Năm nào cũng vậy, Đắc Lộ không dâng lễ Giao Thừa, nhưng dâng Lễ Tất Niên, như một cách thức để TẠ ƠN và TẠ TỘI với Chúa về một năm qua. Hơn nữa, lễ Tất Niên thì tổ chức sớm hơn, vào lúc 8 giờ tối, để sau đó, các gia đình về nhà tổ chức kinh tối và đón giao thừa, rồi chúc Tết cho Cha Mẹ, Cha Mẹ lì xì cho con cái vào giây phút linh thiêng này thì thuận tiện hơn. Các gia đình được khuyên khích sử dụng giờ phút giao thừa để sống cho gia đình hơn là tập thể.
Tuy nhiên, các nhóm trẻ sau thánh lễ, cảm thấy đã có bầu khí của niềm vui, nên vẫn còn lán lại gặp gỡ chuyện vãn với nhau đến hơn 10 giờ mới về nhà. Điều đó cũng không đến nỗi muộn lắm, vì hoàn cảnh một số bạn muốn ở lại “nhà xứ” để “chuyện vãn cuối năm”, vì đối với các bạn này, gia đình của các bạn có thể gọi là “neo đơn”, về sớm cũng không có xum họp, nên các bạn đã ở lại chơi với cha Đặc Trách. Một vài bạn chọn đi công tác từ thiện, nên cũng tiện ở lại luôn để có ít giờ phút “sống giây phút giao thừa” với nhau, chờ đến giờ đi “từ thiện” nói chuyện và phát quà cho người nghèo. Đây là sáng kiến của một số các bạn trẻ, đi ăn giao thừa với người nghèo, cũng là một sáng kiến hay.
Với cộng đoàn, qua những hình ảnh được ghi, chúng ta có thể thấy họ đã “ăn mặc đẹp” rồi để đón tết. Và bầu khí trước, trong và sau thánh lễ khá âm cúng. Đúng là một cộng đoàn nhỏ, đem lại “tình thân” trong ngày Tất Niên,.
Ấy vậy mà sáng hôm sau, mồng một Tế, số người tham dự thánh lễ ở Nhà Nguyện vẫn không giảm. Họ cũng đông đảo như đêm Tầt Niên hôm trước. Sau thánh lễ, thì đại diện 12 nhóm rút lộc Lời Chúa và nhận “lì xì” năm mới. Một số người ở lại ăn sáng với cha Đặc Trách, đến hơn 10 giờ sáng mới về (Thánh Lễ Tân Niên bắt đầu lúc 7 giờ 30 sáng, vì là ngày Chúa Nhật.
Hôm sau, ngày mồng 2 Tết, ngày Kính Nhờ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ, cứ tưởng là nhà nguyện ít người. Những không ngờ, vào những phút chót, bà con dũng đến đầy nhà thờ bên trong, và ít hơn đôi chút bên ngoài. Như vậy Nhà Nguyện I-Nhã đã có số giáo dân cố định.
Bài giảng của Cha Sĩ Nghị về chữ Hiều trong văn hóa VN đã giúp rất nhiều, để thấy, đạo Hiếu là con đường phụng sự Chúa: “Chí ư đạo, cứ ư Đức, y ư nhân, du ư nghệ.” (Đặt chuẩn đích ở Đạo, Cậy nhờ vào Đức Hạnh, Nương theo Điều Nhân, Tiêu khiển ở Nghệ Thuật) đúng tinh thẩn VN như ông Phạm Đình Khiêm đã ghi nhận như vậy trên bàn thờ Tổ Tiên ở nhà ông.
Đắc Lộ đã có các thánh lễ đầu năm tươm tất và ấm cúng.
[youtube width=”600″ height=”400″]http://youtu.be/gpEgy8Su9rs[/youtube]
Thông Tin của Cha Đặc Trách Vĩnh Sơn SJ