Kiểu mẫu truyền giáo của Giê-su hữu tại Trung Quốc

[vimeo]http://vimeo.com/24027200[/vimeo]

Những công cuộc truyền giáo được các cha Dòng Tên (hay còn gọi là các Giê-su hữu) áp dụng tại Trung Quốc, đã trở thành những kiểu mẫu giá trị và hiệu quả trong việc hội nhập văn hoá Ki-tô giáo. Đây là điều được nhấn mạnh trong hội nghị diễn ra hôm 03/05 vừa qua tại ĐH Giáo Hoàng Gregoriana, do cha Klaus Schatz thuộc học viện triết thần sankt Georgen ở Frankfurt điều động. Cuộc hội thảo này nằm trong chuỗi hội nghị về đề tài “Hoán cải. Một thay đổi của Thiên Chúa? Kinh nghiệm và suy tư về đối thoại liên tôn”, được khởi xướng bởi Viện Nghiên Cứu Liên Khoa về Tôn Giáo và Văn Hoá thuộc đại học Gregoriana.

Nói về công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc được thành lập bởi cha Matteo Ricci, SJ và được đẩy mạnh trong những thế kỷ từ XVI đến XVIII, giáo sư Klaus nhấn mạnh rằng, ngay từ đầu, mục đích của các Giê-su hữu đặc biệt nhắm đến tầng lớp thượng lưu, giới lãnh đạo xã hội, giới trí thức và quan lại. Với đường lối này, họ muốn dựa vào hoàng đế và giới lãnh đạo, những người đóng vai trò giải thích một cách chính thức về các nghi thức tôn giáo; vì thế trái ngược với sự pha tạp giữa “ngẫu tượng, mê tín và ma thuật” vốn được hình thành trong tôn giáo bình dân. Phương pháp truyền giáo này nhắm đến những giới lãnh đạo xã hội, và về lâu về dài sẽ bắt gặp nền văn hoá; nó sử dụng Khổng Giáo như một đòn bẩy. Vì lý do này, các Giê-su hữu cũng nhắm phổ biến những khoa học và kỹ thuật Phương Tây, chẳng hạn thiên văn học. Tuy nhiên, điều mới của Ki-tô Giáo được các Giê-su hữu giới thiệu là mỗi người có thể có tương quan trực tiếp với Thiên Chúa. Đây là một chuyện chưa từng nghe trong đất nước mà chỉ có hoàng đế, được mệnh danh là “thiên tử” mới có thể tế trời. Mặt khác, cũng có những thái độ khác của các tu sĩ dòng Đaminh và dòng Phanxico, và những nhà truyền giáo thuộc Bộ Truyền Giáo, họ nhắm đến Trung Quốc nơi các “văn hoá thiểu số”, nơi những phong trào quần chúng và nơi các môn phái, bên cạnh đó, một cách công khai họ giữ khoảng cách với những vấn đề chính trị và đất nước, loại bỏ việc xem khoa học như là một khí cụ tông đồ.

Giáo sư Klaus giải thích, về phương diện lịch sử, phương pháp truyền giáo của các Giê-su hữu tại Trung Quốc bị phê bình và lên án, vì đó là mô hình truyền giáo “từ trên xuống” theo lối Trung Cổ. Tuy nhiên, tầm nhìn xa của cha Ricci đã mang lại những hoa quả đáng kể, ví dụ như: Hàn Quốc đã tạo nên một ví dụ có một không hai trong lịch sử Ki-tô Giáo về việc giáo hội địa phương không bắt đầu qua lời rao giảng, hay tiếp xúc cá nhân trực tiếp với những nhà truyền giáo hay những Ki-tô hữu, nhưng lại bắt đầu qua văn chương. Thật vậy, tại Hàn Quốc, đức tin Ki-tô đã dần dần bén rễ mãi đến cuối thế kỷ XVIII, nhờ một nhóm người Hàn Quốc đã đọc cuốn sách của cha Ricci về “giáo huấn chân thực của Chúa Trời”.

Văn Yên, SJ

Kiểm tra tương tự

ĐTC Phanxicô: Căn tính và sứ mạng của Đại học Urbaniana là loan báo Tin Mừng

Sáng 30/8/2024, gặp gỡ các tham dự viên Đại hội ngoại thường của Bộ Loan …

Ơn Toàn Xá nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ Tư

Nhân Ngày Thế giới Ông bà và Người Cao tuổi lần thứ Tư – 28/7/2024, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *