Qùa tặng của sự đón nhận

 

Tác giả: Robin Seelan, S.J.

Thiên Chúa, Đấng hòa giải

Món quà là đón nhận

Tôi, một tội nhân

Tất cả chúng ta đều khao khát được người khác chấp nhận. Ta khao khát được cha mẹ, bạn bè, bà con lối xóm, cộng đoàn, những người có quyền, những người thiện chí, những người nắm giữ cổ phần, v.v. chấp nhận. Khi không được chấp nhận, lòng ta có thể trở nên muộn phiền (có những người buồn rầu đến mức cùng cực và phải quyên sinh). Cảm thấy được chấp nhận là một nhu cầu thiết yếu của con người, và khi điều ấy được trao ban cách nhưng không, nó trở thành quà tặng tuyệt vời.

Thiên Chúa trao ban món quà của sự đón nhận: Ngài chấp nhận chúng ta, mặc cho nơi chúng ta, vẫn còn những VẤP NGÃ, SAI PHẠM, VÀ THÓI XẤU. Thiên Chúa chấp nhận chúng ta bởi vì bản tính CỦA NGÀI, không phải vì bản tính của chúng ta. Bản tính của Ngài là luôn luôn yêu thương, tha thứ, thánh thiện, v.v. Do đó, quà tặng của sự đón nhận nơi Ngài vén mở cho chúng ta về Lòng Quảng Đại CỦA THIÊN CHÚA.

Điều đáng nói nhất lúc này là bằng cách nào, chúng ta đón nhận quà tặng ấy. Cũng giống như những quà tặng khác, quà tặng của sự đón nhận cũng phải được lãnh lấy. Chúng ta chỉ có thể lãnh nhận món quà ấy từ Thiên Chúa khi chúng ta TRỞ VỀ VỚI NGÀI.

  • Đón nhận

Trước khi nhận lãnh món quà được Thiên Chúa chấp nhận, chúng ta cần chấp nhận chính mình như mình là, với tình trạng mỏng giòn yếu đuối, dễ bị tổn thương và đầy những thiếu sót. Ra khỏi cái mặc cảm tội lỗi, chúng ta cũng cần chấp nhận cả những thất bại trong quá khứ (phải cẩn thận, không lặp đi lặp lại những dằn vặt về quá khứ của mình – đó là mặc cảm tội lỗi). Chúng ta cần chịu trách nhiệm về những hành vì và thái độ của mình, đồng thời cũng chấp nhận rằng những mối tương quan của chúng ta có phần hời hợt và rằng đôi khi chúng ta không được người khác chú ý lưu tâm.

Trở về với Thiên Chúa và lãnh nhận quà tặng được chấp nhận của Ngài cũng bao hàm việc chấp nhận người khác như họ là, đặc biệt đối với những yếu đuổi nơi họ. Khi ta yêu mến một cách sâu đậm, ta có thể chấp nhận người ấy với tình trạng mong manh và dễ bị tổn thương nơi họ. Nhưng ta đối xử thế nào đối với người ta chẳng ưa? Hãy chấp nhận nhau vì vinh quang Thiên Chúa như Đức Kitô đã chấp nhận ta. (Rm 15, 7) Điều này có nghĩa là THA THỨ CHO NGƯỜI KHÁC và KHÔNG XÉT ĐOÁN HỌ.

  • Ăn năn hối cải

Trở về với Thiên Chúa cũng bao hàm một thái độ hối cải ăn năn. ‘Con ước rằng con đã không làm điều ấy – con thực lòng xin lỗi – ấy là một mức độ của sự quyết tâm. “Một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài chẳng khinh chê.” (Tv 15, 19) Chúng ta cũng nhớ lại rằng lời cầu nguyện của người thu thuế đã được chấp nhận, trong khi lời cầu nguyện của người Pharisiêu công chính thì không, bởi vì không có vẻ gì cho thấy sự ăn năn hối cải nơi người Pharisiêu. “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.” (1 Pr 5:5)

Điều nghiêm trọng trong thế giới ngày hôm nay là vấn đề con người MẤT ĐI CẢM THỨC TỘI LỖI. Điều ấy cho phép người ta nghĩ rằng làm tồn thương người khác thì có hề hấn chi (làm tổn thương bằng lời nói, thể lý, cảm xúc, giới tính, v.v.) Đó là kết quả của việc làm cho cái tôi của mình trương phình ra và người khác biến thành những đối tượng vô danh, có thể dễ dàng vứt bỏ.

  • Không sẵn lòng

Không sẵn lòng trở về con đường cũ – một dấn thân mạnh mẽ để HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC – là cần thiết trong tiến trình trở về với Chúa. Đứa con hoang đàng ‘trở về với cảm thức của anh ta’, và quyết định không theo lối sống đó nữa. Chỉ sau khi quyết định, anh mới đi về cùng người cha. Sự không sẵn lòng trở về lối suy nghĩ, hành động, v.v. xưa cũ rất cần thiết cho tiến trình trở về cùng Thiên Chúa.

Tôi có sẵn lòng chấp nhận rằng tôi là một con người mỏng giòn yếu đuối? Tôi có chấp nhận những đổ vỡ của chính tôi? Tôi đã tha thứ cho mình chưa? Tôi phải làm gì với những âu lo và mặc cảm tội lỗi? Tôi đón nhận người khác được chừng nào, ngay cả khi họ chưa nói lời xin lỗi?

Kinh Thánh nói

  • Mát-thêu 18, 21-22

Tha thứ bảy mươi lần bảy

  • Mác-cô 11, 25-26

Tha thứ trước khi dâng lễ vật

  • Roma 15, 1-2

Nâng đỡ những người yếu đuối

  • Mát-thêu 18, 23-35

Dụ ngôn người mắc nợ không biết xót thương

 Người ta nói

  • “Tội là chống lại lý trí, sự thật, và lương tâm ngay chính; là sự thất bại trong tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và tha, vì quyến luyến lệch lạc với các thụ tạo” – Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo
  • “Bảy loại tội xã hội là: Giàu có không do lao động; lạc thú vắng bóng lương tâm; kiến thức mà không có cốt cách; thương mại phi đạo đức; khoa học phi nhân đạo; thờ lạy mà không có sự hy sinh; chính trị không có nền tảng; (Từ một bài giảng của Frederick Lewis Donaldson tại Westminster Bbbey, London, vào ngày 20.03.1925)” – Frederick Lewis Donaldson
  • “Khi mọi thứ đã được nói ra và đã hoàn tất, đời sống Đức tin cũng bằng không nếu sự bất hòa vô tận trong tâm hồn cùng với tất cả mọi vũ khí sẵn sàng chống lại loài người vẫn còn đó.” – Dietrich Bonhoeffer, Cái Giá cho Người Môn Đệ
  • “Chuyện xảy ra như sau: Có một người là tội nhân công khai. Anh ta bị rút phép thông công và bị cấm bước vào nhà thờ. Anh ta than phiền với Chúa, ‘Họ không cho con vào, Chúa ơi, vì con là một tội nhân.’ ‘Con đang than phiền về điều gì?’ Chúa hỏi. ‘Họ thậm chí còn chẳng cho Ta vào nữa con ơi.”Brennan Manning, The Ragamuffin Gosple: Good News for the Bedraggled, Beat-Up, and Burnt Out

Chuyển ngữ: Đaminh Phan Quỳnh, S.J.

Nguồn: Robin Seelan, S.J., The Gifts, (Banglore, India: Asian Trading Corporation, 2016), 54-59.

Hình minh họa: Intetnet

Kiểm tra tương tự

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *