[Nhân đức trong gia đình] Sự khiêm nhường

“Đức Giêsu ngồi xuống, gọi nhóm Mười Hai và nói: ‘Nếu anh em muốn làm đầu hãy làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người.’”

Mc 9:33

1. Thế nào là sự khiêm nhường?

Sống khiêm nhường là cách bạn không xem mình quan trọng hơn người khác. Bạn vui khi phục vụ và ý thức rằng nhu cầu của người khác thì quan trọng hơn. Khi sống khiêm nhường, bạn không chỉ trích người khác và cũng không làm cho họ phải hổ thẹn. Sự khiêm nhường giúp bạn hiểu rằng cuộc sống là nơi để chúng ta học hỏi và để ý thức rằng tầm hiểu biết của chúng ta thì không quá quan trọng vì cuộc sống có những thứ quan trọng hơn tri thức nữa. Điều này giúp bạn không đòi hỏi mình phải đạt đến sự hoàn hảo. Khi mắc sai lầm bạn sẵn sàng rút ra bài học. Khi cần sự trợ giúp bạn không kiêu căng đến nỗi không thể xin người khác giúp mình.

Sự khiêm nhường là cách bạn dùng hết khả năng của mình không phải để thu hút sự chú ý nhưng là cách cho đi những gì bạn có. Cho không phải để gây ấn tượng với người nhận nhưng chỉ để trao ban.

2. Tại sao cần thực hành sự khiêm nhường?

Sự khiêm nhường là điều quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào sự trăng trưởng của bản thân hơn là để ý tới sai phạm của người khác. Tập trung cho sự tăng trưởng cũng không phải là một loạt những cố gắng để gây ấn tượng nơi người khác. Quả thực, nếu bạn cứ lo lắng tạo ấn tượng thì người ta sẽ nói cho bạn biết họ muốn bạn là chính mình chứ không đánh mất mình.

Sự khiêm nhường giúp bạn học từ chính những sai lầm của mình thay vì cảm thấy hổ thẹn. Sự khiêm nhường giúp bạn hành xử với người khác cách công bằng, khác biệt nhưng công bằng. Khiêm nhường giúp bạn tránh đưa ra định kiến và xét đoán người khác.

3. Cách thực hành

Để thực hành sự khiêm nhường, bạn đừng để ý quá nhiều tới điều người khác nói về bạn dù điều đó tốt hay không. Đừng mất năng lượng vào việc gây ấn tượng trên người khác. Hãy là chính mình và làm việc hết sức.

Sự khiêm nhường giúp cho bạn nhận ra mọi người đều là con người – mỗi người có những khác biệt nhưng vẫn là con người. Bạn không tốn thời giờ vào việc chỉ ra người này, người kia quan trọng, hay so sánh mình với người khác. Thay vì cạnh tranh, bạn cố gắng để hoàn thiện chính ân sủng mình được lãnh nhận. Khi bạn làm được những điều tuyệt vời, sự khiêm nhường nhắc nhở bạn nên tạ ơn thay vì khoe khoang.

Khi sống khiêm nhường, bạn không lo ngại đến lỗi lầm của mình nhưng bạn hăng hái để rút ra bài học. Bạn tập chú tới điều mình cần học hơn là những gì bạn đã làm được. Bạn chú ý tới sự trưởng thành của mình. Hãy nhớ đừng khi nào hành động như thể bạn đã hoàn thành viên mãn!

Người sống khiêm nhường phản ứng thế nào?

  • Bạn thấy rằng mình có thể chạy nhanh hơn những bạn khác?
  • Bạn thấy rằng bạn của mình thường được điểm cao hơn mình?
  • Bạn mắc phải một sai lầm lớn và làm tổn thương người khác?
  • Anh hoặc chị của bạn làm việc nhà và bạn nghĩ họ có thể làm tốt hơn?
  • Đâu là một trong những lỗi lầm “tốt nhất” bạn đã mắc phải – điều bạn đã học được nhiều nhất?

4. Dấu hiệu sự thành công?

Chúc mừng bạn! Bạn đang thực hành sự khiêm nhường khi:

  • Ý thức mỗi người là một con người – có sự khác biệt nhưng vẫn là một con người.
  • Tôn trọng sự đóng góp của người khác
  • Học từ chính sai lầm
  • Xin sự trợ giúp khi cần
  • Làm hết sức không phải để gây ấn tượng
  • Sống tâm tình tạ ơn thay vì khoe khoang

Hãy cố gắng khi:

  • Tin rằng có những người sinh ra đã tốt hơn người khác
  • Cảm thấy mình tốt hơn hay tồi hơn người khác
  • Xét đoán chính mình và người khác
  • Cạnh tranh và so sánh
  • Làm việc để gây ấn tượng trên người khác
  • Khoe khoang về thành tựu của mình.

Khẳng định:

Tôi là sống khiêm nhường. Tôi học được từ chính lỗi lầm của mình. Tôi không xét đoán người khác hay chính mình. Tôi quý trọng khả năng của tôi và tiếp tục để trưởng thành.

Chuyển ngữ: Hướng Dương

Kiểm tra tương tự

Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh

Phần lớn các bạn trẻ Công giáo cảm thấy được mời gọi bước vào đời …

Bố ơi, ai vậy?

Ông đang nằm nghiêng mình trên chiếc ghế sofa, vừa xem ti-vi vừa thưởng thức …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *