Lửa 39 – Yêu Thương Kẻ Thù

(mp3) Nghe bài Yêu Thương Kẻ Thù

Bạn trẻ thân mến,

Yêu thương kẻ thù là nét nổi bật của giáo lý Ki-tô Giáohãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”. Chúa Giê-su khẳng định nếu chúng ta thực thi như thế, chúng ta sẽ “được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời”. Mọi người, dù là dân ngoại, người ta cũng yêu thương người nhà và ghét địch thù, nếu người tín hữu chỉ yêu thương người nhà thôi, thì đâu có gì khác với những người kia đâu.

Vì sao chúng ta phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng ta. Không vì một lý do nào khác hơn là tự căn tính tất cả chúng ta, dù là gian ác, hiền lành, dù là da trắng, da màu, đều là anh em chung một cha trên trời. Ngài đã tạo thành và nuôi dưỡng chúng ta như nhau. Ngài “cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính”. Vì căn tính chúng ta là anh em, nên yêu thương nhau cũng là một đòi hỏi thuộc căn tính của chúng ta. Làm ngược lại với căn tính, trước hết chúng ta đã tự phản bội chính mình, trước khi phản bội đấng mà chúng ta vẫn gọi là Cha.

Yêu thương và tha thứ là hai người bạn luôn đi xong xong với nhau. Bài học tha thứ mà Chúa dạy các môn đệ trước cuộc khổ nạn là cúi mình phục vụ để tha thứ. Trong buổi tiệc ly, bên cạnh bài học phục vụ, Chúa muốn các môn đệ của Ngài biết tha thứ cha nhau. Sự tha thứ không cần bắc đầu bằng hành vi xin lỗi của người có lỗi. Nhưng người môn đệ đích thực của Chúa cần phải đi bước trước trong việc hòa giải này. Chính người tha thứ cần đi bước trước một cách khiêm hạ trước người được tha, là cúi mình phục vụ như một người tôi tớ đối với người có lỗi. Chúa nói với Phê-rô: “Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (Ga 13,8). Chúa biết Phê-rô còn vướng mắc một điều mà Phê-rô hiện tại chưa biết, Chúa biết Phê-rô sẽ chối Ngài. Qua hành vi rửa chân, Ngài muốn nói với Phê-rô rằng Thầy đã tha thứ cho anh. Rửa chân là hành vi làm sạch, cúi xuống rửa chân cho người khác là cúi xuống làm cho người khác được sạch; chính Ngài đã cúi xuốn để làm cho các môn đệ của Ngài được sạch. Ngài đã cúi xuống để tha thư hết những lỗi lầm mà Ngài biết các môn đệ của Ngài sẽ vấp phải. Cuộc sống thường nhật chẳng bao giờ thấy có kiểu tha thứ nào như kiểu tha thứ của Chúa. Còn bài học khiêm hạ nào tốt hơn để cho chúng ta học ngoài bài học mà chính Chúa dạy cho chúng ta.

Yêu thương và tha thứ kẻ thù không phải lúc nào cũng dễ, nhưng bạn đừng lo vì Chúa nói “Ơn ta đủ cho con”. Cha chúng ta ở trên trời luôn ban cho chúng ta dư dật ân huệ, Ngài ban cho người công chính cũng như người bất chính dư tràn những ơn cần thiết. Chỉ cần chúng ta mở lòng đón nhận, chỉnh cần chúng ta mở cửa lòng để Chúa ngự vào nhà mình, thì ta có thể làm được nhiều điều tuyệt vời mà ta không bao giờ giám nghĩ đến. Càng yêu thương, càng tha thứ, thì cánh cửa lòng ta càng mở lớn để đón nhận ơn Chúa.

Khi nói về chứng nhân tử đạo đầu tiên trên quê hương Việt Nam, á thánh An-rê Phú Yên, người ta nói đến câu thời danh của Ngài “ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu.” Chúa đã yêu chúng ta bằng một tình yêu tinh tuyền, Ngài yêu ta đến nỗi trở nên mọi sự cho chúng ta. Câu nói của An-rê Phú Yên ngày nay cũng vang lên trong lòng người trẻ “hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu Chúa dành cho chúng ta”. Chúa muốn chúng ta yêu thương ngay cả những người thù ghét, bách hại chúng ta. Sẽ hội con người sẽ đi về đâu nếu như chúng ta lấy oán hận đối lại oán hận. Chỉ có tình yêu và tha thứ mới làm cho những vết thương nơi tâm hồn con người được lành lành, chỉ có tình yêu và tha thứ mới mang lại bình an đích thực cho con người.

Lạy Chúa Giêsu
Xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ,
Nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói,
Dễ thấy Chúa hiện diện
Và hoạt động trong đời con.

Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,
Xin cho con đừng trở nên cứng cỏi,
Khép kín và nghi ngờ.

Xin dạy con sự hiền hậu
Để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân.

Xin dạy con sự khiêm nhu
Để con dám buông đời con cho Chúa.

Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm,
Vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài,
Hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.

RADIO VATICANA

CHUYÊN MỤC: Lửa

NGƯỜI VIẾT: Nguyễn Hiền Nhu

Kiểm tra tương tự

Bạn biết gì về Ngai tòa thánh Phêrô?

  Theo truyền thống, chiếc ghế nhỏ này từng được Thánh Phêrô sử dụng khi …

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *