Linh đạo Inhã: Xét mình

 

Xét mình là một kỹ năng phản tỉnh mang tính cầu nguyện tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều ích lợi. Kinh nghiệm đơn thuần không dạy chúng ta nhiều điều như khi chúng ta phản tỉnh về chính kinh nghiệm của bản thân, kinh nghiệm mà chúng ta hiếm khi bắt đầu chịu học.

Xét mình là một thực hành mà Thánh Inhaxio thành Loyola đã triển khai khoảng 500 năm trước. Xét Mình có thể giúp chúng ta nhận thấy bàn tay của Chúa đang lao tác trong kinh nghiệm sống hàng ngày của chúng ta. Nó là một cách cầu nguyện đơn giản có khả năng biến đổi cuộc sống của chúng ta bằng cách giúp chúng ta ý thức rõ ràng hơn. Xét mình là lời cầu nguyện hằng ngày tốt nhất.

Bước Một: ý thc v s hin din ca Thiên Chúa.

Tìm một nơi mà bạn có thể dành thời gian liên tục.

Hít một hơi thở nhẹ nhàng và chậm rãi

Tĩnh lặng tâm trí, thả lỏng cơ thể của bạn và nhẹ nhàng thư giãn để nhận thức về sự hiện diện của Thiên Chúa

Hình dung Thiên Chúa đang chào đón bạn

Bước Hai: nhìn li mt ngày sng vi tâm tình t ơn

Dành chút thời gian để nhìn lại ngày sống đã trôi qua.

Cầu xin Thiên Chúa cho bạn thấy một ngày sống qua đôi mắt của Chúa. Trước sự hiện diện của Chúa, hãy nhìn lại một ngày với tâm tình tạ ơn.

Lòng biết ơn là nền tảng của mối quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa.

Chú ý đến những niềm vui và những thú vị

Tập trung vào những món quà/ân huệ trong ngày sống.

Nhìn vào công việc bạn đã làm, những người mà bạn đã làm việc chung. Bạn đã nhận được gì từ những người này? Bạn đã trao cho họ điều gì?

Chú ý đến những điều nhỏ bé – món ăn mà bạn đã ăn, những cảnh mà bạn đã thấy và những niềm vui bé nhỏ khác. Chúa ở trong từng chi tiết ấy.

Bước Ba: nhìn li mt ngày sng ln na và để ý nhng cm xúc ca bn

Nhìn lại những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy hoàn toàn đáng sống, những lúc bạn cảm thấy bình an, vui tươi, hạnh phúc, được an ủi, đầy đủ, được nối kết, được hử thách bản thân nhất, và những khoảnh khắc mà bạn cảm thấy gần gũi với Chúa.

Để cho một số khoảnh khắc này hiện ra trong tâm trí bạn. Đây là những khoảng thời gian của sự an ủi.

Chọn thời điểm mà bạn cảm thấy biết ơn nhất và ở lại với nó, cảm nhận nó. Hãy để tâm cách thức Thiên Chúa đang đưa bạn đến với những trải nghiệm đó nhiều hơn.

Dành chút thời gian để tạ ơn Thiên Chúa.

Bây giờ hãy nhớ lại bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy ít biết ơn hơn, những trải nghiệm là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy cạn kiệt năng lượng, bực bội, cáu kỉnh, tức giận, buồn chán, cô đơn, bị cô lập, không được chấp nhận, bị phân mảnh. Hãy mang những ký ức này đến trước mặt Chúa và cầu xin Ngài mang lại sự chữa lành mà bạn cần.

Bước Bốn: Chn mt điu ni bt trong ngày và cầu nguyện.

Chọn một điều nổi bật trong ngày và sử dụng điều đó làm chất liệu cầu nguyện của bạn.

Hãy xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho bạn một điều gì đó trong ngày mà Thiên Chúa nghĩ nó là đặc biệt quan trọng. Nó có thể liên quan đến một cảm giác – tích cực hoặc tiêu cực. Nó có thể là một điều quan trọng khi gặp gỡ một người khác hoặc một khoảnh khắc sống động của niềm vui hoặc sự bình yên. Nó có thể là một cái gì đó có vẻ khá tầm thường, hãy nhìn vào và cầu nguyện về điều đó.

Hãy để lời cầu nguyện phát xuất cách tự nhiên từ trái tim của bạn dù cho đó là lời cầu bầu, lời khen ngợi, ăn năn hay lòng biết ơn.

Bước năm: hướng đến ngày mai vi nim hy vng

Hướng đến tương lai, hãy xin Chúa ban cho bạn ánh sáng cho những thử thách phía trước

Chú ý đến cảm xúc nổi lên như khi bạn xem xét những gì sắp xảy ra

  • Bạn có nghi ngờ không? Hay phấn khởi? lo sợ? tràn trề một niềm hy vọng vui sướng? Để cho những cảm xúc này biến thành lời cầu nguyệ Món quà nào bạn nghĩ bạn có thể đặc biệt cần cho ngày mai? sức lực? năng lượng? Sự kiên nhẫn? lòng can đảm? Hãy cầu xin món quà đó.

Bn tp luyn vic Xét Mình càng nhiu, điu đó s càng d dàng t hin rõ hơn con đường mà Thiên Chúa đã vch ra trước mt bn.

Nguồn: “https://www.youtube.com/watch?v=pDQgjzJINdk”
Chuyển ngữ: Hoàng Vũ, S.J.

 

Kiểm tra tương tự

Giáo hội và Thuyết Tiến hóa: Câu chuyện về cuốn sách bị lên án

  Trong loạt bài về Giáo hội và Khoa học, chúng ta sẽ xem xét …

Cuộc phỏng vấn về Sứ mạng Truyền giáo

Trong bối cảnh của Năm Sứ Vụ – “Cùng Nhau Loan Báo Tin Mừng”, chúng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *