Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (chương 5): Tính sáng tạo (tiếp theo 2)

Image result for jesus christ carry cross

Lý do thứ ba giúp cho nhà lãnh đạo xuất chúng là họ sáng tạo trong công việc. Họ không ngại thử những điều mới và khác lạ. Khi bạn nhìn vào cuộc sống của các môn đệ bạn không thể tìm thấy sự đơn điệu hay cứng nhắc mà đang hình thành trong cuộc sống ngày nay. Có thể qui chiếu với bản tính của Thiên Chúa để thấy được sự khác biệt với bản tính con người.

Để hiểu rõ hơn, Thiên Chúa là Chúa của sự đa dạng và trật tự, trong khi con người thì nỗ lực tuân theo và vô trật tự. Con người đấu tranh để thích nghi. Hãy đi đến bất cứ thành phố nào, nhìn những ngôi nhà được xây dựng trong cùng một thời điểm, tất cả đều hao hao giống nhau. Con người tranh đua để giống người khác trong việc nói năn, ăn mặc, mua sắm. Cũng tương tự, người ta có thể nhận ra thể loại âm nhạc của từng thập kỷ.

Trái lại, khi chiêm ngắm Thiên Chúa và công trình của Ngài thì thấy tươi sáng biết bao. Ngài yêu sự phong phú. Tôi ngỡ ngàng trước sự đa dạng trong sở thú. Cá sấu, hưu cao cổ, voi là bằng chứng cho tình yêu của Chúa trước sự đa dạng. Những loài hoa, các loại chim và chủng loại cây cũng nói lên sự thật đó. Các nhà khoa học nói rằng chẳng có bông tuyết nào giống nhau cả. Khi nhìn nhận tất cả những điều này, thì thật buồn khi công việc chúng ta làm cho Chúa thì khác với việc chính tay Ngài làm. Những công việc tẻ nhạc, những chương trình nhàm chán cứ được thực hiện hết năm này đến năm khác. Nói chung là thiếu sáng tạo, thật đáng buồn.

Tôi ngỡ ngàng trước tính sáng tạo của Thiên Chúa qua những phương cách đáng ngạc nhiên, khác thường và thích thú. Vợ chồng tôi đi tham quan Liên Bang Nga. Khi chúng tôi sắp rời đất nước đó thì chúng tôi được yêu cầu ký giấy xác nhận không đem đồng rúp ra khỏi nước Nga. Chúng tôi được phép giữ ít tiền lẻ để kỹ niệm, nhưng nếu cố đem tiền giấy ra khỏi nước Nga thì bị kết tội tù khổ sai. Chúng tôi qui đổi những đồng rúp mình còn sang tiền đô la và chúng tôi ký giấy cam kết. Chúng tôi làm thủ tục xuất cảnh và ngồi trong sảnh đợi giờ cất cánh đi Helsinki.

Cuối cùng giờ lên máy bay cũng đến, và chúng tôi xếp hàng để kiểm tra an ninh. Người đàn ông đầu tiên là một du khách người Mỹ to cao, nói năng rất lớn. Sau khi họ kiểm tra hành lý xách tay của ông ấy thì ông ấy đi qua máy soi kim loại, chuông báo động reng lên. Ông ấy bỏ hết đồ trong túi ra và đi lại qua máy soi. Chuông lại reo. Ông ấy cởi giây nịch ra và đi qua máy lần nữa. Chuông lại kêu. Lần này thì ông ấy buồn cười quá nên phá lên cười. Ông ấy cười to đến nỗi cả gian phòng ai cũng đều nghe. Việc chuông reo cứ lập đi lập lại khiến ông ấy càng cười to hơn.

Lúc đó có khoảng bốn mươi người chúng tôi đang đợi để kiểm tra túi xách tay, ví tiền, hành lý xách tay. Còn vị du khách người Mỹ to con, nói năn ồn ào thì đang cởi quần dài và áo để đi qua lại chiếc máy soi kim loại, và tiếng chuông thì kêu liên hồi. Chằng biết lý do gì mà tiếng chuông cứ reo lên. Nhân viên an ninh thì bối rối, đám đông hành khách thì càng buồn cười. Tất cả chúng tôi bế tắc.

Sau những phút rối loạn đó, cuối cùng vợ tôi cũng đứng được vào hàng để đợi kiểm tra ví tiền, cô ấy không hề biết dưới đáy ví có tám đồng rúp! Cô ấy để xót lại ở đó khi qui đổi tiền. Với số tiền đó cô ấy dường như sẽ bị bắt và bị kết tội nghiêm trọng ở Nga. Nhưng sự việc rắc rối nêu trên vẫn tiếp diễn. Người đàn ông vẫn gây ra tiếng chuông reo liên hồi trong khi bản thân ông lại cứ phá lên cười. Giờ máy bay cất cánh bị hoãn lại nhưng đám dông không để ý lắm. Họ chưa bao giờ chứng kiến sự việc này bao giờ. Giống như một cuộc vui vậy. Nhưng các viên chức an ninh thì chẳng thấy vui tí nào. Liên ban Nga rất tự hào về công nghệ của họ nhưng ngay lúc này những du khách Mỹ đang chế nhạo trình độ công nghệ đó.

Cuối cùng viên an ninh la to “Đi đi” trong tâm thế tức giận, thất vọng. Thế là vợ tôi vô tình đem những đồng rúp lên máy bay, một điều bị cấm. Khi chúng tôi đến Helsinki thì cô ấy phát hiện ra số tiền đó và chúng tôi toát mồ hôi. Thế là chúng tôi biết tại sao cái chuông cứ reo lên mà chẳng biết lý do vì sao. Chúa đã nhìn xuống thấy hai đứa con tội nghiệp của mình mắc phải hoàn cảnh bế tắc và Ngài đã giải thoát cho chúng. Một lần nữa Ngài thể hiện tính cải tiến và sáng tạo. Sáng tạo là một phần trong bản tính của Thiên Chúa.

Cách đây không lâu tôi đang ngồi trong văn phòng của chủ tịch tổ chức tín hữu thế giới. Chúng tôi đang thảo luận về công việc của Chúa trên khắp thế giới, thì ông ấy cho tôi xem một bức thư ông mới nhận từ một trong những nhà truyền giáo ông quen biết. Bức thư đầy những tin tức và những chia sẻ về hồng ân của Chúa trong những sứ vụ. Nhưng có một câu khiến nhà lãnh đạo lo lắng. Câu đó là “Chúng tôi theo đuổi cùng một chương trình trong năm năm qua và vẫn sinh hoa trái.” Ông chủ tịch nhìn lên tối và nói, “Nếu quả thật họ đã theo đuổi cùng một chương trình trong năm năm qua thì có lẻ họ không nên làm như vậy. Chắc hẳn phải có cách thức nào tốt hơn chứ!”

Tôi nghĩ nhiều về câu nói đó và tôi thừa nhận là ông ấy đúng. Chắc hẳn phải có cách thức nào tốt hơn! Chắc chắn chúng ta chưa nhắm tới cách tiếp cận tốt nhất để đến với những anh em mất niềm tin anh những người chưa tin. Chắc chắn có cơ hội cải tiến. Chắc chắn Chúa có thể mặc khải những thay đổi và những cách tiếp cận mới hầu có thể gặt hái tốt hơn cho vương quốc của Ngài.

Sự sáng tạo của bốn người mà chúng ta không biết được tên đã đem bạn của họ đến với Đức Giê-su đã thôi thúc tôi.

Người ta tụ tập lại, đông đến nỗi không còn chỗ nữa, cả ngoài cửa cũng không còn…Bấy giờ người ta đem đến cho Ðức Giêsu một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Ðức Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.” (Mc 2:2-5)

Đây là bốn người có cùng một công việc. Họ có người bạn và muốn đem người bạn đó đến với Chúa Giê-su nhưng họ thấy không thể nào thực hiện điều đó được. Trình thuật có nói “họ không sao khiêng đến gần Người được” Không có cách nào. Đáng ra họ đã phải nói, “Xin lỗi anh bạn, chúng tôi đã cố gắng nhưng không thể.” Nhưng họ đã không nói như vậy. Lòng trắc ẩn và tình yêu dành cho người bạn đó và nhiệt tâm muốn đưa người bạn đến với Chúa Giê-su đã giúp họ có một kế hoạch cực kỳ sáng tạo. Họ dỡ mái nhà và thả người bạn từ mái nhà xuống.

Làm thế nào bạn có được tinh thần sáng tạo? Một phương cách là giữ cho tư tưởng đúng đắn. Luôn tìm kiếm phương cách tốt hơn. Tự đào luyện mình để có suy nghĩ “Việc gì thành công thì rồi nó cũng sẽ lỗi thời.” Duy trì tư duy cởi mở và suy tư. Cầu nguyện cho lòng can đảm và dũng cảm thử những gì mới khi Chúa mặc khải cho bạn.

Nhưng điều chính yếu là sống trong tương quan mật thiết, liên lỉ với Chúa Giê-su. Vì Ngài là đấng sáng tạo. “Vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình và vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người.” (Cl 1:16). Mọi vật trong thế giới thiêng liêng vô hình đều được tạo bởi Đức Giê-su Kitô. Mọi vật trong thế giới thể lý hữu hình cũng được tạo bởi Ngài. Vì thế Kinh Thánh nói đến Đức Kitô như là Đấng mà Thiên Chúa đã nhờ Người “mà dựng nên vũ trụ” (Dt 1:2). Bạn có muốn trở thành người sáng tạo không? Nếu có thì bạn phải dành thời gian để kết hiệp với Đấng sáng tạo nhất vũ trụ.

Khi Ngài dấn thân vào trái đất này với tư cách người thầy thì Chúa Giê-su đã khiến bao người gặp Ngài đều ngạc nhiên. Những gì Ngài làm thì khác lạ. Những gì Ngài nói thì khác thường. Tất cả họ đều ngạc nhiên về những gì Ngài giảng dạy. “Các vệ binh trả lời: ‘Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!’” (Ga 7:46). Có người thì than trách là Ngài sống trái ngược với những truyền thống lâu đời của họ. Bạn và tôi thì nhìn nhận lạ và nói “Tạ ơn Chúa vì Ngài đã sống như vậy!”

Cũng giống như Chúa Giê-su, bạn và tôi phải sẵn lòng khai phá vùng đất mới và bước ra khỏi khuôn khổ lâu đời. Khi Thiên Chúa nhìn thấy các nhà lãnh đạo trong công cuộc của Ngài mà có tinh thần và ao ước này thì Ngài đặt tay mình vào đời họ và nói như Ngài đã nói với các tiền nhân “Này Ta sắp làm một việc mới!”

Vậy là có ba điều chúng ta cần phải tìm kiếm nơi Thiên Chúa. Thứ nhất là sự xuất chúng. Phương thế để có được sự xuất chúng, nghĩa là xuất chúng trở thành tiêu chuẩn của chúng ta, là tựa nương vào cánh tay của Chúa Giê-su và để Ngài sống trong đời sống chúng ta. Ngài là Đấng duy nhất “làm mọi sự tốt đẹp.” Thứ hai là tính khởi xướng. Một lần nữa chính Thiên Chúa là gương mẫu điển hình nhất. Hãy học nơi Ngài khi chúng ta mưu cầu thực hiện công việc của Ngài, đó là phương thế hiệu quả nhất chúng ta cần theo đuổi. Thứ ba là tinh thần sáng tạo. Một lần nữa, sự kết hiệp với chính Chúa Giê-su bằng trái tim rộng mở là phương thế tốt nhất để nhận ra tính sáng tạo được triển nở trong đời sống chúng ta bởi Thần Khí của Chúa.

 

Kiểm tra tương tự

Suy Tư Tin Mừng CN 6PS: “Ở lại trong tình thương của Thầy”

Các bạn thân mến!   Chúng ta hay nói Đạo Công Giáo là đạo yêu …

Câu hỏi về ơn gọi dâng hiến_Kỳ 2: Định vị lại chính mình

Giữa bối cảnh ơn gọi suy giảm ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *