Hoa Trái Thinh Lặng

1Nhà hiền triết kia ví rằng: “Sự thinh lặng trong tâm hồn chúng ta như một mặt hồ phẳng lặng không gợn sóng”, thế nên mặt hồ phẳng ấy mới soi chiếu đủ đầy bầu trời cao xanh. Người nhạc sĩ nọ lại ví cảm nhận về sự lặng thinh giống với một dấu lặng trong bản nhạc của ông, chính dấu lặng ấy mới tạo nên “tính nhạc” cho bài hát. Cả hai đều là những khoảng rỗng không; cả hai đều là những khoảng nghỉ. Và cả hai đều cần thiết cho mỗi chúng ta trong đời sống ồn ào hôm nay.

Ám ảnh chia trí

Thế nhưng, nếu cha có hỏi con: Giờ cầu nguyện của con có bình an không?

Thì câu trả lời của con chắc sẽ làm cha buồn lòng: Thưa cha, con vẫn còn lo ra nhiều lắm ạ!

Cha cười hiền và bảo con: Chia trí là một phần tất yếu của cầu nguyện con à! Và cầu nguyện thực sự sẽ là một cuộc chiến thực sự trong tâm hồn đó con.

Vậy là con nhận ra rằng, không phải lúc nào cứ cầu nguyện là cũng được ngay hiệu quả và gặp ngay được Chúa. Nhưng con cần luyện tập mình thật bền bỉ và kiên cường. Quả đúng như cách mà các thiền sư nói với nhau: Con người ta muốn gạt bỏ tham sân si, nhưng chính cái “muốn” ấy lại chính là một sự tham lam.

Muốn học cách để giảm bớt sự chia trí, bao giờ bắt đầu giờ cầu nguyện chúng ta cũng phải nại đến ơn Chúa Thánh Thần bởi tự sức riêng và ngôn ngữ loài người thì không làm được chi cả, nhưng nhờ những tiếng kêu than, rên xiết của Thiên Thần hằng cầu nguyện thay chúng ta.

Một phương cách hiệu quả nữa mà chúng ta nên làm là cầu nguyện cùng với Từ Mẫu Maria như ĐGH Benedicto XVI chỉ rõ: “Nếu bạn không biết cầu nguyện thế nào, hãy xin Chúa dạy bạn, xin Mẹ trên trời của Người cầu nguyện với bạn và cho bạn, bạn sẽ gặp thấy Chúa”.

Hoa trái thinh lặng

Nếu cứ sợ sệt và buồn tẻ mà cho rằng: Thinh lặng là câm nín, thinh lặng là sa mạc, thinh lặng là cô đơn…thì ai còn dám đi tĩnh tâm với linh thao nữa. Đúng là vào tĩnh tâm chúng ta không được nói chuyện, không được sử dụng các phương tiện liên lạc, không tivi, không đọc báo, không thể thao…Nhưng đó chỉ là những phương cách cần thiết để tạo sự thinh lặng bề ngoài, vì có thinh lặng bên ngoài thì mới đạt được chiều sâu của sự lặng thinh tâm hồn. Có giũ bỏ tiếng thì thào của thế gian, ma quỷ thì mới lắng nghe được điều Thiên Chúa nói riêng với chúng ta.

Câm nín là không nói chuyện với nhau để lòng mình hướng về Thiên Chúa và thân thưa, tâm sự với riêng Ngài mà thôi. Đưa mình vào sa mạc, ở lại một mình với Ngài, “diện đối diện”, tạm thời cắt đứt những tương quan trần thế để đi được đến tận cùng sự thật về thân phận chính mình bị bụi đời che lấp bấy lâu nay. Và chúng ta không cô đơn, chúng ta chỉ làm mình rỗng ra, không bám víu vào những điểm tựa giả tạo, không lí luận, không bình giảng nhưng mở lòng mình ra thơ ngây trong trắng để Thánh Linh Chúa hoạt động nơi mình.

Và điều mà chúng ta nhận được là sự bình an trong từng nhịp thở; là niềm vui lan tỏa trong từng tiếng đập con tim. Cũng có giờ phút đôi mặt lại rớm lệ, chúng ta lại giật mình khi chiêm ngắm về thân phận tội lỗi đớn hèn lại được Tình Yêu Thiên Chúa nâng dậy thứ tha.

Cứ gợi ý của cha giảng phỏng, trí tưởng nơi con, sự tập trung trong giờ và nhất là sự hoạt động của Chúa Thánh Thần hợp cùng lời cầu xin với Đức Mẹ, con đã có những va chạm đầu tiên với Thiên Chúa. Và con muốn nói rằng: Niềm vui và sự bình an là những điều con cảm nhận được rõ nhất sau mỗi kì tĩnh tâm.

Con cũng nhận ra rằng, sự thinh lặng ấy không phải chỉ đôi ba ngày trong dịp ấy nhưng con phải lưu giữ cho mình được thinh lặng nhiều hơn mỗi ngày, dù ít dù nhiều, dù sáng sớm hay canh khuya con cần phải thinh lặng để cân bằng lại đời sống của con trong Chúa và với Chúa giữa những xáo trộn thế giới đang giăng mắc vẫy gọi.

 Joseph Thanh Tùng

(Cảm nghiệm kì tình tâm hè 2015)

Kiểm tra tương tự

TỘI và TÔI

  Lặng thầm cầu nguyện trên môi Sấp mình thờ lạy bồi hồi tâm can …

Chúa Giêsu trong vòng dư luận

Đức Giêsu trong vòng dư luận. Ảnh: Pinterest.com Suy niệm Tin Mừng tuần vừa qua …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *