Tính Magis đối với việc nhập thể vào trong những cơ cấu kinh tế xã hội hiện nay: Bỏ phiếu bằng hầu bao

 

TÍNH MAGIS ĐỐI VỚI VIỆC NHẬP THỂ VÀO TRONG

NHỮNG CƠ CẤU KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY:

BỎ PHIẾU BẰNG HẦU BAO

 

 Leonardo Becchetti *

Việc phân tích sâu cái mới (res novae) của những hệ thống mang tính hợp nhất kinh tế xã hội toàn cầu đưa chúng ta tới chỗ nhận ra rằng, theo lập luận của tính Magis (hơn nữa) và của việc chọn lựa ưu tiên cho người nghèo, việc bỏ phiếu bằng hầu bao (vote with the wallet) là một đòn bẩy có thể giúp chúng ta tối đa hóa hiệu quả của mình trong việc hòa giải các vấn đề môi trường và xã hội, trong việc điều chỉnh những cơ cấu bất công và trong việc hướng tới công ích.

Bỏ phiếu bằng hầu bao liên quan đến lối sống của chúng ta, nhưng đồng thời, việc này cũng mang tính lan truyền cao và có một tác động chính trị mạnh mẽ. Những giải pháp cho mọi liên hệ nằm trong tầm tay của chúng ta. Trong tương lai cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp cho các công dân ý thức về những cơ hội to lớn mà họ có. Bài viết này minh họa một vài hướng đi triển vọng nhất mà nó có thể thực hiện.

Phân tích những cái mới

Một tiến trình thuần túy tính chất I-nhã đòi hỏi chúng ta phân tích cái mới của toàn cầu hóa, nhận định làm thế nào những nguyên tắc của công ích và chọn lựa ưu tiên cho người nghèo có thể được áp dụng trong bối cảnh mới và nhận ra được tính Magis trong hành động của chúng ta. Luôn nhớ rằng mục đích của chúng ta không chỉ gần gũi với người nghèo nhưng còn tham gia thay đổi những cơ cấu bất công.[1]

Việc phân tích sâu về hiện trạng của vấn đề giúp nhận ra sự tồn tại của số đông dân chúng đang làm việc và sinh sống dưới ngưỡng nghèo đói và đây là vấn đề chính yếu.[2] Toàn cầu hóa về thị trường lao động khiến cho những người này trở thành láng giềng của chúng ta, tạo ra sự tương thuộc giữa vận mệnh của họ và vận mệnh của các công nhân với những kỹ năng tương tự nhưng có mức lương cao hơn nhiều, ở những nước giàu.

Sự khốn khổ của người nghèo và vấn đề suy thoái môi trường gắn bó chặt chẽ với nhau đã được biết đến qua chiến dịch “công bằng cho khí hậu” (climate justice) trên khắp thế giới: những người nghèo này phải lo lắng cho sự sống còn hằng ngày nên không đủ khả năng để có một tầm nhìn dài hạn và do đó, theo định nghĩa, không thể quan tâm nhiều đến tính bền vững của môi trường. Đồng thời, họ cũng là những người gánh chịu nhiều nhất những hậu quả nghiêm trọng do sự suy thoái môi trường. Thật vậy, họ là những nạn nhân đầu tiên, bởi vì họ thiếu những nguồn lực tài chính cần có để bảo vệ mình trước những đợt thiên tai.

26692_1251481634

Giữ cho vấn đề xã hội và môi trường thống nhất là điều căn bản để tránh thái độ cư xử kỳ quặc của hai mục đích vừa trái ngược vừa mâu thuẫn với nhau: tiêu thụ nhiều hơn để giải quyết vấn đề thất nghiệp và nghèo đói, và tiêu thụ ít hơn để giải quyết vấn đề tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu.

Chiến lược thống nhất phải là chiến lược tạo ra giá trị kinh tế theo một cách thế có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường. Mục đích là tạo ra một hệ thống hướng đến công ích và một trong những công cụ hữu hiệu nhất để hướng đến công ích, như chúng ta sẽ bàn luận ở những bước kế tiếp, là bỏ phiếu bằng hầu bao.

Những nguyên nhân xa rời công ích

Những vấn đề chúng ta đối diện ngày nay đến từ ba nguyên nhân sâu xa. Nguyên nhân thứ nhất là chủ nghĩa giản lược nhân học (anthropological reductionism), qua đó nền văn hóa thống trị tác động đến quan điểm về con người vốn giới hạn hạnh phúc con người vào chiều kích của lòng tham và vào những gì thu được. Nguyên nhân thứ hai là chủ nghĩa giản lược tập đoàn kinh tế (corporate reductionism), là chủ nghĩa thu hẹp mục đích của những tổ chức sản xuất vào việc tối đa hóa lợi nhuận (hay còn gọi là con bê vàng của thời đại chúng ta), và do đó, tạo ra một chế độ độc tài của các cổ đông, những người mà nhu cầu của họ được ưu tiên hơn những nhu cầu của các cổ đông khác (những người tiêu dùng, các công nhân, những người thầu phụ, các cộng đồng địa phương). Nguyên nhân thứ ba là chủ nghĩa giản lược, như đã được xác định bởi các giá trị và các mục đích của xã hội.

Từ điểm cuối cùng này, chúng ta có nhiều bằng chứng về việc tách bạch giữa tăng trưởng GDP và hạnh phúc (nghịch lý Easterlin, một khái niệm quan trọng trong kinh tế học hạnh phúc (happiness economics). Hiện tượng được phân tích kỹ lưỡng này đưa các nhà khoa khọc và những người làm chính sách đến việc định nghĩa lại “sự giàu có của các quốc gia”, như dự trữ vốn tinh thần, sinh thái, văn hóa, và vật chất mà một cộng đồng sinh sống trong một khu vực nhất định có thể được hưởng. Gần đây, điều này được tiến hành ở Ý, với sự ra đời của Chỉ số Hạnh phúc Công bằng và Bền vững (The Equitable and Sustainable Wellbeing Index), (hay Benessere Equo e Sostenible – BES – theo tiếng Ý).

Quay trở lại vấn đề đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng chủ nghĩa giản lược nhân học giản thiểu sự phong phú của con người, có bản chất là tương quan, vì con người được tạo dựng theo hình ảnh của Ba Ngôi Thiên Chúa,[3] vào tính đơn chiều (mono dimensionality) của con người kinh tế (homo economicus) và của điểm tập trung duy nhất vào lợi ích cá nhân thiển cận của con người. Quan điểm triết học này bỏ qua sự phong phú có tính tương quan và đặt ra những giới hạn nghiêm trọng không chỉ vào việc theo đuổi công ích nhưng còn vào khả năng tăng trưởng xã hội và kinh tế.

Ngày nay, với lý thuyết trò chơi hiện đại (modern game theory), ngành kinh tế hoàn toàn thừa nhận rằng đời sống xã hội và kinh tế bị đánh đố bởi những tình huống khó xử xã hội, nghĩa là trong những hoàn cảnh có sự bất đối xứng về thông tin (informational asymmetries) và những hợp đồng dang dở đến như vậy thì chỉ có sự tin cậy, tình anh em, và việc trao đổi quà tặng ở mức độ cao mới có thể tạo ra những mối quan hệ phong phú về mặt con người, xã hội và kinh tế. Khi thiếu vắng sự phong phú về các đức tính nói trên, chúng ta hỗ trợ cho sự thất thoát liên tục về vốn xã hội (social capital), là điều hầu chắc dẫn đến bế tắc về sự tin cậy giữa các cá nhân, các trung gian tài chính, và giữa các quốc gia.

Business 2Về phương diện này, hệ thống tài chính là một trong những môi trường kinh tế xã hội dễ dàng phơi mình trước rủi ro nói trên vì hai nguyên nhân chính sau đây. Trước tiên, một hệ thống như thế bị chi phối bởi những tương tác vô danh, những tương tác này hầu như bị những đức tính và sự nhạy cảm xã hội mang tính giản lược làm cho sống động. Thứ hai, việc tái diễn những cuộc khủng hoảng đã dẫn đến việc mất lòng tin chung vào những trung gian tài chính, là những trung gian liên quan đến những tổ chức chứ không liên quan trực tiếp đến những tai tiếng cụ thể về những khó khăn tài chính.

Từ hệ thống của Ptolemy đến hệ thống của Copernicus

Nhận định về hiện trạng của những vấn đề phải đưa chúng ta đến việc thừa nhận sự cần thiết của việc di chuyển từ hệ thống cũ của Ptolemy đến hệ thống mới của Copernicus. Hệ thống của Ptolemy đầy những mâu thuẫn. Hệ thống này quan niệm rằng thế giới đầy những công ty tối đa hóa lợi nhuận và sự tiêu thụ tham lam hoặc đầy những cá nhân tối đa hóa thu nhập. Những thất bại của thị trường trong mô hình Ptolemy mong được giải quyết thành công bởi những tổ chức mang tính từ thiện và có đủ sức mạnh, là những tổ chức có đủ khả năng thương lượng, chứ không bị giữ lại bởi những người nắm quyền điều tiết.

Nói cách khác, theo quan điểm của những người thuộc chủ nghĩa giản lược này, thái độ tư lợi một cách thiển cận của các cá nhân và các công ty có thể được hòa hợp với công ích nhờ ba cơ cấu “bên ngoài” (three “external” mechanisms). Cơ cấu thứ nhất dựa vào sự cạnh tranh hoàn hảo, hòa hợp việc theo đuổi lợi nhuận tối đa với lợi ích của người tiêu dùng. Cơ cấu thứ hai là hành động của những tổ chức hoạt động minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin và “không bị giữ lại” (non-captured); những tổ chức này giải quyết và sửa chữa những ảnh hưởng mang tính môi trường và xã hội tiêu cực từ bên ngoài, vốn có thể nảy sinh từ hành động của những tập đoàn tối đa hóa lợi nhuận. Cơ cấu thứ ba dựa vào tiếng tăm, tạo ra sự thúc đẩy có tính đạo đức, ngăn cản các công ty gây phương hại cho các cổ đông khi lưu ý đến hậu quả mất tiếng tăm tất yếu sau này. Thật không may, như chúng ta biết, hiệu quả của ba cơ chế này luôn bị giới hạn.

Mô hình này, vốn cứ thiên về chủ nghĩa bi quan về thái độ vị kỷ của các công ty và các cá nhân, và thiên về chủ nghĩa lạc quan về những thái độ có liên quan khác của các tổ chức (hoạt động minh bạch nói trên), đã sụp đổ thành từng mảnh với việc toàn cầu hóa vì ít nhất hai nguyên nhân. Thứ nhất, với việc hợp nhất toàn cầu về sức  lao động và thị trường sản phẩm, các công ty đã gia tăng quyền lực trên những tổ chức, là những tổ chức vẫn gặp phải những khó khăn khi muốn trở nên một tổ chức toàn cầu. Thứ hai, việc hợp nhất toàn cầu về các thị trường lao động tạo nên sự cạnh tranh giữa “đội quân dự bị” (reservation army) là những người nghèo cùng cực (với mức lương khoảng 1 USD / ngày) và những công nhân ở những nước có thu nhập cao. Điều này gia tăng khả năng thương lượng của những công ty đối với những công nhân và đưa đến một sự tinh giảm tiệm tiến về việc chia sẻ giá trị kinh tế được tích lũy từ sức lao động đối với vốn đầu tư.

Trong kịch bản này, lựa chọn ưu tiên cho người nghèo không chỉ là mục đích của một nhóm thiểu số những cá nhân có quan tâm (là những người, về nguyên tắc, đồng ý với linh đạo I-nhã), nhưng đã trở nên nhu cầu cấp thiết đối với tất cả những người muốn bảo vệ những thành quả phúc lợi ở những nước thu nhập cao.

Tính Magis đối với hành động hiện nay

Vì thế, câu hỏi thích hợp duy nhất cho ngày nay là: Liệu chúng ta có đang tạo ra những cơ cấu sản sinh sự hội tụ từ dưới lên (a bottom-up convergence) từ sự hội tụ từ trên xuống (a top-down convergence) giữa những công nhân giàu có với thế giới đang sống với mức 1 USD mỗi ngày hay không? Và liệu những cơ cấu này có thể hòa hợp được với tính bền vững của môi trường hay không?

Nếu chúng ta nghiền ngẫm hiện trạng của các vấn đề bằng con mắt của Thánh Thần, chúng ta sẽ ý thức rằng Thiên Chúa dẫn lối cho chúng ta với những cơ cấu được quan phòng, là cơ cấu có thể thúc đẩy chúng ta đến công ích, chỉ khi chúng ta làm việc có trách nhiệm để vận hành và kích hoạt những cơ cấu này. Cũng như vậy, toàn cầu hóa tự thân không phải là một hiện tượng tiêu cực nhưng là một chuyển động hướng về một cộng đồng toàn cầu duy nhất, một cộng đồng có những vấn đề quá độ cần được giải quyết.[4]

Sự hội tụ ước định (conditional convergence) hoạt động kể từ khi có những nước nghèo tăng trưởng ở mức cao hơn các nước nghèo khác.[5] Việc di trú đau thương  và những chuyển động vốn đầu tư cho ra đời những kết quả tái phân phối nhưng lại trả giá bằng sự gia tăng những bất bình đẳng trong nước. Quá trình này vô cùng chậm chạp và có nguy cơ trở thành một “cuộc đua xuống đáy” (race to the bottom), nơi mà các công ty đa quốc gia, kiên định với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình, liên tục di chuyển những hoạt động sản xuất của họ tới nước nào có những tiêu chuẩn xã hội và môi trường thấp nhất.

Còn hơn thế nữa, trong các hệ thống tài chính, đó là nơi chúng ta học biết trong thời gian gần đây rằng, nếu để mặc chúng, các lực thị trường (tức là các lực cung và lực cầu (supply and demand) – ND) không được điều tiết sẽ không tạo ra được một kết quả cạnh tranh lý tưởng. Nếu những lực thị trường này được điều tiết, chúng chắc chắn có khuynh hướng tập trung vào ưu thế của một số nhân tố “quá lớn để sụp đổ” (too big to fail)[6], là những nhân tố chịu quá nhiều rủi ro, và tập trung vào tình trạng hỗn loạn của việc mậu dịch có tần số cao về đầu cơ (speculative high frequency trading).

Một ví dụ điển hình là thị trường của những công cụ phái sinh[7] (derivative instruments), nơi mà thông tin bất đối xứng và những vấn đề định ra giá cả dần dần đưa đến một thị trường thiếu minh bạch và tập trung cao, là nơi có rất ít những nhân tố điều khiển lực cung ứng ở những phân khúc (thị trường) khác nhau (different segments). Những tổ chức tài chính trong nước và quốc tế giờ đây ý thức rõ rằng đây là một vấn đề đặt chúng ta vào những hình thức rủi ro mới (rủi ro từ sự hợp tác và liên kết với nhau).

Bỏ phiếu bằng hầu bao

Tuy nhiên, nhận định của chúng ta cho thấy rằng chúng ta có một đòn bẩy để thay đổi thế giới. Đòn bẩy này là việc bỏ phiếu bằng hầu bao.[8] Với lối diễn tả này, chúng ta nhắm nắm lấy cơ hội mỗi người chúng ta ai cũng có, để trao thưởng cho những công ty đi đầu về bền vững xã hội và môi trường, khi chúng ta mua sắm mỗi ngày và thực hiện những lựa chọn tiết kiệm.

shutterstock_1423060Bỏ phiếu bằng hầu bao có chất lượng gấp đôi về mặt căn bản (chất lượng này xuất phát từ lối sống, từ sự tham gia cá nhân và biến đổi của chúng ta), về tính lan truyền cao và về việc có một tác động chính trị mạnh mẽ.[9] Người ta đã chứng minh rằng phản ứng tối ưu của những tập đoàn tối đa hóa lợi nhuận trước sự nổi lên của việc bỏ phiếu bằng hầu bao (do các người tiêu dùng lưu tâm về mặt đạo đức khi mua những sản phẩm của những công ty đi tiên phong về mặt đạo đức) thì có tính tuân thủ  từng phần (partial imitation).

Một trường hợp thú vị của điều này là sự phát triển của thương mại công bằng về chuối ở Anh quốc, nơi mà chuối mua bán ngoài chợ[10] bắt đầu chinh phục được thị trường cổ phiếu nhỏ (chuối được sản xuất trong chuỗi giá trị[11] với tiêu chuẩn xã hội và môi trường cao). Phản ứng của các hệ thống phân phối lớn chính (Tesco và Sainsbury) có tính tuân thủ từng phần, nghĩa là sự biến đổi 100% của chỉ một trong những sản phẩm được bán ra (chuối) cho thương mại công bằng. Động thái này, đến lượt nó, đã đưa một công ty đa quốc gia như Chiquita đến việc áp đặt chương trình Liên minh Mưa nhiệt đới (Rainforest Alliance), là chương trình lấp đầy kẻ hở của những tiêu chuẩn của thương mại công bằng trong các đồn điền của công ty này. Tuy nhiên, động thái này của Chiquita duy trì sự tuân thủ từng phần vì công ty mua khoảng 35% chuối từ chính các đồn điền của họ và không áp đặt tiêu chuẩn tương đương khi mua chuối từ những nguồn cung cấp bên ngoài.

Đây là lý do tại sao tính Magis của chúng ta phải duy trì việc bỏ phiếu bằng hầu bao cho những nhà tiên phong đạo đức (thương mại công bằng, các ngân hàng đạo đức, những quỹ đầu tư đạo đức) là những người cống hiến 100% hoạt động của họ cho trách nhiệm xã hội và môi trường, khác với những người tiên phong tối đa hóa lợi nhuận, là những người chỉ tuân thủ từng phần. Dù sao, phản ứng của những người tuân thủ từng phần này vẫn phải được hoan nghênh, bởi vì đó đúng là điều mà việc bỏ phiếu bằng hầu bao nhắm tạo ra, và đó là một trong những phản ứng tích cực hiện nay, những phản ứng có thể bị hạn chế.

Bỏ phiếu bằng hầu bao có thể được coi như là một sự bổ sung, không phải là một sự thay thế cho hoạt động chính trị truyền thống. Điều này thừa nhận rằng những tổ chức, dù gặp rất nhiều khó khăn, vẫn nỗ lực trở nên những tổ chức toàn cầu và những người mất đi khả năng thương lượng lại ra sức chống lại những tập đoàn toàn cầu. Bỏ phiếu bằng hầu bao sẽ hỗ trợ việc khôi phục phẩm giá của những người này và củng cố hoạt động và khả năng chính trị của họ nhằm hướng đến việc quản trị toàn cầu.

Sức mạnh chủ yếu của việc bỏ phiếu bằng hầu bao không phải về lòng nhiệt thành hay đạo đức, và do đó không thể bị gạt đi như một lý tưởng hoặc ước mơ. Điều này là do những công dân bỏ phiếu bằng hầu bao, một mặt, đã sẵn sàng tham gia vào những hoạt động hào phóng rộng rãi, là những hoạt động làm họ thỏa mãn, và mặt khác, họ là những người cũng đang theo đuổi tính bền vững dài hạn, điều có thể đối với một số người, được mô tả như thể lợi ích cá nhân.

Bằng cách mua những sản phẩm xanh (green products), những công dân này góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng bên ngoài môi trường tiêu cực, là những ảnh hưởng sau cùng tác động đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ. Bằng cách mua một sản phẩm có trách nhiệm xã hội, họ tạo ảnh hưởng lên thị trường theo hướng những tiêu chuẩn lao động cao hơn, trong thị trường này, họ và gia đình họ trở thành một phần của lực lượng lao động.[12]

Bỏ phiếu bằng hầu bao là một tiến trình theo hướng nhập thể (incarnation). Nhập thể là một nghịch hợp rõ ràng (apparent oxymoron), nơi mà hai quan niệm riêng biệt hỗ tương rõ ràng (Thiên Chúa và con người) được hòa hợp trong cùng một ngôi vị. Hầu hết những nỗ lực suy tư của Kitô giáo qua hàng thế kỷ đã cố gắng tránh một sự phân chia mới giữa hai quan niệm này. Những ngân hàng đạo đức, thương mại công bằng, những quỹ đầu tư đạo đức cũng dường như là một nghịch hợp. Nhưng chỉ với việc bỏ phiếu bằng hầu bao, chúng ta mới có thể chứng minh đây không phải là một nghịch hợp.

Theo luận lý nhập thể, mục đích của chúng ta là phải tự hủy mình bằng cách nhập thể những giá trị của chúng ta vào trong đời sống thực tế của thị trường, hơn là chỉ rao giảng những giá trị này một cách trừu tượng ở các trường học và nhà thờ, và có nguy cơ không có bất kỳ một tác động nào lên những hoạt động kinh tế của đời sống thực tế.[13]

Những giới hạn, kết luận và định hướng hành động tương lai

Giới hạn chính yếu của việc bỏ phiếu bằng hầu bao là những giới hạn sau đây: i) đó là một cuộc bỏ phiếu quần chúng, theo nghĩa rằng bất cứ ai có sức mua đều có thể bỏ phiếu; ii) như trong những lãnh vực kinh tế khác, đây là một sự bất đối xứng về thông tin làm giảm năng lực của người tiêu dùng khi họ thiếu thông tin về chất lượng xã hội và môi trường thực sự của một sản phẩm và của một công ty; iii) những người tiêu dùng cần được gây ý thức về sức mạnh to lớn họ có. Nếu họ không biết phối hợp hành động của họ, thì tác động của việc bỏ phiếu bằng hầu bao sẽ tiếp tục bị giới hạn.

Để giải quyết những hạn chế này, nghiên cứu và hành động gần đây đang đi theo những đường hướng sau đây:

Các chiến dịch đằng sau những thương hiệu, chẳng hạn những chiến dịch do Oxfam phát động, đưa ra cơ sở hạ tầng thông tin về những đánh giá xã hội và môi trường cho các công dân, giúp họ có tiếng nói và đi vào những hành động, có thể có một ảnh hưởng sâu sắc trên những quyết định của công ty. Như khẩu hiệu chiến dịch của Oxfam đã tuyên bố: “Không có công ty nào lớn đến nỗi có thể không cần quan tâm đến những người tiêu dùng của chúng”. Vài tháng sau kể từ khi chiến dịch này ra đời, hơn 100.000 hoạt động của các công dân đã đưa ba công ty đa quốc gia đến chỗ tuyên bố thay đổi chính sách của họ.

Đây cũng là một thúc đẩy cho những thực hành đúng đắn của những nhà tiên phong về tập đoàn kinh tế như thương mại công bằng và những ngân hàng đạo đức. Một tham chiếu quan trọng là sáng kiến của Liên minh Toàn cầu về hoạt động Ngân hàng liên quan đến các Giá trị (Global Alliance for Banking on Values), là liên minh tập trung những nỗ lực của những ngân hàng đạo đức chính yếu trên toàn thế giới, và mới đây họ đã chứng tỏ khả năng mạnh mẽ hơn của họ nhằm phục vụ người tiêu dùng và phục vụ ích chung.

christian_community_desire_to_belongViệc lập ra các liên hiệp các cổ đông nhằm phát triển văn hóa và hành động cho trách nhiệm xã hội của các tập đoàn là một hành động khác. Sân chơi (platform) kế tiếp ở Ý là một ví dụ thú vị về những liên đoàn, những tổ chức phi chính phủ, và những tổ chức công nghiệp cùng làm việc với nhau để thực hiện và thúc đẩy những thực hành trách nhiệm xã hội. Các công ty bước vào sân chơi với việc đánh giá về trách nhiệm xã hội và môi trường của họ và giới thiệu một dự án cụ thể. Các công dân tương tác với vị trí và kiểm nghiệm trước một số những chính sách của các công ty.

Sự phát triển của những đám đông (mobs) khiến cho những người tiêu dùng ý thức về sức mạnh của họ và một ví dụ là sự nổi lên của những đám đông “cà rốt” (carrot mobs) ở Hoa Kỳ và những chiến dịch đám đông “tiền mặt” (cash mob) được xúc tiến bởi một liên hiệp rộng lớn các tổ chức ở Ý.

Nhiệm vụ của chúng ta

Chúng ta đang ở đêm trước của một kỷ nguyên mới về sự phát triển của những cấu trúc kinh tế xã hội. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy bị chi phối bởi những lực lượng lớn hơn của thị trường. Nhưng thị trường được tạo thành từ bên cung và bên cầu, và chúng ta ở bên cầu. Do đó, ít nhất, chúng ta là một bên của thị trường.

Các cá nhân cho đến nay chỉ đi lò cò bằng một chân, ngang qua các cuộc bỏ phiếu chính trị. Giờ đây, họ dần dần khám phá ra sự tồn tại của một cái chân căn bản thứ hai (bỏ phiếu bằng hầu bao). Nhiệm vụ của thế hệ chúng ta, đặc biệt là những con người bước theo linh đạo I-nhã, những người nhạy bén với vấn đề này, là phải đạt cho được mục đích này.

***

* Leonardo Becchetti là chủ tịch Ủy ban đạo đức của tổ chức Banca Popolare Etica, giám đốc của tổ chức Bene Comune, viện trưởng của khoa Kinh tế châu Âu và tốt nghiệp Luật Kinh doanh tại Đại học Tor Vergata. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Hiệp hội kinh tế Ý. Ông nhận bằng thạc sĩ tại Trường Kinh tế London và bằng tiến sĩ tại Đại học Oxford. Leonardo đang giảng dạy kinh tế học tại Đại học Rome Tor Vergata và là tác giả của khoảng 350 công trình bao gồm kinh tế học công cộng, phát triển thế giới từ quan điểm của một nhà kinh tế, tiền tệ quốc tế, đạo đức kinh doanh, và nhiều công trình nữa.

Leonardo tin vào tiềm năng thay đổi thế giới của những hành động từ dưới lên (bottom-up) của công dân, những người tạo ra giá trị kinh tế trong một cách thức có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường. Ông thường xuyên viết blog trên La Felicita Sostenible và có thể liên lạc với ông qua email: [email protected]

–*–

(Philipphê Trần Thanh Minh, SJ, chuyển ngữ từ bài báo “The Magis of Incarnation in Contemporary Socioeconomic Structures: The Vote with the Wallet” của tác giả Leonardo Becchetti, đăng tải trên Internet tại địa chỉ: http://ecojesuit.com/the-magis-of-incarnation-in-contemporary-socioeconomic-structures-the-vote-with-the-wallet/5960/, ngày 26-11-2013)

canstock15640430


[1]. Phục vụ đức tin và thăng tiến công bình phải được kết hợp với nhau. Đức Giáo hoàng Bênêđictô đã nhắc nhở chúng ta rằng sự bất công gây ra nghèo đói có “những nguyên nhân cơ cấu, là những nguyên nhân cần phải được chống lại, và nguồn gốc cho sự dấn thân này có thể được tìm thấy trong chính đức tin: chọn lựa ưu tiên cho người nghèo được ẩn tàng trong đức tin Kitô vào Thiên Chúa, đấng đã trở nên nghèo khó vì chúng ta, để nhờ cái nghèo của Ngài mà làm cho chúng ta trở nên giàu có.” (cf. 2 Cr 8,9) (Tổng hội 35 của Dòng Tên, điểm số 6)

[2]. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ ( năm 2012) tính toán rằng, trong năm 2010, chi phí cho toàn bộ lao động theo giờ trong lĩnh vực sản xuất là 33,1 USD ở  Ý, so với 1,9 USD ở Philippines. Dữ liệu so sánh ở Ấn Độ là 1,17 USD trong năm 2007 và ở Trung Quốc là 1,36 USD trong năm 2010.

[3]. Các tương quan giữa con người trong suốt chiều dài lịch sử đều có thể rút được sự hữu ích từ mẫu thần linh này. Cách riêng, dưới ánh sáng mạc khải của mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, chúng ta hiểu rằng việc khai mở đích thực không có nghĩa là đánh mất căn tính cá nhân của mình là sự thẩm thấu cách sâu xa. (Thông điệp Bác ái trong Chân lý (Caritas in Veritate), số 54)

[4]. “Mặc dù không thể phủ nhận một vài chiều kích mang tính cơ cấu, nhưng cũng không nên tuyệt đối hóa những chiều kích đó, việc “toàn cầu hóa a priori tiên thiên không tốt cũng không xấu. Nó sẽ trở thành đều người ta muốn cho nó. Chúng ta không thể trở thành tế vật, nhưng là người chủ chốt, khi chúng ta tiến bước với hậu ý tốt, được bác ái và chân lý hướng dẫn. Chống đối cách mù quáng là thái độ sai lệch, một thành kiến, cuối cùng đưa chúng ta đến việc không nhận ra một tiến trình có nhiều mặt tích cực, và sẽ rơi vào nguy hiểm là bỏ qua một cơ hội lớn, có nhiều khả năng đưa đến phát triển đa dạng. Tiến trình toàn cầu hóa được lập theo kế hoạch và thực hiện thích hợp có khả năng phân chia lại sự giàu có trên bình diện thế giới mà từ xưa đến nay chưa thực hiện được; ngược lại, khi tiến trình này bị thực hiện cách sai lệch, sẽ gia tăng sự nghèo đói và bất bình đẳng cũng như những cơn khủng hoảng trên thế giới.” (Thông điệp Bác ái trong Chân lý (Caritas in Veritate), số 42)

[5]. Năm 2012, nếu chúng ta ngoại suy (extrapolate) thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ tăng trưởng của Ý, Romani và Albani, lấy ví dụ, chúng ta có thể thấy rằng Romani (với mức sống trung bình hiện nay là 40% so với Ý) sẽ bắt kịp Ý trong 20 năm nữa, trong khi Albani (với mức sống trung bình hiện nay là 25% so với Ý) là 40 năm. Đối với Trung Quốc và châu Phi thì cần nhiều năm hơn (tuy những nước này cũng đang tăng trưởng ở mức rất cao) để hội tụ ở mức GDP bình quân đầu người của Ý.

[6] . Lý thuyết kinh tế “too big to fail” cho rằng, khi các định chế tài chính quá lớn và quá gắn kết lẫn nhau, một khi chúng cùng sụp đổ sẽ là một đại họa cho nền kinh tế. Do đó, khi chúng gặp khó khăn, chính phủ phải ra tay hỗ trợ – ND.

[7] . Công cụ phái sinh là những công cụ tài chính quan trọng thường được sử dụng trong việc quản trị rủi ro và nhiều vấn đề tài chính khác – ND

[8]. Chúng ta cần có một sự thay đổi tâm thức, giúp đón nhận những cách sống mới; “trong đó, những yếu tố xác định cho việc chọn lựa, tiết kiệm và đầu tư sẽ là việc tìm chân thiện mỹ, cũng như sự hiệp thông với những người khác để có sự tăng trưởng chung”. (Thông điệp Bác ái trong Chân lý (Caritas in Veritate), số 51)

[9]. “Các công dân đã dần trở nên ý thức hơn về nhu cầu phải di chuyển ”từ các đường phố đến các cửa hàng,” và thừa nhận rằng khả năng thương lượng của họ có thể được lấy lại bằng cách dùng việc bỏ phiếu bằng hầu bao nhằm tác động đến các cổ phiếu tiêu thụ của các công ty. Một số ít người tiêu dùng tham gia và có liên quan này ngày càng ý thức được rằng việc bỏ phiếu bằng hầu bao thì hiệu quả hơn là một cuộc bỏ phiếu chính trị, giả sử ngay cả những thay đổi rất nhỏ về việc bán hàng và thị phần cũng có thể có một tác động mạnh mẽ đến các tập đoàn. Điều này là do đối với các tập đoàn này, sự thâm hụt nhỏ về bán hàng mục tiêu (target sales) hoặc thu nhập dự kiến ​​sẽ có thể tạo ra những tác động tiêu cực đáng kể lên giá trị thị trường chứng khoán của họ, hoặc lên danh tiếng và sự sống còn của các nhà quản lý của các tập đoàn. Trong điều kiện đơn giản hơn, nếu chỉ có một vài cá nhân thay đổi phiếu bầu chính trị của họ, thì không có gì sẽ xảy ra, trong khi nếu chỉ có một người đi đến ngân hàng của anh ta / cô ta và nói rằng anh ta / cô ta  muốn chuyển tài khoản của mình vào một ngân hàng khác vì những lý do xã hội và môi trường, thì giám đốc chi nhánh ấy sẽ cố gắng thuyết phục anh ta / cô ta không làm như vậy, bởi vì quyết định này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tiền thưởng của anh ta / cô ta. ” (Becchetti, 2012)

[10]. Liên đoàn Quốc tế về Thương mại Thay thế (The International Federation for Alternative Trade – IFAT,  chiếc ô quốc tế chính của các nhà sản xuất và các tổ chức thương mại công bằng) xác định các tiêu chí thương mại công bằng như xem xét sau đây: i) tạo cơ hội cho các nhà sản xuất đang gặp hoàn cảnh khó khăn về kinh tế; ii) minh bạch và trách nhiệm giải trình; iii) xây dựng năng lực; iv) thúc đẩy thương mại công bằng, v) thanh toán một mức giá công bằng; vi) bình đẳng giới; vii) điều kiện làm việc (một môi trường làm việc lành mạnh) cho nhà sản xuất. Sự tham gia của trẻ em, nếu có, không ảnh hưởng xấu đến phúc lợi, an ninh, yêu cầu học tập và nhu cầu vui chơi của trẻ em, và phải phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em, cũng như pháp luật và những quy định tùy vào bối cảnh địa phương; viii) môi trường; ix) quan hệ thương mại (tổ chức thương mại công bằng trao đổi mậu dịch với sự lưu tâm về phúc lợi xã hội, kinh tế và môi trường của những nhà sản xuất nhỏ bị gạt ra bên lề, và không tối đa hóa lợi nhuận ở mức chi phí của các tổ chức này). Họ duy trì mối quan hệ lâu dài dựa trên tinh thần đoàn kết, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, góp phần vào việc thúc đẩy và tăng trưởng thương mại công bằng. Bất cứ khi nào có thể, các nhà sản xuất được hỗ trợ tiếp cận trước khi thu hoạch (pre-harvest) hoặc tiếp cận việc tạm ứng tiền trước khi sản xuất (pre-production).

[11] . Chuỗi giá trị là một khái niệm cho rằng giá trị thành phẩm của một sản phẩm được tăng lên mỗi khi đi qua một hoạt động gia công thêm – ND.

[12]. Chúng ta không cần một liều thuốc mạnh của chủ nghĩa vị tha để bỏ phiếu bằng hầu bao, nhưng đơn thuần đây chỉ là một hình thức được soi sáng hay tư lợi có tính nhìn xa trông rộng (long-sighted self-interest). Điều này là do việc mua sản phẩm từ các công ty tiên phong trong việc duy trì bền vững môi trường, nhằm hỗ trợ việc đổi mới đối với những quy trình sản xuất có trách nhiệm với môi trường hơn, hoặc cung cấp những ưu đãi cho việc giảm bớt tình trạng suy thoái môi trường và hậu quả có hại của tình trạng suy thoái này. Những hậu quả này tạo ra những tác động tiêu cực không chỉ cho các thế hệ tương lai mà còn cho người tiêu dùng có liên quan và cho chính các nhà đầu tư. Song song đó, việc lựa chọn một sản phẩm có trách nhiệm xã hội còn có ý hỗ trợ những công ty có hiệu quả hơn trong việc hòa hợp giữa việc tạo ra các giá trị kinh tế với phúc lợi của những công nhân của các công ty này: cuối cùng, mục đích là vì lợi ích của người tiêu dùng có liên quan, là những người muốn tối đa hóa thặng dư của họ. Tuy nhiên, sự thỏa mãn của những người này được tác động thậm chí nhiều hơn nhờ thụ hưởng những điều kiện làm việc tử tế. Hành động này của những người dân đã kích hoạt thành công một phản ứng từ các tập đoàn, là những tập đoàn đã thấy mình có thể tối ưu hóa để bắt chước một phần hành vi của những người tiên phong về trách nhiệm xã hội. (Becchetti, 2012)

[13]. Phản đối chính với cách tiếp cận bỏ phiếu bằng hầu bao là nó hoàn toàn hợp pháp hóa việc bãi bỏ quy định thị trường và việc xuống cấp của hành động chính trị tiêu chuẩn. Câu trả lời cho sự phản đối này là hành động của người dân bắt nguồn từ nhận thức rằng việc mất đi quyền lực này đã là một yếu tố đang diễn ra, và nhận thức rằng những hành động của người dân được sử dụng nhằm trở thành một phần bổ sung, chứ không phải là một phần thay thế cho hành động có tính tổ chức và chính trị tiêu chuẩn. Trên thực tế, hành động của người dân bỏ phiếu bằng hầu bao có thể cung cấp khả năng thương lượng mới cho hành động chính trị. Trừ khi chúng ta dựa vào những hành động riêng biệt của các nhà lãnh đạo chính trị có uy tín (charismatic) và được soi sáng, khả năng thành công cho hoạt động chính trị chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ dưới lên đến từ xã hội. Khái niệm nổi tiếng của tiến sĩ Robert Cooter (1998) về pháp luật biểu cảm (expressive law) cho rằng việc thực thi hiệu quả và thành công của một quy tắc pháp lý phụ thuộc vào tính nhất quán của nó với các chuẩn mực xã hội và đạo đức cơ bản của một xã hội. Cũng giống như các tổ chức phi chính phủ (non governmental organizations – NGOs) đang chiến đấu chống lại án tử hình cố gắng để đạt được mục đích của họ bằng việc thuyết phục đa số cử tri chống lại án tử hình (và không chỉ bằng cách cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo chính trị), việc tạo sự đồng thuận đối với trách nhiệm xã hội và môi trường có thể làm tăng đáng kể khả năng thành công của những hành động chính trị. (Becchetti, 2012)

Kiểm tra tương tự

Những người thầy thầm lặng

  Bạn thân mến,   Trong tháng 11 này, chúng ta đặc biệt nhớ đến …

Bố ơi, ai vậy?

Ông đang nằm nghiêng mình trên chiếc ghế sofa, vừa xem ti-vi vừa thưởng thức …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *