Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Á: Bản tin 4 – Mọi người đều có tiếng nói như nhau

 

 

Vui lòng chấp nhận sử dụng dịch vụ của Youtube để xem Video này.

 

Youtube là dịch vụ phát video trực tuyến được cung cấp bởi Google

 

YouTube Terms of Services

 

 

Ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng của Đại hội Lục địa Á châu về hiệp hành, giống như hai ngày trước đó, bắt đầu với  lời nguyện ‘Adsumus Sancte Spiritus’ dâng lên Chúa Thánh Thần.

Những người điều phối ngày hôm nay là Đức Giám mục Pablo David, Giám mục Kalookan, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines; Bà Teresa Wu, Hội đồng Giám mục Khu vực Trung Quốc; và Bà Eestela Padilla, Thư ký Điều hành Văn phòng Các mối quan tâm của Thần học  và Ủy ban Thần học của Liên Hội Đồng Giám mục Á châu (FABC) cho Thượng Hội đồng và là thành viên của Uỷ ban Thượng Hội Đồng của FABC.

Trong mỗi nhóm, các tham dự viên chia sẻ suy nghĩ và quan điểm về các sự kiện của ngày thứ 2 đã đánh động trái tim và tâm trí họ.

Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich SJ, Tổng Giám Mục Luxembourg, và là Tổng Đại diện của Đại Hội Thường Niên Lần Thứ XVI của Thượng Hội Đồng Giám mục đã nhắn nhủ các tham dự viên về ba điểm. Lấy ví dụ về các nhạc cụ, trước tiên Đức Hồng Y Hollerich giải thích cách mỗi tham dự viên là một nhạc cụ và cần chơi ăn khớp với nhau để tạo ra một bản giao hưởng. Và điều này phải được lặp đi lặp lại, với kỷ cương và đồng điệu với những người khác (nhạc cụ), kẻo nó trở thành một thứ tạp âm. Thứ hai, Đức Hồng Y Hollerich nhấn mạnh rằng hiệp hành đòi hỏi khiêm tốn; và chỉ trong sự khiêm tốn, chúng ta mới có thể làm việc và cùng nhau tiến bước trên hành trình này. Cuối cùng, Đức Hồng Y Hollerich nói rằng một Giáo hội hiệp hành là một Giáo hội được Chúa Kitô sai đi để loan báo Tin Mừng và để trở thành người phục vụ vô vị lợi cho dân Chúa.

Sau đó, Cha Clarence Devadass, thành viên của Nhóm Soạn thảo và Phân định, đã trình bày một số điểm nổi bật đã được sửa đổi trong bản phác thảo của Tài liệu Cuối cùng, cũng như quy trình liên quan đến việc kết hợp các điểm sửa đổi do các tham dự viên đề xuất. Các tham dự viên được mời phản tỉnh trong thinh lặng, để chuẩn bị cho cuộc trò chuyện thiêng liêng trong nhóm.

Trong phiên họp buổi chiều, các tham dự viên đã suy tư về hai câu hỏi – Phẩm trật Giáo hội cần phải thay đổi hoặc tạo ra điều gì để nâng cao tính hiệp hành của Giáo hội tại Á châu? và điều gì các tham dự viên muốn nhìn thấy giữa phiên họp tháng 10 năm 2023 và phiên họp tháng 10 năm 2024 của Thượng Hội đồng về hiệp hành. Sau đó, mọi người chia sẻ những suy nghĩ cuối cùng của họ về  bản dự thảo cuối cùng của Tài liệu Cuối cùng. Tiếp đến là một khoảng thời gian ngắn để thinh lặng cầu nguyện.

Trong phần phát biểu tổng kết, Đức Hồng Y Mario Grech, Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, đã chia sẻ quan điểm của ngài về 3 ngày của Thượng Hội đồng Giám mục Châu, đồng thời đảm bảo với các tham dự viên rằng hành trình của họ tại Thượng Hội đồng này sẽ sinh ra nhiều hoa trái và những đóng góp của họ sẽ không bị Giáo hội Hoàn vũ lãng quên. Đức Tổng Giám mục Kikuchi, Tổng thư ký của FABC, đã đưa ra lời cảm ơn cuối cùng, thể hiện lòng biết ơn đối với tất cả những người tham gia vào việc đảm bảo cho sự thành công củaThượng Hội đồng Châu Á .

Thánh lễ bế mạc được cử hành bởi Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangon và Chủ Tịch FABC; đồng tế với ngài gồm có Đức Tổng Giám mục Francis Xavier Kriengsak Kovitvanit của Bangkok, George Cardinal Alencherry, Tổng Giám mục của Ernakulam-Angamaly (Syro-Malabar), và Đức Giám mục Mathias Ri Iong-hoon (Lee Yong-Hoon) của Suwon, Hàn Quốc.

Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Bo bày tỏ rằng tiến trình hiệp hành giống như hành trình của Chúa Giêsu trong hoang địa – đầy thách thức nhưng cần thiết vì nó làm cho Giáo hội trở thành chứng nhân Tin Mừng tốt hơn, thông qua một quá trình lắng nghe, gặp gỡ và phân định. Đức Hồng Y Bo nhấn mạnh rằng cần phải thay đổi thái độ trong cách tiếp cận của chúng ta đối với những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. ĐHY đưa ra từ L.E.N.T như một từ viết tắt cho sự thay đổi thái độ này:

L = Letting go (Buông bỏ). Nếu muốn cuộc hành trình cùng nhau này có ý nghĩa, chúng ta cần học cách buông bỏ tất cả những gì ngăn cản chúng ta trở thành một giáo hội hiệp hành vì lột trần là điều kiện tiên quyết để phát triển.

E = Encourter (Gặp gỡ). Hành trình trên con đường của người môn đệ có một mục tiêu cụ thể – gặp gỡ Chúa Kitô và được nhắc nhớ về lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô hướng tới một ‘nền văn hóa gặp gỡ’. Một lời mời làm việc một cách đơn giản ‘như Chúa Giê-su đã làm’, không chỉ nhìn mà còn quan sát; không chỉ nghe, mà còn lắng nghe; không chỉ đi ngang qua mọi người mà còn dừng lại với họ; không chỉ nói “thật đáng thương, tội nghiệp quá!” nhưng còn cho phép bản thân  chạnh lòng trắc ẩn.

N = Neighbourliness (Tha nhân). Dụ ngôn người Samari nhân hậu được mở đầu bằng câu hỏi: ‘Ai là anh em của tôi?’ (x. Lc 10:29). Cuối cùng, đó chính là người tỏ ra lòng thương xót. Ở châu Á, chúng ta là thiểu số và sống giữa những căng thẳng xã hội, chính trị và tôn giáo. Bất chấp những căng thẳng như vậy, chúng ta được kêu gọi giúp đỡ những anh chị em đang gặp khó khăn.

T = Transformation (Biến đổi). Đức Hồng Y Bo nhắc lại những lời của tác giả Thánh Vịnh: “Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần đến, và canh tân bộ mặt trái đất.” Trong cuộc tiến trình hiệp hành này, ngài nói rằng chúng ta được kêu gọi để nghe những gì Chúa Thánh Thần đang nói với chúng ta. Vì thế, nếu chúng ta cùng nhau tiến bước nhằm mang lại sự đổi mới trong đời sống Giáo hội, chúng ta cần đến sức mạnh biến đổi của Chúa Thánh Thần vì tự sức mình, chúng ta không thể làm được. Chúng ta luôn cần ân sủng biến đổi của Thiên Chúa khi chúng ta bước đi cùng nhau trong hành trình hiệp hành này ‘để phục vụ Thiên Chúa mà thôi”.

Kết thúc Thánh lễ, mười hai vị đại diện của các nhóm trong Thượng Hội đồng đã đặt trước cha chủ tế những ngọn nến mà họ mang theo trong Thánh Lễ khai mạc, trong những bình hoa, như một lễ vật tượng trưng cho sự kết nối và khắc ghi suốt ba ngày qua.

 

Một vài hình ảnh:

 

Nguồn: https://bangkok.synod2023.org/2023/02/26/synergy-in-a-symphony-everyone-has-a-voice/

Chuyển ngữ: Phê-rô Đại Yên

Hiệu đính: Trung Thu, DHM

 

Kiểm tra tương tự

Cuộc đời Thánh Anê dạy chúng ta biết coi trọng con trẻ

  Là người lớn, chúng ta luôn có những điều cần phải học hỏi từ …

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …