Thứ hai, sau CN XII TN

Ngày 20/6/2011
Thứ hai, sau CN XII TN

Mt 7, 1-5

– « Anh em đừng xét đoán ». Lời này của ĐGS, nếu được dịch sát nghĩa, thì sẽ là: « anh em đừng tự đặt mình như là thẩm phán ». Thẩm phán là người có quyền cao nhất ở tòa án : trước khi xử án, ông đã phải nghiên cứu hồ sơ vụ án thật kĩ ; và trong quá trình xử án, trước khi kết án và ra hình phạt chiếu theo luật hiện hành, ông phải nghe các bên đối chất với nhau, nghe các lời biện hộ, thảo luận với các phụ tá.

– Như thế, không cần phải là nhà chuyện môn, ai trong chúng ta cũng biết rằng định tội một người là điều không hề đơn giản ; và có những phiên tòa kéo dài ; đôi khi phải tạm dừng việc xét xửa để điều tra lại ; và có khi phải chuyển vụ án lên cấp cao hơn. Khó định tội, không phải chỉ vì thiếu chứng cứ, nhưng còn vì động lực của người tố cáo không luôn luôn ngay thẳng, và còn vì hành vi phạm tội cần phải đặt lại trong bối cảnh ngoại tại và nội tại : phạm nhân có tự do không, có những khổ tâm nào, đang sống trong hoàn cảnh nào, đã trải qua những kinh nghiệm gì… ?

– Vì thế, lời mời gọi của ĐGS : « anh em đừng xét đoán », không chỉ để khỏi bị TC xét đoán, nhưng còn là một lời gọi rất hợp lí. Bởi vì, chúng ta không phải là thẩm phán đối với người khác; và nếu chúng ta tự coi mình là thẩm phán, thì hãy biết rằng để kết tội một người là điều không hề đơn giản.

– Và để thuyết phục chúng ta đừng xét đoán, Đức Giêsu còn đưa ra một lí do nữa, đó là sự hiện diện của cả cái xà trong mắt chúng ta và cọng rơm trong mắt người khác; ở đây có sự tương phản rất lớn : một đàng là cả một khúc gỗ, một đàng là chỉ có một cọng rơm mà thôi.

– Điều này có nghĩa là, ở nơi chúng ta, có rất nhiều ngăn trở và có những ngăn trở rất lớn, làm cho chúng ta không thể nhìn rõ, để có thể xét đoàn người khác. Chẳng hạn, trong TM Gioan, ĐGS nói với những người xét đoán người phụ nữ ngoại tình : ai trong các ông không phạm tội, thì hãy ném đá trước đi ».

– Đức Giêsu bảo hãy lấy cái xà của mình ra trước. Nhưng ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm này: chúng ta không thể tự làm cho mình trong nên trong sạch được. Chỉ có Chúa mới làm cho chúng ta nên công chính bởi lòng thương xót. Nơi Đức Ki-tô chịu đóng đinh, Thiên Chúa không xét đoán nhưng thương xót chúng ta. Như Ngài nói, trong bàiTM theo thánh Gioan, mà chúng ta nghe trong ngày lễ kính TC Ba Ngôi hôm qua :

Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.

– Vì thế, chính kinh nghiệm đích thân được Thiên Chúa bao dung và thương xót, không chỉ làm cho mắt chúng ta nên trong sạch, nhưng còn làm cho chúng ta không còn xét đoán nhau, nhưng cũng bao dung và thương xót người khác.

 

Giuse Nguyễn Văn Lộc

 

Kiểm tra tương tự

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Hiện tượng luận về việc chọn lựa: Gieo hành động – gặt nhân cách

Tính nghịch lý của sự phức tạp Mặc dù chúng ta ngày càng có nhiều …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *