[Nhân Đức Trong Gia Đình] Tha Thứ

“Với những người phạm lỗi vì không biết, hãy sửa dạy và giúp họ sám hối vì Đức Chúa là Đấng tha thứ và giàu lòng thương xót”

AL-QUR’AN 16:19

  1. Tha thứ là gì?

Mọi người đều có lầm lỗi. Tha thứ là cách bỏ qua lỗi lầm của người khác và yêu thương họ như trước khi họ phạm lỗi. Sự tha thứ không có nghĩa là bạn không hề cảm thấy bị tổn thương, hoặc coi những chọn lựa sai lầm của người khác là đúng đắn. Nhưng tha thứ là tự cõi lòng, bạn cho người khác một cơ hội.

Mặc dù người khác sai trái, hoặc họ thực sự làm bạn bị tổn thương nhưng bạn có thể bỏ qua những gì họ đã làm. Bạn cũng không cứ vào lầm lỗi mà xét xử họ. Tha thứ là không trừng phạt người mắc lỗi cho dù họ đáng phải chịu như vậy.

Bạn cũng có thể tha thứ cho chính mình; nhất là những khi bạn làm những việc nuối tiếc và ước rằng mình đã không làm. Tha thứ cho chính mình là không trừng phạt bản thân, và không tuyệt vọng vì sự sai lầm. Bạn bước tiếp, sẵn sàng làm khác đi với lòng thương cảm cho chính mình và tin rằng bản thân có thể thay đổi.

  1. Tại sao cần thực hành tha thứ?

Đấng Tạo Hóa ban cho chúng ta có khả năng tự do để chọn lựa. Có tự do nghĩa là chúng ta có khả năng thực hiện điều tốt hay xấu. Với nhiều và rất nhiều lý do, nhiều khi chúng ta chọn làm những việc sai trái và gây tổn thương người khác. Mọi người có thể một hoặc nhiều lần trong đời đã làm như vậy. Đôi khi nó có thể là việc nhỏ như bạn không thực hiện điều đã hứa; đôi khi là những sự việc lớn hơn như nói dối hay trộm vặt. Khi một người bị tổn thương hay thất vọng tha thứ cho ta, ta có một cơ hội mới. Chúng ta có thể bắt đầu lại và làm điều đúng đắn.

Sự tha thứ rất quan trọng. Nếu bạn làm điều gì đó đáng hổ thẹn, nhưng bạn tha thứ cho chính mình, thì bạn có thể học được từ chính lỗi lầm đó. Những ai không tha thứ cho mình thì cũng khó tha thứ cho người khác.

Nếu ai đó không biết tha thứ thì người xung quanh cảm thấy lo lắng khi ở bên họ. Những người không thực hành sự tha thứ, thường xét đoán và chỉ trích người khác; đồng thời, ít cho người khác cơ hội để cải thiện.

Tha thứ là cách tốt nhất để động viên bản thân và người khác trở nên tốt hơn, cố gắng hơn và có những thay đổi cần thiết.

  1. Cách thực hành sự tha thứ

Trước hết, bạn có thể thực hành sự tha thứ bằng cách thừa nhận lỗi lầm của mình hay người khác đã gây ra. Đối diện với sự thật về những gì xảy ra cho chúng ta sự can đảm. Bạn có thể cảm thấy buồn và tức giận. Hãy để những cảm xúc đó đến và để chúng đi như chiếc lá trôi trên dòng nước.

Khi bạn tha thứ, bạn không trừng phạt người khác bằng cách trả thù hay mang ác cảm. Bạn cũng không trừng phạt mình bằng cách gán cho mình cái tên không tốt.

Hãy xem xét những gì xảy ra, trân trọng cảm xúc của bạn, hãy suy nghĩ, và quyết định điều gì cần thay đổi để sửa lại. Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta khi chúng ta nhìn nhận lỗi lầm. Bạn cũng có thể làm như vậy.

Điều khó tha thứ nhất trong bạn là điều sai trái lặp đi lặp lại. Đó là thói quen bạn khó có kiểm soát được. Khi bạn biết thực sự tha thứ cho mình thì mọi sự sẽ suôn sẻ. Hãy thay thói quen cũ bằng những cách thức mới để tha thứ cho chính mình. Nếu ai đó liên tục gây ra cho bạn điều phiền toái mà không xin lỗi thì sự tha thứ sẽ giúp cho họ. Bạn cũng cần tránh những dịp để họ có thể gây tổn thương cho bản thân.

Khi phạm một sai lầm, bạn xin Thiên Chúa chúc lành và ban cho bạn sự can đảm để thay đổi. Tha thứ cho phép bạn học được từ chính sai lầm. Đôi khi bạn là người thầy tốt nhất cho chính mình.

Một người có lòng tha thứ phản ứng thế nào?

  • Một người bạn tình cờ làm vỡ món đồ mà bạn thích?
  • Người khác trễ hẹn?
  • Bạn làm điều bạn cảm thấy nuối tiếc?
  • Bạn của bạn lấy đồ mà chưa hỏi ý kiến bạn?
  • Người khác nổi nóng, và xin lỗi muộn màng?
  1. Dấu hiệu của sự thành công

Chúc mừng bạn! Bạn đang thực hành sự tha thứ khi:

  • Ý thức rằng mọi người đều có lỗi
  • Nhận trách nhiệm về lầm lỗi của mình
  • Chia sẻ cảm xúc mà không trả thù
  • Không tạo cơ hội cho người bất cẩn làm tổn thương bạn
  • Sửa sai thay vì trừng phạt bản thân
  • Đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa

Hãy cố gắng khi

  • Sợ nhìn nhận lỗi lầm của mình
  • Xét đoán và chỉ trích người khác hay chính mình
  • Trả thù hay giữ ác cảm
  • Tạo dịp cho người bất cẩn làm tổn thương bạn
  • Cảm thấy tuyệt vọng và bất lực trước thói quen xấu
  • Cứ phạm cùng một sai lầm mà không chịu học hỏi

Khẳng định:

Tôi tha thứ cho chính mình và cho người khác. Tôi học được từ chính sai lầm của tôi. Tôi có thể thay đổi để sự việc tốt hơn.

Nguyên bản: The Family Virtues Guide: Simple Ways to Bring Out the Best in Our Children and Ourselves

Tác giả: Linda Kavelin Popov

Dịch giả: Hướng Dương

 

Kiểm tra tương tự

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *