Người Việt ta không nên nghĩ mình giàu hơn xưa!

hyvongCác báo cáo thường nói về những tiến bộ vượt bậc trong mấy chục năm đổi mới. Nhiều người dân cũng thường nói về nhiều điều mà thời nay có, trong khi thời xưa không có. Và thường có một kết luận khá hiển nhiên là: mình không còn đói khổ như xưa, mình giàu có hơn xưa. Xét theo một góc cạnh nào đó, từ góc nhìn của một người công dân, một người dân thường, tôi thấy thực tế không hẳn như vậy.

Thử nhìn và nghĩ một chút sẽ thấy. Đói khổ ngày xưa là do chiến tranh, là do nhiều áp bức và khai thác... rất nhiều lý do mà mọi người đã biết. Nhưng kỳ thực mà nói, chưa khi nào đói khổ là do chính người dân gây ra.

Tiếp đến, ngày xưa có thể có ít tiền. Nhưng thử nhìn lại một chút xem tiền là gì. Thời xa xưa, người ta chưa dùng tiền, mà trực tiếp trao đổi hàng hóa lấy hàng hóa. Sau đó, dần dần người ta dùng tiền để làm thứ trung gian mang mệnh giá tùy theo quy ước, để dễ dàng trao đổi mua bán. Như thế, đồng tiền cầm trên tay không nói được điều gì, nếu nó không đại diện cho những tài sản có thực. Thử nhìn mà xem, ngày xưa sông biển đầy tôm cá, rừng bạt ngàn, đồng ruộng phì nhiêu, không khí trong lành. Còn bây giờ, gần như… trong khi cả nước còn nợ không biết thực tế là bao nhiêu. Mỗi người có được ít tiền trong tay, nhưng kì thực là nghèo hơn xưa rất nhiều.

Không nên cứ kể về quá khứ đói khổ, để trốn tránh trách nhiệm của hiện tại, vì đói khổ ngày xưa là do những kẻ xâm lược và những kẻ xấu gây ra, còn ngày nay chậm phát triển, nợ nần chồng chất, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt lại do chính người nhà mình, chính “những người sáng suốt” gây ra.

Vốn sinh ra trong cảnh nghèo, nên tôi kinh nghiệm được cái nghèo rất cụ thể. Nhưng nước ta vốn rất giàu có về tài nguyên, mà giờ thì lại trở nên quá nghèo… Cái nghèo trong gia đình nhiều khi làm tôi vất vả, nhưng chưa khi nào tôi thấy khổ. Còn cái nghèo đi của đất nước thì thật là khổ tâm và cuộc sống người dân cũng khổ theo.

Nếu chạy đua kinh tế mà quên môi trường sinh thái, quên đạo đức, quên người dân, thì cuối cùng chỉ được mỗi cái con số ảo của lợi nhuận và sự phá hoại mà thôi.

Than thì cũng chẳng làm được gì, chỉ biết học khiêm tốn đón nhận cái khổ của đất nước, và cố gắng sống tốt trong hoàn cảnh của mình. Hy vọng tính vượt khó vốn có của người Việt được phát huy nơi tôi và nơi bạn.

Tứ Quyết SJ

Kiểm tra tương tự

Nói chuyện với trẻ em về các thánh tử đạo

Ngày lễ Các Thánh: Cách nói chuyện với trẻ em về các thánh tử đạo …

Bài học từ cha tôi!

  Quan sát một ông cụ 82 tuổi sửa máy hút bụi gợi mở một …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *