Mến Yêu Hằng Ngày – Kính Yêu Tôn Thờ

Mến Yêu Hằng Ngày – Kính Yêu Tôn Thờ

Thứ 2, 13-04-2020 (Mt 28, 8-15)

Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay.

Bỗng Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: “Chào chị em!” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.”

Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự.” Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay.

SUY NIỆM

Các bà rời khỏi mộ, tuy rất “sợ hãi” nhưng cũng rất đỗi “vui mừng”. Hai cảm xúc trái ngược nhau nhưng lại kết hợp mật thiết đến lạ. Làm thế nào mà một người có thể vừa sợ hãi, lại vừa tràn ngập niềm vui được? Phải chăng nỗi sợ hãi không lấn át niềm hân hoan? Hay ngược lại, niềm vui không dập tắt đi nỗi sợ hãi?

Tất cả được đúc kết bởi kinh nghiệm về “sự sợ hãi” của những người phụ nữ thánh thiện ấy. Dường như nỗi sợ mà họ đã trải qua là một trong Bảy Ơn Đức Chúa Thánh Thần, món quà của “nỗi sợ thánh”. Đây không phải là một sự sợ hãi theo định nghĩa thông thường, nhưng đó là một sự tôn kính, thảng thốt với niềm kính sợ. Đó là món quà dành cho các bà, để các bà nhận ra những ý nghĩa thâm sâu về những gì họ đã trải qua. Cùng một lúc, các bà đã đi từ đau khổ, đến sự kinh ngạc và sau cùng là niềm hoan hỉ tràn ngập trong lòng. Những người phụ nữ đó đã trải qua cảm xúc từ sự kinh ngạc thông thường đến một niềm hi vọng rằng Chúa Giêsu đã tự đánh bại sự chết. Họ đã từng cảm thấy rối bời nhưng cũng tràn đầy niềm tin, bởi mọi thứ diễn ra đã củng cố thêm đức tin nơi họ.

Đó cũng là kinh nghiệm mà mỗi người chúng ta cần có trong ngày Thứ Hai bắt đầu tuần Bát Nhật Phục Sinh này, nghĩa là ngày đầu tiên sau khi Chúa Phục Sinh. Chúng ta sẽ kỉ niệm Lễ Phục sinh trong tám ngày liên tiếp, đến ngày cao điểm là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.

 Vì vậy, tám ngày tiếp theo là những ngày mà chúng ta nên dành thời gian để cùng hòa mình vào khung cảnh của những người phụ nữ khi họ là những người đầu tiên nhận ra Đức Giêsu đã ra khỏi mồ.

Chúng ta cần để mình dấn thân vào mầu nhiệm Phục Sinh. Chúng ta phải xem xét những gì thuộc về mầu nhiệm. Phải cố gắng nhận thức được món quà quý giá này, cùng với sự thật rằng: “trong mầu nhiệm Phục Sinh, Chúa Giêsu đã phá hủy xiềng xích của tội lỗi, và Ngài đã hủy diệt sự chết. Thật tuyệt vời!”

Bạn có thực sự hiểu rõ về sự Phục Sinh của Chúa Kitô không? Không có gì là đủ cả. Một sự thật mà chúng ta cần khiêm tốn thừa nhận rằng: chúng ta cần hiểu về sự Phục Sinh của Chúa nhiều hơn nữa. Không những phải để cho lửa Phục Sinh thấm nhuần vào mỗi người chúng ta, mà còn phải để cho những tác động của mầu nhiệm ấy thay đổi bản thân, ăn sâu vào tâm hồn, và chúng ta được mời gọi để sẻ chia niềm vui ấy cho mọi người trong cuộc sống mới này.

Khi những người phụ nữ rời khỏi ngôi mộ, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng họ đã gặp được Chúa Kitô Phục Sinh. Và khi họ nhìn thấy Chúa Giêsu, “các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người”. Đây là hành động tuy nhỏ nhưng chứa đựng sự kính yêu và tôn thờ. Hành động đó cho chúng ta thấy rằng họ không chỉ tin, mà còn thể hiện sự tôn kính Ngài. Chúng ta cần bắt chước họ để được kết hợp mật thiết hơn với Chúa Giêsu.

Hôm nay, chúng ta cùng suy ngẫm về sự cao cả của mầu nhiệm Phục Sinh, và dành thời gian trong tuần này với sự tin yêu khiêm nhường. Hãy kính cẩn cúi mình xuống trước Chúa Kitô Phục Sinh. Có thể thực hiện điều đó trong sự thinh lặng của căn phòng, trong nhà thờ, hoặc bất cứ đâu mà bạn thấy thoải mái khi thể hiện sự thờ phượng, tôn thờ và lòng yêu mến Chúa. Khi bạn thực hiện điều này, bạn hãy đặt mình trước sự hiện diện của Chúa Ki-tô Phục Sinh, và hãy để Ngài bắt đầu biến đổi cách diệu kì cuộc sống của bạn!

 

Lạy Chúa, con tin! Con tin Chúa đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Cho con đi vào mầu nhiệm Phục Sinh của Ngài, đặc biệt là trong Tuần Bát Nhật này. Xin giúp con hiểu và trải nghiệm sự vinh thắng của Ngài trong cuộc sống con. Con tôn thờ Chúa với một tình mến sắt son. Chúa ơi, xin  giúp con thờ kính Ngài với tất cả tấm lòng con. Chúa ơi, con tín thác vào Ngài.

____

Nhóm Bạn Đường Linh Thao

Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/8-octave-of-easter/

They went away “fearful” but also “overjoyed.”  What a fascinating combination!  These two experiences do not at first seem like they go hand in hand.  How is one fearful while also filled with joy?  Wouldn’t fear undermine joy?  And wouldn’t joy seem to cast out fear?  This all depends upon what sort of “fear” these holy women were experiencing. 

It seems that the fear these women were experiencing was one of the Seven Gifts of the Holy Spirit, the gift of holy fear.  This is not a fear in the normal sense of being afraid.  Rather, it’s a fear that is better defined as a deep reverence, wonder and awe.  It’s a gift that enabled these women to recognize the profundity of what they were presently experiencing.  They were in awe, holy shock, amazement and filled with joy all at the same time.  They would have suddenly experienced the amazing realization and hope that Jesus had beaten death itself.  They were most likely confused but also filled with a faith that left them with a conviction that something extraordinary had just taken place. 

This is the experience we must have today.  Today is the second day in the Octave of Easter.  That means today is Easter Day once again.  We celebrate Easter Day for eight straight days culminating with Divine Mercy Sunday.  So these next eight days are days when we should spend extra time trying to penetrate and experience the same experience these holy women had as they first discovered that Jesus was no longer in the tomb.  We must let ourselves engage the mystery of the Resurrection.  We must see it for what it is.  We must strive to comprehend this gift and the amazing fact that in His Resurrection, Jesus destroys the effects of sin.  He destroys death itself.  Truly amazing!

Do you understand the Resurrection of Christ?  Not well enough.  It’s only the humble truth for each of us to admit that we need to understand the Resurrection more.  We must let not only the truth of the Resurrection sink in, we must also allow the effects of the Resurrection to change us.  We must allow the Resurrection of Christ to enter into our souls and invite us to share in this new life today.

As these holy women left the tomb, the Scripture tells us that they met the Resurrected Christ on their way.  And it tells us that when they saw Jesus they, “approached, embraced his feet, and did him homage.”  This is no small act of adoration and love.  This act of worship and adoration of Jesus shows that they not only believed, but also acted by worshiping Him.  We must do the same.

Reflect, today, upon the awesome event of the Resurrection and spend time this week in this humble adoration.  Try to literally bow down to the ground in homage before the Resurrected Christ.  Try to do this literally.  Perhaps in the silence of your room, or in a church, or any place that you can comfortably express this literal and physical act of worship and adoration.  As you do this, let yourself come face to face with the Risen Lord.  And let Him begin to more deeply transform your life!

Lord, I do believe.  I believe You rose victorious over sin and death.  Allow me, especially during this Octave of Easter, to enter into the great mystery of Your Resurrection.  Help me to understand and experience this overwhelming glory in my life.  I adore You with a profound love, dear Lord. Help me to worship You with all my might.  Jesus, I trust in You.

Kiểm tra tương tự

Mến Yêu Hằng Ngày, 26-12-2024

MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 5, 26-12-2024 (Mt 10,17-22) “Hãy coi chừng người đời. Họ …

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *