Mười con không nuôi nổi một mẹ

Câu nói ấy thấu tình đạt lý, giàu kinh nghiệm sâu xa của người xưa. Có nhiều phiên bản khác nhau, xin nói tới phiên bản: Một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ. Tưởng chừng như rất dễ hiểu, nhưng kỳ thực còn bao điều quý giá chất chứa trong những lời ngắn gọn ấy.

Một mẹ nuôi được mười con. Chẳng cần nói chi nhiều, chỉ cần nghĩ tới tình mẹ, nghĩ về sự hy sinh cả đời vì các con, cũng đủ để những người con cảm được giọt mồ hôi nhọc nhằn của mẹ, thấm sâu trong từng hạt cơm, từng nồi canh ngon. Nói ngắn gọn, đó là chữ Tình. Mẹ nuôi các con với tất cả chữ tình, với tất khả năng và điều kiện, với tất cả sức lực mà mẹ có.

Ngược lại, mười con không nuôi nổi một mẹ. Bởi vì, mẹ thì coi con như kho tàng quý giá nhất đời mình, còn các con lại coi mẹ già như “gánh nặng” phải mang. Đó là vì các con tranh dành nhau, ghen tỵ nhau. Nói ngắn gọn, các con đã quên đi Tình Mẹ mình nhận được, các con quên đi chữ Tình, và quên cái Tình mà mình cần dành cho mẹ và dành cho nhau.

Trong lúc đại dịch Cô Vy vẫn còn dai dẳng, có lẽ là thời gian thích hợp để làm đậm thêm chữ Tình, cho dù hoàn cảnh ngày càng thêm khó khăn, không chỉ sức khỏe, nhất là về công ăn việc làm.

Chữ Tình ấy, không chỉ vô cùng quan trọng trong gia đình, mà còn có tầm quan trọng hơn nữa, khi xét cấp độ thế giới. Nếu bạn từng đọc cuốn sách: 21 bài học cho thế kỷ 21, thì bạn sẽ gặp được những nhận xét khá “chua cay” của tác giả, tôi xin tạm diễn ý như sau:

Khi người ta nói đến các vùng đất trên thế giới, có lẽ phần lớn nghĩ về Tây Âu và Bắc Mỹ như các vùng đất hứa, vì thực thế con số cho thấy điều ấy. Số người đổ về, để đi học, đi làm, nhập cư vào đây, ngày càng nhiều, còn số người nhập ngược lại các vùng khác trên thế giới, kể là ít. Ví dụ, có thể tham khảo số người xin nhập cư vào Mỹ và Đức, vượt xa số người xin nhập cư vào Nga, hoặc cũng vượt xa số người xin nhập cư vào khối Ả Rập hoặc Trung Quốc… Bây giờ, xin quay trở lại một trong những chủ đề nóng nhất của châu Âu: đó là vấn đề người di dân tị nạn. Họ phải chạy tới châu Âu vì lý do chiến tranh, hoặc do nghèo khổ… Tóm lại, số người nhìn về châu Âu như miền đất hứa và là chỗ “duy nhất” để cập bến, khoảng chừng 1 đến 2 triệu. Trong khi đó, châu Âu với “hãnh tiếng” là cởi mở, tự do, bao dung và giàu có, với 500 hoặc 700 triệu người. Câu hỏi đặt ra: 500 triệu người giàu có và quảng đại, lại không muốn và không thể đón nhận 1 triệu người nghèo khổ hay sao? Thế thì còn hy vọng gì nhiều về các giá trị nhân sinh mà con người thường “nói to” trên diễn đàn thế giới?

Đương nhiên, bạn sẽ hỏi lại rằng, trong mỗi quốc gia, đều còn có bao nhiêu người vất vả, nghèo khó, chứ có phải ai cũng có điều kiện… Cho nên mỗi nước họ phải tự lo cho họ trước… Lý do thì nhiều, nhiều lắm. Ví dụ, trở về nước Việt mình, người nghèo thì vẫn thiếu từng đồng, công nhân viên mà được tăng lương thì tính vài chục nghìn mỗi lần, còn các vụ tham nhũng thì cứ tính nghìn tỷ này nghìn tỷ khác, thử hỏi sao mà hiểu được!

Xin trở lại chữ Tình, xin trở lại sự dối gian của lòng người. Nếu bạn làm được gì đó tốt cho gia đình, cho xã hội, dù là nhỏ nhất, thì hãy cố gắng làm, để chữ Tình lớn thêm. Tránh để các “khẩu hiệu to tướng và nói khoác” của cả ta lẫn tây đánh lừa. Ước được sống thực tế và thực Tình!

Tứ Quyết SJ

Kiểm tra tương tự

10 bước để củng cố Hội Thánh tại gia

  Gia đình là thể chế đầu tiên trên thế giới được Thiên Chúa thiết …

5 cách để mừng lễ Thánh Gia Thất

  Lấy cảm hứng từ các sách Phúc âm, chúng tôi chia sẻ năm cách …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *