Hộ giáo-Chân Lý Khách Quan (Kỳ cuối)

Từ quan điểm thực hành, câu hỏi về liệu chúng ta có thể biết chân lý khách quan là một trong những câu hỏi quan trọng trong hộ giáo, vì ngày nay hầu hết các tranh luận giữa những người Kitô giáo với những người không là Kitô giáo rốt cuộc cũng quay về vấn nạn này. Điều thường xảy ra là: sau khi Kitô giáo đạt thắng lợi trong cuộc tranh luận quan trọng, những người không là Kitô giáo, vì không thể bác lại các lập luận của Kitô giáo, để lại kết luận sau: “những gì các anh nói có thể đúng với các anh, nhưng với chúng tôi thì không. Chân lý thì tương đối. Các anh lấy quyền gì mà áp đặt niềm tin của các anh lên chúng tôi? Các anh là quan tòa chắc!”

Chiến thuật hộ giáo Kitô giáo phải sẵn sàng đối diện với động thái này. Chúng ta phải được chuẩn bị để tỏ cho các người phản đối chúng ta thấy (ví dụ, bạn bè của chúng ta) rằng họ lẩn tránh bằng chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa chủ quan chỉ sau khi họ thất bại trong cuộc tranh luận, nhưng sẽ không bao giờ như thế nếu như họ chiến thắng, hay nghĩ rằng họ đã chiến thắng.

Các hậu quả  mà chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa tương đối về chân lý phá hủy không chỉ hộ giáo mà còn cho liêm khiết tri thức và cuộc sống. Vì nếu như chân lý là khách quan, nếu như chúng ta sống trong một thế giới không do chúng ta tạo ra và không thể thay đổi nó chỉ bằng ý nghĩ, nếu như thế giới không là giấc mơ của riêng chúng ta, thì cái mà phá hủy niềm tin nhất chúng ta có thể tin được sẽ là việc từ chối chân lý đệ nhất này. Nó tương tự như việc bạn nhắm mắt lại trong khi lái xe, hay phớt lờ cách vui vẻ những cảnh báo của bác sĩ,” (C. S. Lewis, “Thuốc độc của Chủ nghĩa chủ quan,” trong các suy tư Kitô giáo).

Trong tất cả các triệu chứng thối nát trong nền văn minh suy đồi của chúng ta, chủ nghĩa chủ quan thì tai hại hơn hết. Một lỗi phạm có thể được khám phá ra và được sửa chữa nếu và chỉ nếu chân lý hiện hữu và có thể biết được và được yêu mến và được tìm kiếm. Nếu một nhà phẫu thuật đóng mắt vì không muốn nhìn thấy ánh sáng trong phòng mổ, thí sẽ không có cơ hội nào cho cuộc phẫu thuật thành công và bệnh nhân sẽ được cứu.

Định nghĩa từ Khách quan

1.Từ khách quan trong cụm từ “chân lý khách quan” không liên quan đến một thái độ vô cảm, từ bỏ hay vô nhân đạo. Chân lý không phải là một thái độ. Chân lý không là chúng ta biết như thế nào, chân lý là những gì chúng ta biết.

2. Khách quan không có nghĩa là “được mọi người biết đến” hay “được mọi người tin.” Dẫu cho ai đó tin một điều là sai, nó vẫn là điều sai. “bạn không thể tìm thấy chân lý bằng cách đếm những cái mũi.”

3. Khách quan không có nghĩa “được chứng minh cách công khai.” Một chân lý khách quan có thể được biết một cách cá nhân – ví dụ, vị trí của một kho tàng bị ẩn giấu. Nó cũng có thể được biết mà không cần được chứng minh; biết là một sự vật, đưa ra những bằng chứng tốt hay những lý lẽ cho trí của bạn là một điều khác.

Những gì khách quan nghĩa là trong “chân lý khách quan” thì “độc lập với người biết và với ý thức của anh ta.” “tôi ngứa” là một chân lý chủ quan; “Plato viết nền cộng hoà” là một chân lý khách quan.” Tôi không muốn là kẻ ích kỷ” là một chân lý chủ quan; “tôi phải là người không ích kỷ dẫu cho tôi có muốn hay không” là một chân lý khách quan.

Định nghĩa Chân lý

Trong một nghĩa nào đó, toàn bộ đề tài giữa người chủ quan và người khách quan là định nghĩa về chân lý. Định nghĩa mà chúng ta nêu lên ở đây mang ý nghĩa chung chung; nó là những gì mà hầu hết mọi người và các nền văn hoá trong mọi thời và mọi nơi có ý nói…nhưng người chủ quan sẽ không đồng ý với định nghĩa của chúng ta. Bản thân định nghĩa này là “một người khách quan.” Vì thế vấn đề chính ở đây là chính định nghĩa. Vì thế chúng ta sẽ so sánh và đánh giá 5 định nghĩa khác nhau về chân lý sau khi đã đưa ra một định nghĩa đúng.

Aristotle, bậc thầy của triêt học theo nghĩa nào đó, định nghĩa những gì bình thường người ta có ý nói bằng chân lý chẳng hạn “khi nói những gì là của cái nó là và những gì không là của cái nó không là”. Chân lý có nghĩa tương ứng với những gì bạn biết hay nói với những gì là. Chân lý có nghĩa là “nói về nó như nó là.”

Các lý thuyết khác nhau về chân lý

1. Lý thuyết mang tính thực dụng về chân lý “chân lý là cái gì hữu hiệu.”

Vì “cái gì hữu hiệu” thì chủ quan và tương đối (cái gì bạn nghĩ hữu hiệu, hay cái gì hữu hiệu cho bạn), chủ nghĩa thực dụng là một hình thức của chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa tương đối.

Chesterton bác bỏ chủ nghĩa thực dụng khi nói rằng “nhu cầu trong chủ nghĩa thực dụng của con người thì lớn hơn kẻ thực dụng.” Vì không có điểm dừng, không một ai sẽ làm việc cho bất cứ phương tiện thực tế nào. “Phương tiện” có nghĩa là “phương tiện cho cùng đích.” Không có một cùng đích thực dụng nào, nên không ai có thể là thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng không hành động, nó không có tính thực hành.

2. Lý thuyết theo chủ nghĩa thực nghiệm về chân lý: “Chân lý là điều ta có thể cảm nhận bằng giác quan.”

Chủ nghĩa thực nghiệm với lý thuyết về chân lý có vẻ như lập nên một ưu tiên từ lúc ban sơ, hơn là cách thực nghiệm và từ kinh nghiệm, mà loại trừ linh hồn, tinh thần, Thiên Chúa, thiên đàng, luật luân lý khách quan khỏi lãnh vực các chân lý chủ quan.

Tự bản thân chủ nghĩa thực nghiệm không là một bản báo cáo mang tính thực nghiệm, khảo sát, kinh nghiệm về làm thế nào mà chúng ta thực sự dùng các từ ngữ (như tinh thần); thay vào đó, nó là một điều duy lý, một giáo thuyết thuộc về hệ tư tưởng ưu tiên. Chủ nghĩa thực nghiệm thì không đủ thực nghiệm.

3. Lý thuyết mang tính duy lý về chân lý: “Chân lý là điều chúng ta có thể hiểu được cách rõ ràng và rạch ròi bằng lý trí,” hay “chân lý là điều chúng ta có thể chứng minh được bằng lý trí”

Cũng như chủ nghĩa thực dụng không mang tính thực dụng và chủ nghĩa thực nghiệm  không mang tính thực nghiệm, chủ nghĩa duy lý không mang tính duy lý. Bạn không thể chứng minh rằng chân lý chỉ là điều có thể chứng minh được. Và nó cũng không hoàn toàn rõ ràng rằng mọi chân lý là hoàn toàn rõ ràng. Quả thật, nhiều chân lý không thể chứng minh được: ví dụ, nguyên lý bất mâu thuẫn (X không tương đương với phi-X). Điều này được giả định trong mọi bằng chứng, để cố gắng chứng minh nó luôn phải nại đến câu hỏi; nó giả định điều bạn muốn chứng minh. Nhiều chân lý quan trọng cũng không rõ ràng: ví dụ, chân lý rằng mọi người thì vừa tốt vừa xấu, được hòa lẫn vào nhau cách mầu nhiệm; hay rằng “cuộc sống thì đáng sống.”

4. Lý thuyết có kết cấu mạch lạc về chân lý: “Chân lý không là một tương quan tương ứng giữa một ý tưởng và đối tượng ngoại biên của nó, nhưng là sự gắn kết chặt chẽ hay duy nhất hay sự hòa hợp giữa một chuỗi các ý tưởng.” Chân lý là một sự nhất quán, toàn thể hay tổng thể các ý tưởng.

Lý thuyết kết cấu chặt chẽ giả định chân lý về điều gì đó giống như lý thuyết tương ứng. Vì nó tuyên bố rằng nó đúng, nghĩa là, lý thuyết này thực sự nói cho chúng ta cái nó thực sự là nó – hay tương ứng với các sự kiện, tình huống thực, cách nó thực sự là – và lý thuyết khác (tương ứng) không như thế. Vì vậy nó mâu thuẫn với chính nó. Lý thuyết kết cấu chặt chẽ lại không chặt chẽ. Mọi lý thuyết về chân lý, một khi chúng được diễn giải rõ ràng và đơn giản, tiền giả định rằng quan niệm chung về chân lý mà đã được cất giấu trong sự khôn ngoan của ngôn ngữ và trong truyền thống sử dụng nó, đơn thuần là lý thuyết tương ứng (hay căn tính). Vì mỗi lý thuyết tuyên bố rằng nó thì thật sự đúng, và rằng các lý thuyết khác đều sai, nghĩa là, rằng chúng đã sai tương ứng với thực tại.

Chủ nghĩa chủ quan phổ quát

Chủ nghĩa chủ quan phổ quát tuyên bố rằng mọi chân lý là chủ quan, nghĩa là, “trong” hay phụ thuộc vào người biết. Đây là một mâu thuẫn nội tại. Mâu thuẫn nằm trong chân lý rằng chủ thể tuyên bố chân lý thực sự, cách khách quan, chủ quan. Nếu họ đã chỉ tuyên bố rằng tính chủ quan nơi chân lý là một chân lý chủ quan, chỉ là ý kiến cá nhân hay cảm xúc trong tâm trí của chủ thể, thì họ sẽ không tuyên bố rằng lý thuyết chủ quan là thật sự đúng và lý thuyết khách quan là sai. Trong trường hợp đó, họ sẽ hoàn toàn không thực sự bất đồng với các điều đối nghịch tí nào cả.

Người theo trường phái chủ quan thì có sai lầm đối lập với người thuộc trường phái hoài nghi. Người thuộc trường phái hoài nghi nói rằng chân lý không ở trong ai. Người theo trường phái chủ quan nói rằng chân lý ở trong mọi người. Người theo trường phái hoài nghi phủ nhận chân lý; người theo trường phái chủ quan phủ nhận sai lầm. Với họ, mọi điều đều đúng “cho” mọi người; vì chân lý là “đúng cho tôi” nhưng không thật cần thiết phải đúng cho anh,” vì việc nối kêt giữa “đúng với tôi” với “đúng cho anh” cụ thể là chân lý khách quan phổ quát, bị bỏ qua.

Nhưng nếu chân lý chỉ là chủ quan, chỉ đúng cho tôi nhưng không đúng cho anh, thì chân lý đó – cái “chân lý” của chủ nghĩa chủ quan – cũng không đúng, mà chỉ “đúng cho tôi”(ví dụ, đúng cho người theo trường phái chủ quan.) Vì thế người theo trường phái chủ quan không nói rằng chủ nghĩa chủ quan thì thật sự đúng và chủ nghĩa khách quan thì thật sự sai, hay rằng người theo chủ nghĩa khách quan thì hoàn toàn sai lầm. Anh ta không thách thức đối thủ của mình, không tranh luận, không bàn cãi, chỉ là “chia sẻ những cảm giác.” “tôi cảm thấy tốt” không mâu thuẫn  hay khước từ tuyên bố của anh “tôi cảm thấy ốm.” Chủ nghĩa chủ quan không phải là một “chủ nghĩa”, không triết lý. Nó không đạt đến mức độ đáng để lưu ý hay khước từ. Lời tuyên bố của nó như là “tôi khao khát,” chứ không là “tôi biết.”

Chủ nghĩa chủ quan tôn giáo

Chủ nghĩa chủ quan tôn giáo rất phổ biến trong thời đại hôm nay. Nó xem mọi điều không là thật, và chân lý tôn giáo như là “thật đối với anh nhưng không thật đối với tôi” điều này thực sự có nghĩa là nó xem chân lý tôn giáo như là cảm xúc, hay một mẫu nhạy cảm, hay một thứ gì đó giúp chúng ta đương đầu với những khó khăn và sống thành tựu hơn, hay là một tập hợp các ý niệm và các giá trị, hơn là như kinh tin kính, hay như các tuyên bố hoặc đúng hoặc sai vì chúng tuyên bố việc mặc khải các sự kiện, như “Đức Kitô đã chết, sống lại, và Ngài sẽ lại đến.”

Tôn giáo bao hàm mọi chiều kích khác này, nhưng tôn giáo cũng khẳng định sự kiện – các tuyên bố (ví dụ, một đấng toàn năng, toàn thiện, và toàn tri và như vậy Thiên Chúa hiện hữu; rằng Người sáng tạo vũ trụ; rằng Người đã trở nên phàm nhân và đã chết và đã sống lại; rằng có một luật luân lý thật sự, khách quan; và rằng có một phán xét thật sự, một thiên đàng thật sự, và một địa ngục thật sự). Những tuyên bố này có thể đúng hoặc có thể sai, nhưng chúng không tuyên bố về mọi điều bên trong nhận thức của chúng ta nhưng về những điều bên ngoài nó. Chúng là những chân lý khách quan, không là những chân lý chủ quan; về hiện hữu, không duy chỉ ý thức; về những luật, không duy chỉ các giá trị; về sự phục sinh của một con người thật bằng xương, bằng thịt, không chỉ về sự khơi dậy “niềm tin phục sinh” trong tâm trí mọi người.

Chủ nghĩa chủ quan tôn giáo thực sự  nghĩa  là tôn giáo được làm nên bởi chúng ta, phụ thuộc vào chúng ta, chỉ “đúng” như một hình ảnh tưởng tượng là “đúng.” Đây là một cách nói lịch sự rằng Thiên Chúa chỉ là sự chuyển đổi của người lớn về ông già Noel và rằng tín hữu là những kẻ đã lớn nhưng không bao giờ trưởng thành.

Lời tuyên bố này thì quá nông cạn và mơ hồ không đáng ghi nhận. Nó thậm chí không thể được tranh luận cho tới khi nào nó trở nên cụ thể. Nó cũng giống như lời tuyên bố rằng “khoa học” đã chứng minh “tôn giáo” là sai. Lời đáp phải là, khoa học nào? Khám phá nào? Bởi ai? Khi nào? Bằng chứng của nó là gì? Tôn giáo nào? Giáo lý nào? Giáo lý này thực sự có nghĩa gì, tuyên bố gì? Và thực sự thì tuyên bố kép thuộc chân lý có mâu thuẫn về mặt logic hay không?

Như chúng tôi đã đề nghị bên trên (trong chương hai, về đức tin và lý trí, và trong chương sáu, về các phép lạ),  mỗi thách thức cụ thể có thể bị bác bỏ. Không có mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo. Các luật tự nhiên trong vật lý không bác bỏ các mầu nhiệm siêu nhiên. Tiến hóa không bác bỏ tạo dựng. Mỗi tuyên  bố mâu thuẫn cụ thể có thể được trả lời. Điều nào bị bỏ qua là hệ tư tưởng mơ hồ và chung chung hay thành kiến rằng “khoa học” mâu thuẫn với “tôn giáo”.

Lời tuyên bố chân lý tôn giáo thì “chủ quan” thì chính xác cũng cùng trong một hoàn cảnh. Một khi nó trở nên cụ thể, nó có thê được trả lời. Ví dụ, lời tuyên bố rằng sự phục sinh của chúa Kitô không là chân lý khách quan nhưng chỉ là một truyền thuyết chủ quan có thể bị bác bỏ bằng lập luận và bằng chứng cứ (xem chương 9). Lời tuyên bố rằng Thiên Chúa chỉ là “những kẻ chết lành trong nhân cách”  có thể bị bác bỏ bằng việc đưa ra bằng chứng về sự hiện hữu của một Thiên Chúa khách quan (chương 3).

Kết luận: Lời cuối

Dù bạn là ai, và đang đọc sách này, có thể bạn là (1) một Kitô hữu – trong trường hợp này bạn đọc không phải để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi, liệu Kitô giáo đúng hay sai nhưng là để có gắng hiểu nó tốt hơn và để học làm cách nào để tranh luận cho nó và thuyết phục người khác về chân lý trong nó; hay bạn (2) không là một Kitô hữu – trong trường hợp này có thể bạn đọc vì tò mò, nhưng là để tìm xem tại sao người Kitô hữu lại tin vào những điều họ tin và chúng tôi hi vọng rằng, vì một tìm kiếm chân thành chân lý, với một tâm trí cởi mở và bạn ngạc nhiên tự hỏi liệu đây rốt cuộc có thực sự đúng.

Những lưu ý sau đây về việc tìm kiếm chân lý được chỉ ra trong hai phạm trù về con người. Những người tin có thể giải thích những lưu ý này như những kế hoạch chiến đấu, vì họ đã chọn các bên. Những người không tin có thể giải thích rằng đây như sự bố trí của đại lý du lịch về các chặng phía trước trên con đường Kitô giáo, điều du khách chọn để đi xa hơn xuống con đường này sẽ là mục đích của nó.

Chúng ta phải phân biệt bốn bước trong việc trở nên một Kitô hữu. Bước thứ nhất là tin bằng lý trí. Điều này là đầu tiên vì bạn không thể bước bước kế tiếp hướng đến mục đích trừ phi bạn tin nó hiện hữu. Bạn không thể tìm kiếm hay đối mặt với một Người mà bạn không tin là hiện hữu. Bạn không thể cầu nguyện với một Thiên Chúa bạn cho là đã chết.

Ba bước kế tiếp là – hoán cải về tội lỗi của mình; – giữ đức tin, đức tin không còn cảm nghiệm theo trí, chấp nhận Đức Kitô như Đấng cứu thế; và – sống niềm tin Kitô hữu. Cả ba bước này giả thuyết chân lý thuộc về Thiên Chúa đấng bạn thống hối trở lại, đấng bạn tin trong và với sự hiện diện thực sự của ngài và giờ  đây giúp bạn sống.

Sách này được soạn nhằm thuyết phục bạn nhận bước đầu tiên, nếu như bạn vẫn chưa nhận nó, bằng những lập luận dựa trên lý trí. Nếu bạn tiếp nhận bước này và tin rằng Kitô giáo là đúng, quyển sách được soạn ra để giúp bạn thuyết phục người khác chấp nhận bước đầu tiên.

Nhưng bước thứ nhất chỉ là bước khởi đầu. Vẫn còn nhiều điều lắm trong kho tàng dành cho tín hữu. Bước đầu tiên tựa như đang tin vào sự chính xác của bản đồ dẫn đường; ba bước tiếp theo thực sự là việc sử dụng bản đồ.

Thậm chí với bước một, trí tuệ không thôi vẫn chưa đủ. Ý chí cũng là một phần cần thiết để tham dự vào. Vì không ai muốn tin trừ phi họ đang muốn tin. Điều này không thật sự có ý là thành kiến. Nó dùng ý chí để mở trí cũng như đóng trí lòng bạn lại. Bạn không cần một thúc đẩy tích cực nào hay một cảm tình nào cho Kitô giáo, nhưng bạn cần một cảm tình tích cực về chân lý khách quan bất cứ khi nào nó được tìm thấy. Không, mạnh hơn cảm tình, bạn cần một lựa chọn kiên quyết, chủ ý để yêu mến và tìm kiếm và gặp gỡ và hiểu biết chân lý dù nó ở đâu chăng nữa.

Lời tuyên bố này – mà mọi kẻ tìm kiếm tìm – có thể kiểm chứng được bằng kinh nghiệm, bằng thí nghiệm. Nếu bạn là một nhà khoa học chân chính thì đây là một con đường tìm kiếm dẫu cho Kitô giáo có đúng hay không. Hãy thể hiện thực nghiệm tương ứng để kiểm tra giả thiết rằng ai đó đang đứng sau cánh cửa và gõ cữa. Kiểm tra giả thiết Kitô giáo rằng Đức Kitô đang đứng sau cánh cửa và  gõ cửa.

Làm thế nào bạn gõ cửa? Hãy cầu nguyện! Hãy nói với Đức Kitô rằng bạn đang tìm kiếm chân lý – tìm kiếm Ngài, nếu Ngài là chân lý hãy yêu cầu Ngài hoàn tất lời Ngài hứa rằng ai đi tìm Ngài sẽ gặp được Ngài – dĩ nhiên vào thời của Ngài. Ngài đã hứa rằng bạn sẽ tìm thấy, nhưng người không hứa một thời khóa biểu. Ngài là một người yêu, chứ không là một người huấn luyện.

Nhưng bạn có thể trả lời rằng, tôi không biết liệu Đức Kitô có là Thiên Chúa hay không; tôi thậm chí không biết liệu có Thiên Chúa không nữa. Được thôi; bạn có thể cầu nguyện với lời cầu nguyện của người hoài nghi như sau:

Lạy chúa, tôi không biết liệu ngài có thật sự hiện hữu hay không. Tôi là một kẻ hoài nghi. Tôi nghi ngờ. Tôi nghĩ ngài chỉ là một huyền thoại. Nhưng tôi không chắc (chí ít là không khi tôi hoàn toàn chân thành với chính mình). Vì nếu ngài thực sự hiện hữu, và nếu ngài thực tình đã hứa thưởng cho mọi kẻ tìm kiếm, giờ đây ngài chắc chắn đang nghe tôi. Vì thế bằng cách này tôi tuyên bố bản thân tôi là kẻ kiếm tìm, một kẻ kiếm tìm chân lý, dẫu cho nó là gì đi chăng nữa hay nó ở đâu đi chăng nữa. Tôi muốn biết chân lý và sống chân lý ấy. Nếu ngài là chân lý, xin hãy giúp tôi.

Nếu Kitô giáo là đúng, ngài sẽ giúp bạn. Lời cầu nguyện như vậy tạo nên một kiểm chứng công bằng một cách khoa học về “giả thuyết” Kitô giáo – nghĩa là, nếu bạn không đặt những rào cản bất công với Thiên Chúa, như đòi hỏi một phép lạ (cách này là của bạn, không phải của ngài) hay chắc chắn trước ngày mai (giờ của bạn chứ không phải của ngài). Việc đòi hỏi rằng Thiên Chúa hành động như người đầy tớ của bạn thì khó là một kiểm chứng công bằng cách khoa học về giả thuyết rằng có một vị Thiên Chúa đấng là vua của bạn.

Nhưng tiên vàn điều mà vị vua này đòi hỏi bạn là lòng chân thành, không giả tạo một niềm tin mà bạn không có. Lòng chân thành là một chọn lựa của ý chí – chọn lựa tìm kiếm chân lý dẫu cho nó có là gì và ở đâu chăng nữa. Đây là sự lựa chọn trọng yếu bạn có thể làm. Nó là chọn lựa ánh sáng thay cho bóng tối, thiên đàng cách tối hậu thay cho địa ngục.

Lòng chân thành thì quan trọng vô cùng hơn chúng ta thường nghĩ. Nó cũng khó hơn chúng ta nghĩ. Văn hóa chúng ta tầm thường hóa lòng chân thành vào việc chỉ “chia sẻ những cảm xúc của bạn”, nói cho người khác về tâm lý của bạn. Điều đó không đối lập với sự thiếu chân thành, nó chỉ đối lập xấu hổ, hay ngượng ngùng. Lòng chân thành nông cạn tìm kiếm “sự chia sẻ”; lòng chân thành thẳm sâu tìm kiếm chân lý. Lòng chân thành nông cạn hiện diện trong sự hiện diện của người khác; lòng chân thành thẳm sâu hiện diện trong sự hiện diện của Thiên Chúa.

Nguyên tác: Pocket Handbook of Christian Apologetics 

Tác giả: Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli

Hết

Kiểm tra tương tự

Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì ?

  “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc3,10-18)   Trong đoạn Tin Mừng …

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *