MẾN YÊU HẰNG NGÀY
MỘT NGƯỜI PHẢI CHẾT
Thứ 7, 01-04-2023
(Ga 11, 45-56)
Trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người. Nhưng lại có những người đi gặp nhóm Pha-ri-sêu và kể cho họ những gì Đức Giê-su đã làm. Vậy các thượng tế và các người Pha-ri-sêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói: “Chúng ta phải làm gì đây? Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rô-ma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta.” Một người trong Thượng Hội Đồng tên là Cai-pha, làm thượng tế năm ấy, nói rằng: “Các ông không hiểu gì cả, các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.” Điều đó, ông không tự mình nói ra, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri là Đức Giê-su sắp phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối. Từ ngày đó, họ quyết định giết Đức Giê-su. Vậy Đức Giê-su không đi lại công khai giữa người Do-thái nữa; nhưng từ nơi ấy, Người đến một vùng gần hoang địa, tới một thành gọi là Ép-ra-im. Người ở lại đó với các môn đệ.
Khi ấy sắp đến lễ Vượt Qua của người Do-thái. Từ miền quê, nhiều người lên Giê-ru-sa-lem để cử hành các nghi thức thanh tẩy dọn mình mừng lễ. Họ tìm Đức Giê-su và đứng trong Đền Thờ bàn tán với nhau: “Có thể ông ấy sẽ không lên dự lễ, các ông có nghĩ thế không?” Còn các thượng tế và người Pha-ri-sêu thì ra lệnh: ai biết được ông ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt.
SUY NIỆM
Tuần Thánh sẽ bắt đầu vào Chúa nhật tuần này, đây cũng là thời gian để chúng ta chiêm ngắm Thánh giá của Chúa. Chúng ta cần nhìn ngắm từ mọi góc độ, để hiểu được những điều đã diễn ra, những gì Chúa Giêsu đã nếm trải, những gì các môn đệ gặp phải, và thậm chí cả những gì mà các Pha-ri-sêu và các thượng tế đã trải qua.
Hôm nay, bài trích Phúc âm cho chúng ta thấy suy nghĩ của Thượng tế Cai-pha. Những lời của ông ta thú vị ở chỗ chúng vừa đượm buồn, vừa mang tính tiên tri. Ông cùng với các Thượng tế và những người Pha-ri-sêu đã lên kế hoạch cho cái chết của Chúa Giê-su. Nhưng động cơ chính của họ là gì?
Chúa Giêsu đã trở nên nổi tiếng và họ sợ rằng điều đó sẽ thu hút sự chú ý của người La Mã và gây hoạ cho người Do Thái. Họ ghen tị vì Chúa Giêsu thu hút nhiều người đi theo Ngài. Vậy nên Cai-pha đã đưa ra lý lẽ rằng: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt. Nói cách khác, ông ta nghĩ rằng: Chúa Giêsu thì được mọi người yêu mến, và dân chúng nghe theo Ngài hơn là nghe theo các Thượng tế và những người Pha-ri-sêu, nên tốt hơn cả là họ loại bỏ “mối hiểm hoạ” để mọi thứ có thể trở lại như trước đây, khi dân chúng còn nghe theo họ.
Điều này cho thấy những người Pha-ri-sêu chỉ biết quan tâm đến bản thân và địa vị của họ hơn là về chân lý. Thật đáng ngạc nhiên khi một trong những lời chỉ trích của họ về Chúa Giê-su là: Ngài đã làm quá nhiều dấu lạ. Nếu các Thượng tế và Pha-ri-sêu kiếm tìm Chân lý, thì họ cũng đã nhìn thấy vinh quang uy quyền của Chúa Giêsu, họ sẽ tin tưởng và đi theo Ngài. Nhưng họ không thể từ bỏ cái tôi của mình để chấp nhận lời kêu gọi đi theo một ai khác ngoài chính họ. Họ đã không thể từ bỏ địa vị quyền lực hiện tại của mình.
Trong cuộc sống hằng ngày cũng vậy, chúng ta thường giống các Thượng tế và Pha-ri-sêu, muốn trở thành trung tâm của sự chú ý. Vì vậy, khi thấy người khác làm tốt hơn mình hoặc họ được khen ngợi, chúng ta thường ghen tị. Và sự ghen tị của chúng ta thường trở nên “đố kỵ”. Đố kỵ là khi chúng ta tức giận và buồn bực trước sự tốt lành của người khác. Chúng ta muốn hơn họ và muốn thấy họ phải thất bại.
Thật tuyệt vời khi chúng ta trở thành một trong những môn đệ trung thành của Chúa Giêsu. Điều này này đặc biệt quan trọng để chúng ta suy ngẫm trong tuần này, khi chúng ta chứng kiến sự thù nghịch ngày càng tăng đối với Chúa Giêsu, Chúa chúng ta. Bạn sẽ làm gì nếu bạn ở đó? Bạn sẽ sẵn sàng tiếp tục theo Chúa Giêsu bất chấp sự công kích của người khác? Khi sự thù địch dành cho Chúa Giêsu ngày càng nhiều, bạn sẽ quay lưng lại với Ngài hay ngày càng gần gũi với Ngài hơn trong tình yêu thương và cam kết gắn bó?
Phản tỉnh: suy ngẫm về cuộc thương khó của Chúa. Hãy để tâm trí của bạn bắt đầu suy xét về phản ứng và kinh nghiệm mà những người thời ấy đã có trong thời gian Tuần Thánh này. Đặt mình vào vị trí của họ và cố gắng gắn kết với Chúa Giêsu. Hãy cố gắng tìm thấy mình dưới chân Thập giá với Ngài vào Thứ Sáu Tuần Thánh với tình yêu và lòng can đảm, theo Ngài và yêu mến Ngài trong từng bước chân.
Lạy Chúa, xin cho con được bước theo Chúa trong Tuần Thánh này, và cho con lòng mến đủ để yêu Ngài ngay cả khi Ngài bị khước từ và đau đớn nhục nhã khôn nguôi. Xin giúp con trút bỏ tất cả sự đố kị và ích kỷ để nhìn thấy Ngài, đặc biệt là trong những đau khổ của người khác và sự tốt lành của họ. Chúa ơi, con tín thác vào Ngài.
____
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/6-fifth-week-of-lent/
One Man Should Die
Saturday of the Fifth Week of Lent
But one of them, Caiaphas, who was high priest that year, said to them, “You know nothing, nor do you consider that it is better for you that one man should die instead of the people, so that the whole nation may not perish.” John 11:49-50
As in the previous day’s reflection, it’s important for us to start putting our focus on the suffering and death of Jesus. Holy Week begins this Sunday, so this is the time of year when God wants us to look intently at His Cross. It’s important to look at it from all angles, to try to understand what was going on, what Jesus was experiencing, what the disciples were experiencing and even what the Pharisees and high priests were experiencing.
In today’s Gospel quoted above we see the thinking of Caiaphas, the high priest. His words are interesting in that they are both sad and prophetic at the same time. He, along with the other chief priests and the Pharisees, were beginning to plan and plot Jesus’ death. But what’s insightful is the apparent motivation of Caiaphas and the others.
Jesus was gaining popularity and they were afraid that this popularity would stir things up with the Romans. They were also jealous that Jesus had attracted so many. So Caiaphas offers the twisted logic that it’s better that one man die rather than all of the people. In other words, he appeared to think that because Jesus was becoming so popular, and the people were listening to Jesus more than they were to the chief priests and Pharisees, that it was better to eliminate the “problem” so that things could return to the way they were.
This reveals the fact that the Pharisees were more concerned about themselves and their status than they were about the Truth. It’s amazing that one of their criticisms of Jesus was that He was doing too many signs and wonders. How strange. If the chief priests and Pharisees were interested in the Truth, they would have also seen the glory and divine authority of Jesus and come to believe in Him and followed Him. But they couldn’t swallow their pride and accept the call to follow someone other than themselves. They couldn’t let go of their position of authority.
We often see this same experience in our daily lives. We want to be the center of attention. And so often when we see someone else do well or receive praise we can get jealous. And our jealousy can often turn into a form of envy. Envy means we are angered and saddened by the goodness of another. We can brew over it and want to see them fail.
The ideal is to be one of those faithful followers of Jesus. This is especially important to ponder this coming week as you witness the hostility grow toward our Lord. What would you do if you were there? Would you continue to stand with Jesus despite the attacks of others? As the hostility toward Jesus grew, would you back away from Him or grow closer to Him in love and commitment?
Reflect, today, upon the coming commemoration of the persecution of our Lord. Let your mind begin to ponder the many reactions and experiences people had that first Holy Week. Put yourself in their shoes and try to live it with Jesus. The goal is to find ourselves there at the foot of the Cross with Him on Good Friday with love and courage, standing by Him and loving Him every step of the way.
Lord, may I follow You this coming Holy Week. May I have the love I need to love You even in Your rejection and pain. Help me to shed all envy and selfishness and to see You especially in the sufferings of others and in their goodness. Jesus, I trust in You.