Tâm tình linh thao sinh viên

Không biết từ bao giờ con thích các cánh cổng to. Dù đứng bên ngoài hay đứng bên trong cánh cổng, tâm trạng cũng rất nhiều.

Ngày đầu tiên đến Chủng viện Thánh Tâm Thái Bình, cổng đóng. Con – một con người bé nhỏ, đeo một Balô to bự, bỏ trốn khỏi thế gian – về nhà Cha nương náu. Có vẻ như Thánh Phêro bận, ngài đi đâu đó một lúc,để con chờ cũng khá lâu. Tựa vào cánh cổng con tự nhủ “về nhà rồi”. Cha đứng đó chờ con,mỉm cười hiền hậu. Con ra đi toàn vẹn, giờ trở về đầy vết tích: vết tích của thế gian, vết tích của xã hội xô bồ, vết tích của chính bản thân con….Mệt mỏi.

Ngài đứng đó,

Đã từ lâu,

Chờ con về,

Chờ con trở về….

  Hôm nay, sau hai ngày được ở nhà…khác c hẳn. Khóc cũng đã khóc rồi, tâm sự cũng đã tâm sự rồi, ăn uống ngủ nghỉ cũng ko phải bàn. Ngài lo cho con từng chút, an ủi vỗ về. Ngài cưng nựng, yêu chiều con như vậy, bao giờ con mới lớn được đây. Nhưng ở bên Ngài rồi, có cần phải lớn nữa ko?

Về nhà rồi, con cười, Ngài cũng cười suốt thôi. Bởi đó là niềm hạnh phúc trọn vẹn, mà không, phải là tròn đầy mới đúng. Để rồi, con tự nghĩ  “ở nhà thật tốt!”.

Một buổi chiều êm ả, con đang đi dạo, còn Ngài đang “làm việc”. Nhà mình có nhiều cổng to thật đấy ạ.

– Ngài trêu: “sao nhìn con cứ giống như muốn đi ra ngoài vậy”.

-“Ko có, con chỉ đang nghĩ,nếu con ra đó rồi sẽ thế nào”, mắt ươn ướt. Cha nhìn con trìu mến.

Định chạy lại chỗ Cha thì thấy có bạn đang ở đó, con nghĩ  “cho bạn mượn Cha đó”. (Con ngốc: Cha ko chỉ của riêng con cơ mà). Mỉm cười bởi ý nghĩ “hào phóng” của mình. Cha làm việc. Cha ko có thời gian dành cho con nhiều,nhưng con không buồn. Bởi con biết, Cha luôn ở đó. Con biết, Cha cũng nghĩ vậy.

Lần đầu tiên con nhận ra hạnh phúc trọn vẹn, đó là dù Cha bận, hay con bận, Cha vẫn yên tâm, con vẫn vui vẻ vì biết rằng Cha – con luôn ở bên cạnh. Hạnh phúc thật giản dị, phải không ạ. Con nhận ra: yêu chỉ đơn giản là yêu, không cần lý do, không phải cầu kỳ. Chỉ cần Cha luôn được bình an.

  Thế rồi con tham lam thêm chút nữa, muốn được ở bên Cha nhiều hơn, bởi cứ nghĩ đêm ngày đi mà lòng nặng  trĩu. Bỗng có một suy nghĩ vụt qua đầu con: khi người ta yêu rồi, họ chỉ muốn giữ người đó cho riêng mình, đó gọi là sự chiếm hữu. Vậy tình yêu phải lớn như thế nào mới có thể như Cha: sai Con Một của mình xuống để chết vì tội lỗi con. Tình yêu phải lớn như thế nào mới để con ra khỏi xã hội dù biết rằng: có thể Cha sẽ mất con. Cha luôn nói: Cha tôn trọng tự do của con. Vậy, Cha có sợ mất con???

Lại gần con, Cha từ tốn trả lời: “Cha sợ! Nhưng tình yêu của Cha đủ lớn để đánh bại nỗi sợ ấy. Bởi Cha biết, nếu không để con ra đi, không để con chiến đấu với thế giới, với ma quỷ, không để con tự trưởng thành, liệu con có cảm nhận đủ…Tình yêu.

Tình yêu của Cha đủ lớn để giữ con trong lòng bàn tay Cha, và cũng đủ lớn để cho con tự bước đi trên đôi chân của mình. Tình yêu trưởng thành là tình yêu biết cho đi, biết san sẻ, đó mới là Tình yêu Vĩnh cửu. Khi con cứ giữ điều gì đó cho riêng mình, một ngày nào đó, con sẽ mất đi điều đó. Nhưng khi con biết cho đi, điều đó sẽ sinh hoa kết trái. Đó chính là tình yêu của Cha.

Hãy nhìn lại con đi, xã hội đã tàn phá con. Con ra đi trọn vẹn, rồi trở về đầy vết tích. Nhưng xã hội dạy cho con trưởng thành, dạy cho con biết phản biệt đúng- sai, phải- trái. Cộng với tình yêu của Cha, giờ con đã biết thế nào là cho đi, thế nào là Tình yêu thật sự”. Nhìn Cha mỉm cười, con nhỏ nhẹ: “Vâng, giờ con đã biết, thế nào là: yêu Cha trọn vẹn”.

Nhìn ra cổng Đại Chủng Viện, tâm con chợt bừng sáng một niềm xác tín: dù ở đâu, con cũng không sợ nữa. Bởi tình yêu của Cha dành cho mỗi người chúng con sẽ trải rộng, trải rộng hết cả nỗi sợ do thế gian này gây nên!

 

Bài: An-na Ngọc Hà – một thao viên khóa Thái Bình

 

Kiểm tra tương tự

Thế giới kịch nghệ đã ảnh hưởng thế nào đến thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II

  Từ khi còn trẻ, chàng thanh niên Karol Wojtyła đã bị cuốn hút vào …

Làm gì cũng được, miễn là làm cùng nhau

Nhóm SVCG Lạc Hồng chính thức sinh hoạt và có những định hướng ban đầu …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *