Nước Hỏa Xá đông giáp Thủy Xá, tây giáp đất Sơn Phủ thành Trấn Tây (Kampuchia), bắc giáp bọn Man có bộ lạc nhất định). Khi bản triều mới bắt đầu dựng nước thường cứ 5 năm một lân sai sứ tiên cống (nước Hỏa Xá không thê tự đến được, phải phụ với nước Thủy Xá) . . . Thủy – Hỏa vôn là hai nước, nước Hỏa nhỏ mà ở xa, nước Thủy gần mà lại to. Hai nước Thủy Xá – Hỏa Xá chung với nhau bắt đầu từ đây”[28]
3. Các dân tộc phía tây Bình Thuận quy phục rất sớm.
Theo bản đô Taberd, phía tây Bình Thuận (nay gồm luôn Ninh Thuận), có người Mọi Vị, Mọi Bồ Vun, nước Stiêng cư ngụ. Theo tài liệu dân tộc học thì đó là người Kà Ho, Roglai, Châu Ro, Mạ, Stiêng, Nông,. . ở rải rác tới sông Mêkông khắp vùng Lâm Đông – Đà Lạt, Đăk Nông, Đăk Lăk nay.
Tháng 5 năm Tân Sửu (1841), có “bảy sách Man chưa khai tên vào sổ chịu thuế ở tỉnh Bình Thuận. Đó là sách Kà Ho Ba Tốt, sách Kà Ho Ba Linh, sách Kà Ho Ba Liêu, sách Kà Ho Ba Nên, sách Kà Ho Ba Con, sách Kà Ho Ba Chú, sách Kà Ho Ba Tạc. Những sách này xin lệ thuộc vào triều đình. Truyền cho bảy sách ấy lệ thuộc vào huyện Đa Hòa đăng tên vào sổ chịu thuế”[29]. Bảy sách này ở trên địa bàn rất rộng và gồm nhiều sắc tộc khác nhau, không chỉ là người Ko Ho.