Những người phụ nữ dùng đồng tiền tạo nên sự khác biệt

Điều gì sẽ xảy ra nếu người Công giáo nắm giữ tất cả tài sản trên thế giới này? Đặc biệt, nếu phụ nữ là người giữ tiền thì sao?

Thật thế, cỗi rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc (1 Tm 6,10), chứ không phải bản thân tiền bạc. Nếu việc kiếm tiền trở thành một thứ ngẫu tượng, thì ta chắc chẵn sẽ vấp ngã. Nhưng nếu ta sử dụng nó “để làm một điều tốt đẹp cho Chúa,” như lời Thánh Têrêsa Calcutta, thì nó, cùng lời cầu nguyện và hy sinh, sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu trên con đường nên thánh của ta.

Dưới đây là một vài mẫu gương cho ta trong việc sử dụng tiền bạc và quyền lực của mình để tạo nên sự khác biệt. Trong cương vị một người phụ nữ trong gia đình, họ đã khéo léo sử dụng của cải để phục vụ. Không phải sự giàu có, danh vọng, mà tình yêu với Đức Ki tô và với tha nhân đã thôi thúc họ.

Thánh Elizabeth nước Hungary

Philanthropist Saints.jpg

Làm sao một tạo vật khốn khổ như tôi có thể tiếp tục đội thứ vương miện cao quý trần gian khi vị Vua của tôi là Đức Giêsu Kitô lại đội mạo gai trên đầu?”

Thánh Elizabeth là Nữ hoàng thế kỷ 13, đã chọn một cuộc sống sám hối và khổ hạnh khi bà dễ dàng hưởng thụ một cuộc sống sung sướng và nhàn hạ nơi Hoàng cung. Quãng thời gian sống đời sống gia đình, bà đã chuyên tâm làm việc từ thiện và cầu nguyện. Sau khi chồng qua đời, bà trở thành một tu sĩ dòng ba Phanxicô và thành lập một bệnh viện để vinh danh Thánh Phanxicô. Thánh nhân qua đời ở tuổi 24 vì một cơn bạo bệnh, và có lẽ là bà đã tiếp xúc quá gần với bệnh nhân.

Trong một bài diễn văn năm 2010, Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI nói rằng, Thánh Elizabeth “là một tấm gương thực sực cho tất cả những nhà lãnh đạo: ở mọi cấp độ, việc thực thi quyền lực phải được sống như một công việc phục vụ công lý và bác ái, và luôn kiếm tìm lợi ích chung.

Chuyện kể rằng, một lần kia, Thánh nữ đưa một đứa trẻ bị bệnh phong về nhà và chăm sóc cho nó trên chiếc giường của mình. Khi biết chuyện, bà mẹ chồng đã phàn nàn với con trai mình về điều này. Ông đã đến bên giường, kéo lại tấm chăn; và kì lạ thay, ông nhìn thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh trên thập giá. Sau đó, ông đã nói với Elizabeth: “Elizabeth ơi! Em có thể đón những vị khách thế này. Anh rất cám ơn em vì điều đó.

Thánh Zélie Guérin Martin

Louis Martin and Marie-Azélie Guérin - Wikidata

Tôi muốn trở thành một vị thánh; nó sẽ không dễ dàng chút nào. Tôi có rất nhiều gỗ để chặt và nó cứng như đá. Lẽ ra tôi nên bắt đầu sớm hơn, trong khi nó không quá khó khăn; nhưng trong mọi trường hợp ‘muộn còn hơn không.”

Mẹ của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Zélie Martin, là một người vợ, một nữ thợ thủ công, một chủ doanh nghiệp, và là mẹ của chín người con (bốn người trong số họ đã qua đời khi còn nhỏ). Zélie không chỉ nuôi dạy một vị Tiến sĩ Hội Thánh mà còn là một người Công giáo đạo hạnh, một tu sĩ dòng ba Phanxicô, và một bà chủ tốt bụng.

Những lá thư của bà tiết lộ rằng bà rất mong muốn có thể từ bỏ công việc kinh doanh để dành nhiều thời gian hơn cho các con gái, nhưng những lá thư ấy cũng thể hiện lòng rộng lượng của bà với nhân viên của mình. Thánh nhân luôn cố gắng trả lương xứng đáng cho nhân viên của mình, thăm nom họ khi họ đau yếu và làm tròn trách nhiệm một bà chủ. Thánh nữ và chồng, Thánh Louis Martin (người đã từ bỏ công việc kinh doanh đồng hồ của riêng mình để làm việc cùng vợ), luôn quan tâm đến những người cần được chăm sóc. Họ dành thời gian và tiền bạc của mình cho người nghèo.

Thánh Katharine Drexel

Saint Katharine Drexel Society - The Basilica of Saint MaryThánh Thể là tinh thần của chúng ta, là món quà vô giá của mỗi người.”

Thánh Katharine Drexel là con gái của một chủ ngân hàng giàu có và một nhà từ thiện người Mỹ. Ông luôn dạy cô rằng, “của cải phải được chia sẻ cho những người có nhu cầu.” Mẹ kế của Katherine, Emma, dành ba ngày mỗi tuần để mở cửa phục vụ người nghèo. Bà dạy Katharine và các chị em của cô làm điều tương tự. Theo một hội từ thiện ở Mỹ, gia đình thánh nhân “đã quyên góp khoảng 11 triệu đô la hàng năm cho các hoạt động từ thiện.”

Là một giáo dân và sau đó là một nữ tu, Katharine đã dành phần lớn tài sản thừa kế của mình cho công việc truyền giáo và từ thiện với người Mỹ bản địa và người Mỹ da đen. Bà thành lập Dòng Nữ tu Thánh Thể vào năm 1891; cho đến ngày nay, sứ mạng của họ là “chia sẻ sứ điệp Phúc âm với người nghèo, đặc biệt là giữa các dân tộc Mỹ da đen và thổ dân da đen, và thách thức mọi hình thức phân biệt chủng tộc cũng như những bất công đã ăn sâu vào thế giới ngày nay.

Thánh Elizabeth Ann Seton

Biography: Elizabeth Ann Seton

Mục đích đầu tiên trong công việc hàng ngày của chúng ta là làm theo thánh ý Thiên Chúa; thứ hai là làm theo cách Người muốn; và thứ ba là làm vì đó là ý muốn của Người.”

Vị thánh đầu tiên sinh ra ở Mỹ, Elizabeth Ann Seton được lớn lên trong một gia đình Episcopalian (The Episcopal Church – TEC – Khối Hiệp thông Anh giáo). Khi trưởng thành, cô đã cải đạo sang Công giáo. Năm 1794, cô kết hôn với một doanh nhân giàu có, và họ đã có với nhau năm đứa con. Cô đã yêu thương phục vụ gia đình cách trọn vẹn, chăm sóc những người kém may mắn và phát triển tôn giáo. Khi người chồng qua đời, và chính thức trở thành người Công giáo, cô đã phải đối mặt với “ba năm đấu tranh tài chính và phân biệt đối xử xã hội.”

Năm 1809, Elizabeth thành lập Dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Giuse (the Sisters of Charity of St. Joseph’s). Các nữ tu tuyên khấn khó nghèo, khiết tịnh, vâng lời, và phục vụ người nghèo và đặt nền tảng cho nền giáo dục Công giáo ở Hoa Kỳ. Dù không sống giàu có và dựa vào lòng hảo tâm của những ân thân nhân, nhưng thánh nhân đã bắt đầu cuộc sống của mình trong đặc ân và học được giá trị của lòng bác ái từ rất sớm. Thánh nữ không bao giờ để cho công việc phục vụ của mình kết thúc khi thu nhập vẫn còn.

Ở những thời điểm khác nhau, với những cuộc đời khác nhau, những người phụ nữ này đều cho ta thấy rằng, nghèo về tinh thần không phải lúc nào cũng nghèo về vật chất. Như đôi tâm tình của Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong cuốn Đường Hy Vọng như sau: “Dùng của cải cách quảng đại, trọng của cải cách tế nhị, xa của cải cách anh hùng; vì không phải của con, chính là của Chúa trao cho con sử dụng, của người nghèo.” Ta luôn được mời mọi sử dụng tiền bạc như phương thế phụng sự Thiên Chúa.

Chúa là gia nghiệp chưa đủ cho con sao?

(Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Lyeur Nguyễn

Nguồn: https://www.catholicwomeninbusiness.org/articles/2021/5/27/philanthropist-saints-4-women-who-used-their-money-to-make-a-difference

Kiểm tra tương tự

Chương trình LỜI CHÚA LÀ HỒN SỐNG

  Nếu Bạn say mê Lời Chúa, Nếu bạn thật tâm muốn để Lời Chúa …

Cái chết

  Nghĩa tử là nghĩa tận. Cái chết chấm hết mọi thứ. Chết là xong… …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *