[Đặc nét Inhã] Quyết liệt và dứt khoát trong chọn lựa của mình

Đây là một đặc tính tự nhiên, thừa hưởng từ huyết thống và truyền thống gia đình.

Đã quyết làm gì là làm cho đến cùng. Khi quyết định thay đổi lối sống, ngài cũng đã thực thi rất triệt để, không hề do dự, nửa vời.

Lý trí sắt đá nhưng con tim mềm mỏng.

1. QUYẾT LIỆT VÀ DỨT KHOÁT

  • TRONG TRẬN CHIẾN PAMPLONA

Năm 1509, I-nhã tòng quân của Antonio Manrique de Lara, Công tước thành Najera và Tổng trấn thành Navarre nhằm muốn sau này được thăng tiến thành một công tước. Dưới sự lãnh đạo của Công tước này, I-nhã đã tham gia nhiều trận đánh mà không bị thương tích gì.

Nhưng vào ngày 20 tháng 5 năm 1521, quân đội Pháp tấn công pháo đài Pamplona, quân Tây Ban Nha cũa I-nhã chỉ có 80 người, trong khi quân Pháp 12.000 người. Các sĩ quan cũa I-nhã muốn đầu hang nhưng vì quân Pháp đòi hỏi quá mức nên I-nhã thuyết phục các sĩ quan của mình không nhượng bộ.

Ông  muốn tử thủ khi quân Pháp ào ạt bao vây thành Pamplona ông bị một viên đạn bắn vào chân. Thấy  I-nhã ngã gục, lập tức cả đơn vị trong thành đều đầu hàng. Sau khi chiếm được thành, binh lính Pháp vẫn đối xử tử tế với  I-nhã và để ông ở tại lâu đài Pamplona khoảng mười lăm ngày. Sau đó, họ đặt ông lên cáng và khiêng về đến tận nhà ở Loyola.

I-nhã đâu có dễ bỏ những mộng ước thế tục. Điều ngài quan tâm là cái chân đau của mình. Vết thương nơi chân phải mổ lần thứ hai khiến ngài suýt chết. Nhưng khi chân đã lành, thì I-nhã lại đau khổ vì thấy mình chân thấp chân cao, làm sao mà khiêu vũ (!). Chính ngài thú nhận: “Khi các xương đã liền, thì xương dưới đầu gối chồng lên xương kia nên chân đã bị ngắn lại, có một cục xương lồi ra rất khó coi. Vì đã quyết tâm theo hư danh trần gian, nên ông hỏi bác sĩ xem có thể cưa cục xương đó không. Họ trả lời có thể cưa được, nhưng đau đớn hơn gấp bội. Tuy nhiên, ông đã quyết chịu đau để thực hiện ước muốn của mình.”

  • TRÊN GIƯỜNG BỆNH BỎ NẾP SỐNG CŨ

Trên giường bệnh lúc đầu ngài thích tìm đọc những cuốn tiểu thuyết trần tục. Cuối cùng hết sách để đọc, người chị dâu của ngài đã đưa cho ngài hai cuốn sách: Cuộc đời Chúa Giê-su và Hạnh các thánh. Cực chẳng đã đành phải đọc. Thế nhưng, dần dần, những câu chuyện mà ngài đọc về cuộc đời của thánh Phanxicô thành Assisi, Thánh Đa Minh và nhiều tu sĩ nổi tiếng khác, Ngài nghĩ “Giả như tôi làm những điều thánh Phanxicô và thánh Đa-minh đã làm thì sao?”

          Ngang qua dấu chỉ niềm vui diễn ra trong tâm hồn, khi ngài dự tính muốn bắt chước các thánh, ngài đã nhận ra điều gì đó thuộc về ước ao nền tảng; và sau khi bình phục, ngài rời bỏ gia đình, của cải, y phục  để chọn lựa bước theo Chúa Ki-tô.

  • HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH MUỐN Ở LẠI NHƯNG VÂNG PHỤC CÁC CHA PHANXICO NÊN TRỞ VỀ

Sau khi phục hồi, , I-nhã đến thăm tu viện Santa Maria de Montserrat của dòng Biển Đức. Tại đây, ông treo bộ quân phục của mình trước một bức hình Đức Mẹ Maria. Sau đó, ông đến thị trấn Manresa, Catalonia và đã dành nhiều tháng sống trong một hang động để thực hành khổ hạnh khắt khe. Tại Manresa, I-nhã bắt đầu thay đổi lối sống và cảm nghiệm sự thay đổi trong tâm hồn xen lẫn niềm vui và nỗi khổ đau.

Năm 1523, ông làm một cuộc hành hương đến Đất Thánh. Ông có ý định ở lại đây để viếng thăm các nơi thánh thiêng và đồng thời giúp đỡ các linh hồn. Vì thế ông đã đem theo sẵn vài lá thư giới thiệu với các linh mục bề trên nhà dòng. Tuy nhiên, linh mục bề trên nhà dòng trả lời rằng không có cách nào để I-nhã ở lại đây được, bởi vì tu viện quá thiếu thốn, không đủ nuôi các tu sĩ hiện có, thậm chí họ còn muốn gửi một vài tu sĩ về lại châu Âu cùng với chuyến đi của các người hành hương. Linh mục này khuyên I-nhã lên hỏi ý kiến linh mục giám tỉnh. Linh mục giám tỉnh cũng không đồng ý cho Inhaxiô ở lại vì linh mục này có đặc quyền của Tòa Thánh là trục xuất ai nếu muốn. I-nhã đành phải rời Jerusalem.

2. MỘT CON NGƯỜI CÓ Ý CHÍ RẤT CAO.

I – NHÃ VÀ VIỆC HỌC: Sau khi không được ở Đất Thánh, trở về Tây Ban Nha, vào năm 1524 I-nhã thấy mình cần học một thời gian, để có khả năng giúp các linh hồn.  I-nhã bắt đầu học tiếng Latinh vì muốn trở thành linh mục..Như thế, việc tông đồ là lý do khiến ngài đi học trở lại. Chúng ta ngỡ ngàng khi thấy I-nhã đi học ở tuổi 33, can đảm ngồi học chung với những chú nhỏ. Sau đó, ông tiếp tục sang Paris – là trung tâm văn hóa nổi danh nhất châu Âu thời ấy để nghiên cứu thần học.

3. TUY RẤT QUYẾT LIỆT (CÓ NHẬN ĐỊNH) NHỜ ĐÓ RẤT MỀM MỎNG.

I-nhã  Để hết tâm trí vào Chúa – “xem Chúa là trên hết” . Chúa phải là cùng đích, mọi sự khác chỉ là phương tiện giúp ta về với cùng đích này. Cái nào giúp, ta sử dụng; cái gì không, ta phải loại bỏ. Không có Chúa, cuộc đời của ta và sự hiện hữu của ta sẽ trở nên vô nghĩa. Điều cần hơn hết là “lòng mến Chúa và ân sủng Chúa”.

Ngài Nhận định tìm ý Chúa luôn xuất hiện mọi nơi mọi lúc. Đây không phải là một kiểu thuần lý trí, máy móc, cứng nhắc, nhưng là một sự mềm mỏng để cảm thấy và nhận biết những tác động của Chúa trong lòng mình. Có như thế, mình mới được tỉnh táo, không bị những quyến luyến lệch lạc lừa gạt và có thể yên tâm vì biết mình “đang làm theo ý Chúa”.

Quid Agendum? “Tôi phải làm gì đây?” Đây là câu hỏi mà I-nhã đã luôn hỏi mình khi mới bắt đầu hành trình hoán cải, đặc biệt khi gặp những bế tắt trong chuyến hành hương. Câu hỏi này gợi lên trong chúng ta một thao thức tìm kiếm con đường, chứ không bao giờ chấp nhận để cho những khó khăn đè bẹp. Nó cũng nói lên một tinh thần luôn nhận định để tìm ra phương hướng sắp tới sao cho tốt đẹp nhất.

Ý hướng đằng sau câu hỏi này chắc chắn không phải là một kiểu tính toán vụ lợi cho bản thân nhưng là khao khát biết được điều Chúa muốn mình làm và tự hỏi bản thân phải làm gì để cộng tác với Chúa. Phó thác cho Chúa không phải là bỏ mặc mọi sự cho Chúa, rồi mình sống một thái độ thụ động, bất cần. I-nhã luôn ý thức về sự kết hợp hài hoà giữa ân sủng và tự nhiên. Trước mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi mọi thứ dường như đi vào ngõ cụt, “quid agendum” giúp khai thông tất cả đề từ từ lần mò một con đường để tiếp tục tiến bước.

Tóm lại, cha I Nhã có tinh thần uyển chuyển, đầy óc sáng tạo để đáp ứng với những nhu cầu mới, đồng thời ngài có một tinh thần sâu xa, vững chắc: nuôi dưỡng và phát triển đời sống nội tâm như xét mình, cầu nguyện. Sùng kính đức Mẹ, vâng phục ĐGH, có tinh thần khó nghèo, khiêm nhường. Trên hết, ngài muốn là bạn đồng hành của Chúa Giê-su, phục vụ Chúa, Giáo hội…

Kiểm tra tương tự

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …

Đại kết và hòa giải dân tộc

    Trong sắc lệnh mới nhất về Năm Thánh 2025, Hy vọng không làm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *