Thứ ba, sau CN VII Mùa PS – Ga 17, 1-11

– “Phần con, con đến cùng cha” (c. 11a), câu nói này của ĐGS làm cho chúng ta nhớ đến bối cảnh của những lời nói thâm sâu mà ĐGS ngỏ với các môn đệ và với Chúa Cha: “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.” (Ga 13, 1).

– Có thể nói, con đường ĐGS trờ về với Chúa Cha, là con đường yêu thương những người thuộc về Ngài còn ở thế gian cho đến cùng. Những người thuộc về Ngài là các môn đệ đang có mặt, và là những người thuộc Ngài ở mọi nơi và mọi thời, trong đó có chúng ta hôm nay. Bởi vì, “Ki-tô hữu là người thuộc về ĐKT”. Thực vậy, Ngài đã làm tất những gì có thể làm được để bày tỏ tình yêu đến cùng này:

  • Trong bầu khí thân mật của bữa ăn cuối cùng: Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ, vốn là hành vi có tầm mức Thánh Thể và loan báo mầu nhiệm Thập Giá.
  • Ngài nói những lời mặc khải sâu xa nhất về Chúa Cha và về Chúa Thánh Thần: Cha Thầy và Thầy là một; Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, sẽ được sai đến để dẫn đưa chúng ta vào trong tất cả sự thật của ĐKT.
  • Và Ngài đã nói những lời dặn dò sâu xa nhất về tương quan Thầy-Trò qua hình ảnh cây nho: Thầy là thân nho, chúng con là cành nho; như Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như thế; anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.

– Và ở đây, Đức Giêsu bày tỏ tình yêu của Ngài dành cho các môn đệ, ngay trong lời nguyện thiết thân nhất và sâu sa nhất của Ngài ngỏ với Chúa Cha. Nghe những lời Đức Giêsu nói với Cha, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, các môn đệ có một vị trí trung tâm trong tương quan Cha-Con; và điều đánh động chúng ta nhất, đó là các môn đệ, chính là quà tặng mà Chúa Cha ban cho Đức Giêsu (c. 2.6.9).

– Rốt cuộc, chúng ta khám ra rằng, tình yêu đến cùng của Đức Giêsu bắt nguồn từ tình yêu đến cùng của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Xin cho chúng ta xác tín về tình yêu TC dành cho cho chúng ta, như thánh Phaolo nói: “không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu TC được thể hiện nơi ĐKT”. Và chính tình yêu này gìn giữ và nuôi dưỡng ơn gọi của chúng ta, chứ không phải bất cứ điều gì khác.

 

Kiểm tra tương tự

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Bạn biết gì về Ngai tòa thánh Phêrô?

  Theo truyền thống, chiếc ghế nhỏ này từng được Thánh Phêrô sử dụng khi …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *