Dâng hiến sáng tạo (26)

The Rev. Frank Critch loses his sandal after kicking the ball during a game of soccer with sixth grade students at St. Peter Claver September 23.

IV. THÍCH ỨNG CÁ NHÂN

Tự do

Để hiểu một trong những khuynh hướng thông thường nhất đưa đến tâm bệnh hay bất cứ một thứ xáo trộn tâm thần nào trong giới tu sĩ, thì trước tiên cần phải hiểu, thế nào là sự tự do cá nhân trong khuôn khổ đời sống cộng đồng. Thoạt đầu, ý niệm tự do, xem như có phần mâu thuẫn với ý niệm tuân phục. Thực ra, sự tự do cá nhân là yếu tố trong phẩm cách con người, làm cho sự vâng phục có thể thực hiện được, vì không có nó con người bị giản lược vào một thứ sinh hoạt máy móc rất gần với bản năng sinh tồn. Tuân thủ chủ nghĩa phát sinh từ sợ hãi, trong khi sự tuân phục đích thực xuất phát từ tình yêu; và khi tuân thủ chủ nghĩa thay thế tuân phục, thì tu sĩ bị ngăn chặn bởi những ràng buộc của bản năng, không còn tự do để tuân phục do tình yêu.

Sự tự do nhân linh không phải là buông thả, phóng túng hay một thứ năng lực không bị kiềm hãm hoặc kiểm soát. Không. Sự tự do đối lập với tinh thần phản loạn cũng như với tất-định-thuyết. Không có tự do thì cũng không thể có tự chủ.

Trong đời sống tu trì mỗi người có thể tuân giữ lề luật cách tỉ mỉ và kiêu căng của biệt phái, tự buộc mình làm các việc đạo đức, các việc bổn phận vì sợ bị chỉ trích hay quở mắng, nhưng các trạng thái tâm thần này là nền tảng của những sự xáo trộn tâm bệnh hay các sự lệch lạc nghiêm trọng khác. Bằng cách đó người ta có thể bắt đầu làm phát sinh các xu hướng tâm bệnh trong đời sống tu trì; bằng cách bám víu vào một hình thức ngoại tại, khắt khe, như một lối sống thay vì trau dồi tinh thần yêu thương. Tinh thần này chắc chắn kéo theo sự chấp nhận đời sống cầu nguyện và làm việc của cộng đồng tự do.

Tu sĩ phải coi các việc đạo đức, bổn phận và nhiệm vụ trong nhà như những đặc ân và hoàn cảnh để thể hiện lòng mến. Cách chung thì như vậy, nhưng nhiều khi viễn tượng này bị lệch đi trong đầu óc của một số người do việc huấn luyện đầu tiên. Nếu chính bề trên không biết phân biệt sự nô dịch, vốn ăn sâu trong sự sợ hãi, và sự tuân phục, được bám rễ trong tình yêu thì có thể là các tu sĩ dưới quyền họ sẽ thu nhận một não trạng nô lệ. Do sự kiện là tác phong này lệ thuộc hoàn cảnh chứ không biểu lộ sự tự chủ, kết quả của nó có thể là một sự xáo rất tai hại. Điều đó giải thích tại sao sự kháng cự và thù hận có thể xuất hiện.

Chính sự tự do cho phép con người lớn lên trong lãnh vực thiêng liêng và tâm lý, nó giúp con người biến đổi để đạt tới một sự thiện cao hơn. Chính thái độ uyển chuyển cho phép một tinh thần tự do được ý thức và quyết tâm hướng về một mục đích cuối cùng. Một tu sĩ mà không có khả năng phát huy cảm thức cá nhân, thì không thể biết đến sự trưởng thành thiêng liêng cũng như tâm lý. Họ sống dưới sự cưỡng chế của não trạng sai lệch của chính họ, không có khả năng thay đổi khi một sự thiện cao hơn đòi hỏi, vì bị thống trị bởi óc nô lệ cứng nhắc của mình.

Trách nhiệm

Một vài thí dụ giúp soi sáng ý nghĩa cũa sự tự do cá nhân trong khung cảnh của cộng đồng. Nếu muốn dạy cho một tu sĩ cảm thức trách nhiệm thì phải để cho người ấy một phạm vi tự do nào đó. Nếu khi giao công việc, mà người ta dặn bảo họ quá tỉ mỉ, thì họ sẽ không còn dịp phát triển tinh thần trách nhiệm. Nếu gặp thất bại, họ luôn sẵn sàng đổ lỗi cho những chỉ dẫn của bề trên hay chỉ biết nhún vai tự nhủ: “tôi chỉ có vâng lời, hậu quả là việc của người đã ra lệnh cho tôi”.

Trái lại nếu người ta cho tu sĩ được tự do làm công việc như mình muốn, thì người ta cung cấp cho họ cơ hội phát triển sáng kiến riêng và nhận lãnh trách nhiệm, bởi vì đó là công việc của họ. Nếu họ lầm lỡ, thì họ cũng học cách chấp nhận thất bại và những quở trách. Đó là cách người ta thâu nhận ý thức trách nhiệm. Dầu cho công việc của họ là gì chăng nữa – thể dục, dạy học, ca nhạc – thì phải để cho họ tự do sử dụng phán đoán của mình. Nếu luôn luôn và cả trong những công việc rất nhỏ nhặt mà người ta cũng xếp đặt mọi chi tiết thì người thừa hành sẽ không bao giờ học nhận lãnh trách nhiệm. Không có tự do sáng kiến hay tự do để diễn tả, họ sẽ không có phương thế nào để thử luyện và thành công.

Sự kiểm soát quá khắt khe làm phương hại đến tính tình. Những người không bao giờ phải quyết định thì nhút nhát, do dự, và luôn nương tựa vào người khác. Một vài tu sĩ luôn tìm cách trốn tránh trách nhiệm, bằng cách dựa vào những quyết định của bề trên để thoái thác, khi công việc phải thất bại.

Giờ giải trí

Một việc thử luyện khác, hữu ích cho sự tự do cá nhân, có thể là giờ giải trí chung, do lề luật chỉ định, và những lúc nhàn nhã trong ngày. Nhưng nếu giờ giải trí chung là một hình phạt, giờ căng thẳng, một sự lo sợ cho số đông, thì có gì trục trặc và mục đích đã bị mất đi. Nếu giờ giải trí không phải là lúc tốt đẹp để gặp nhau và trao đổi trong bầu khí nhẹ nhàng thì mỗi người sẽ tìm kiếm cách nghỉ ngơi ở nơi khác. Nếu giờ đó các tu sĩ bị cưỡng bách làm những công việc cực nhọc hay bị bó buộc giữ thể diện phải đóng khung vào địa vị của mình, thì giờ giải trí chắc chắn là một sinh hoạt vô bổ.

Thật đáng thương khi thấy nhiều cá thể đầy sáng kiến trong đời sống xã hội hay khéo léo trong ngành nghề của mình trước khi vào tu, nay mất đi các đặc tính này trong nhà tập và thoái hoá trở lại trong tác phong ấu trĩ. Nhiều tập sinh và cả những tu sĩ trẻ, trước kia có những trách nhiệm xã hội hay trí tuệ ngoài đời, nay không còn có thể hành động trong đời sống cộng đồng và mất cơ hội thao diễn tài năng của mình. Trong giai đoạn chuyển tiếp của nhà tập, sự bất thường này có thể giải thích một phần nào; nhưng khi tình trạng này kéo dài hết năm này qua năm khác, thì có một sự sai lầm nào đó ở trong nền tảng.

Chắc rằng người ta đã bỏ đi mọi cơ hội để tu sĩ phô diễn tài năng, thay vì khuyến khích điều đó trong đời sống cộng đồng, nếu không phải là đã huấn luyện họ sống một cách máy móc thay vì dạy cho họ biết tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống mới. Một bề trên mà muốn áp đặt ý kiến của mình trên cộng đoàn hay muốn kiểm soát tất cả mọi điều xảy ra chung quanh trong chi tiết, không những không tạo một bầu khí triển nở trong cộng đồng mà còn bóp chết mọi khả năng trưởng thành.

Vì con đường đưa đến trưởng thành bị đóng lại, các cửa đưa vào tâm bệnh được mở ra. Cái khuynh hướng này được biểu lộ dưới hình thức tuân thủ chủ nghĩa dựa trên bản năng hay sợ sệt; tình trạng lo âu chống đối, thù hằn, căng thẳng, xung đột, phát triển và gia tăng trong một môi trường đóng kín cho sự trưởng thành và trách nhiệm. Người máy không có gì là đạo đức; những sự sai lầm máy móc của họ không do ý thức, vì thế họ không mang lỗi nhưng họ không thể tiến bộ; sự trưởng thành thiêng liêng và tâm lý chỉ có thể hiện hữu trong một cộng đồng mà các tu sĩ tự do chọn lựa và tự ý thực hành sự khó nghèo, khiết tịnh và tuân phục. Không thể thực hành tự do nơi nào không có sự chọn lựa. Các thái độ độc đoán “cha chú” cũng như sự dửng dưng, đều làm phát sinh những sự xáo trộn tâm thần trong cộng đồng.

Sự cộng tác

Được đặc ân sống trong một cộng đồng, các tu sĩ phải hiểu rằng trách nhiệm đầu tiên của họ là sống hết mình cho cộng đồng trong mức độ có thể. Sự phát triển các khuynh hướng tâm bệnh hay các lệch lạc thần kinh khác có thể xuất phát từ chính tu sĩ, chớ không tùy thuộc môi trường xung quanh. Sự chán ngán không muốn tham dự vào các công việc, đời sống cầu nguyện và những giờ giải trí của cộng đồng đưa đến hậu quả là cô lập chính mình khỏi người khác.

Mỗi người phải chịu một phần trách nhiệm về việc tăng trưởng của mình trong đời sống thiêng liêng cũng như tâm lý. Và tiêu chuẩn cá vị quí báu nhất, có giá trị cho tất cả mọi người để có thể có những tương quan cộng đồng tốt đẹp, là khi những định thái (dispositions) tốt đẹp của chúng ta đối với người khác xuất hiện cùng với những sự thay đổi trong tâm hồn chúng ta.

Nhưng trên hết mọi nền tảng tự nhiên cần thiết cho sự tăng trưởng, có những hành động nhiệm mầu và bất khả ngôn của ân sủng thần linh, vốn có thể và thực sự cho phép nhiều người đạt đến mức độ viên thành của sự tăng trưởng thiêng liêng và tâm lý mặc dầu có những nghịch cảnh lớn lao đến đâu chăng nữa.

Trong đời sống cộng đồng, một quan niệm đúng đắn về sự tự do cá nhân là thiết yếu cho sự triển nở của đức ái Kitô giáo, vốn là mục đích của mọi tu sĩ trưởng thành. Chỉ nhờ sự chọn lựa, chấp nhận và yêu thương mà kỷ luật bên ngoài được biến thành kỷ luật cá nhân; và chỉ có sự hiện diện với chính mình và sự tham dự vào các giá trị thiêng liêng và tâm lý mà một tu sĩ có thể hội nhập và điều khiển đời sống mình hướng về đối tượng thâm sâu của mọi khát vọng, Thiên Chúa.

Kiểm tra tương tự

Sách “Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ CỦA HÀNH HƯƠNG”

Lời giới thiệu của Lm. Giuse Cao Gia An, SJ, Tiến sĩ chú giải Kinh …

[Giới thiệu sách] Hạnh Các Thánh Dòng Tên

Các Thánh và các Chân Phước trong Dòng Tên chính là những người đã đạt …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *