Hội Thánh Là Người Phục Vụ (phần IX)

Servant-of-All

Mô hình cuối cùng chúng ta đề cập tới là mô hình phục vụ. Mô hình này không phải tập trung vào việc loan báo lời Thiên Chúa nhưng vào việc phục vụ dân Thiên Chúa. Theo đó, mục đích của Hội Thánh là phục vụ cho tình yêu, công lý và hoà bình trên toàn thế giới. Những ai theo mô hình này thường tin rằng Hội Thánh phải “chết đi chính mình” để phục vụ mọi người. Họ tuân theo những lời uỷ thác của Đức Giêsu trong tin mừng Matthêu 25 một cách rất nghiêm ngặt: “khi Ta đói, các ngươi cho ta ăn; khi ta khát các ngươi đã cho uống; khi Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp đón; Ta ngồi tù, các ngươi đã thăm nom”. Sứ mạng của Hội Thánh là phục vụ những người cần được phục vụ, đặc biệt là những người nghèo đói và bỏ rơi.

Theo mô hình này, tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô không chỉ là vấn đề của lời nói, thậm chí đó là lời của Thiên Chúa. Thay vào đó, tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô chính là noi gương Ngài trong việc đến với những con người nghèo khổ.

Cách hiểu này của Hội Thánh đã được đẩy mạnh và rất phổ biến trong một vài thập kỷ qua. Hội Thánh Công giáo đã chính thức công nhận cách hiểu này khi Thượng Hội đồng Giám mục năm 1971 viết:

Hành động vì công bằng và tham gia biến đổi thế giới đối với chúng tôi là một chiều kích cấu thành của việc rao giảng Tin Mừng, hay nói một cách khác, là chính sứ mạng của Giáo Hội để cứu rỗi nhân loại và giải thoát con người khỏi mọi hoàn cảnh áp bức.

 Các Giám mục tuyên bố rằng ơn cứu rỗi không chỉ là thực tại “tâm linh”. Một yếu tố thiết yếu trong Hội Thánh là nỗ lực giải thoát toàn thể con người. Điều ngày không thể loại trừ yếu tố tâm linh, nhưng bao hàm giải thoát cả những đói khát, bệnh tật, vô gia cư, áp bức tâm lý,…

Trong nhiều nơi trên thế giới, phục vụ đã trở thành hình ảnh chủ đạo của Hội Thánh Công giáo. Cụ thể là ở Trung và Nam Mỹ, ước tính có khoảng hàng triệu người Công giáo sống trong nghèo đói cùng cực và thường bị trấn áp bởi chính quyền. Từ những nơi này, Hội Thánh đã đẩy mạnh điều được gọi là thần học giải phóng. Trọng tâm của thần học này là áp dụng Tin Mừng vào những nhu cầu của người nghèo. Hội Thánh đã phát triển khuynh hướng “ưu tiên cho người nghèo” bằng việc lượng giá những quyết định liên quan đến chính trị và xã hội ảnh hưởng đến người nghèo. Hội Thánh không chỉ đại diện cho người nghèo, nhưng còn là của người nghèo. (Đây là điểm tương phản nổi bật với quá khứ vì Hội Thánh trước đây thường được cho là gắn liền với ích lợi của người giàu.)

Mô hình phục vụ đã được phát triển mạnh mẽ trong khoảng 30 năm qua. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mô hình này gặp những khó khăn. Điểm yếu của mô hình này là có khuynh hướng làm mất đi cảm thức căn tính đích thực của đức tin. Người Kitô hữu phải phục vụ thế giới, điều ấy đúng nhưng mọi người đều được mời gọi để làm như thế. Mô hình này không được phép lạc lối và quên mất Đức Giêsu Kitô là người giải phóng thực sự của nhân loại. Cũng thế, triều đại Thiên Chúa là điều cần quan tâm hơn là những thành công của nhân loại hay những phát triển về kinh tế và chính trị.

Suy nghĩ và thảo luận

Một vị Giám mục đã nói rằng mô hình về Hội Thánh này là cần thiết nơi ý nghĩa của nó. Phục vụ phải được gắn liền với đời sống người Kitô hữu. Bây giờ bạn sống ý nghĩa này như thế nào? Nếu như bạn không làm thế, bạn có thể làm gì?

 Đến đây liệu rằng chúng ta đã tìm ra được mô hình nào thật sự là mô hình đích thực của Hội Thánh? Tất cả các mô hình trên và không có cái nào! Đó là điều quan trọng trong việc sử dụng các mô hình. Để Hội Thánh thật sự là Hội Thánh đúng nghĩa cần phải là bao gồm tất cả năm mô hình trên. Hội Thánh phải là một cộng đoàn đức tin biết vận dụng những đặc sủng và khả năng độc đáo của tất cả mọi thành viên của mình. Là một cộng đoàn, Hội Thánh nuôi dưỡng đời sống đức tin và trao ban một nền tảng vững chắc cho đức tin ấy. Cộng đoàn này cử hành và làm mới lại đức tin của mình nơi và qua việc cử hành các bí tích. Nó cũng cần có một cơ cấu và người lãnh đạo nếu muốn trưởng thành, phát triển và lưu truyền lại cho thế hệ mai sau. Đó là lý do tại sao Hội Thánh cũng là một cơ chế có tổ chức. Tuy nhiên, cám dỗ cho tất cả các cơ chế là ngày càng chỉ biết quan tâm đến chính mình. Điều này không được phép xảy ra nơi Hội Thánh. Hội Thánh không tồn tại vì lợi ích của mình, nhưng nhằm phục vụ Lời Chúa và công bố Lời ấy cho muôn dân có thể đón nhận tin mừng của Đức Giêsu Kitô. Việc loan báo này phải nhiều hơn chỉ là lời nói. Hội Thánh phải dấn thân cho công lý và hòa bình, để phục vụ những ai đang thiếu thốn.

Suy nghĩ và thảo luận

Bạn thường liên tưởng đến mô hình nào của Hội Thánh? Tại sao? Mô hình nào bạn thấy xa lạ với bạn nhất?

 Câu hỏi ôn tập

  1. Tại sao đối với nhiều người, tin vào Hội Thánh thì khó hơn tin vào Thiên Chúa và Đức Kitô?
  2. Khi nói Hội Thánh là một “mầu nhiệm,” điều đó có nghĩa gì ?
  3. Tại sao các mô hình giúp giải thích về Hội Thánh?
  4. Giải thích quan niệm Hội Thánh là nhiệm thể Chúa Kitô của thánh Phaolô.
  5. Theo thánh Phaolô, đặc sủng nào quan trọng nhất?
  6. Giải thích ý nghĩa của Deaconia và Koinonia.
  7. Nhiệm thể Chúa Kitô có nghĩa gì?
  8. Tại sao Hội Thánh cần phải có cơ chế?
  9. Nhiệm vụ chính của Giám mục là gi?
  10. Nhiệm vụ chính của Giáo hoàng là gì?
  11. Hãy định nghĩa các thuật ngữ sau: giáo phận, công nghị, thông điệp, công đồng chung, tín điều, tín lý, giáo luật, giáo triều, giám mục, giáo dân.
  12. Giải thích ý nghĩa quyền bất khả ngộ của Giáo hoàng, các Giám mục và của toàn thể Hội Thánh.
  13. Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mô hình cơ chế?
  14. Giải thích ý nghĩa của Hội Thánh là một Bí tích. Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mô hình này?
  15. Cách hiểu về mô hình sứ giả trong sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh là gì? Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mô hình này?
  16. Theo mô hình phục vụ, sứ mạng của Hội Thánh là gì? Thần học giải phóng là gì? Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mô hình phục vụ này?

Kiểm tra tương tự

Tầm quan trọng của nền Giáo dục Công giáo trong thế giới hiện đại

Vai trò độc nhất  Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nền …

Vẻ đẹp của lời cầu nguyện

“Cầu nguyện là thiết lập tình bạn với Chúa, bằng cách thường xuyên trò chuyện …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *