Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (chương 6): Hướng dẫn học cá nhân và tập thể (tiếp theo 3)

Để trở thành nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng, thì người đó phải tận tâm, tập trung và có tinh thần chiến đấu.

Xây dựng cộng đồng

  1. Nếu có thể chọn một lĩnh vực sứ vụ để tập trung trong quảng thời gian còn lại của đời mình thì bạn sẽ chọn điều gì? Hãy càng cụ thể càng tốt.
  2. Bạn thường tập trung một việc trong một thời điểm hay bạn ôm đồm nhiều việc cùng lúc? Đâu là thuận lợi và bất lợi.

Câu hỏi khám phá

  1. Khi có sự thay đổi lớn hay một tác động lớn đến với bạn thì bạn lạc quan hay bi quan?
  2. Với thái độ tổng quan về thay đổi, bạn nghĩ gì về câu chuyện của vua Khít-ki-gia mà Eims kể đầu chương?
  3. Khi bạn gần với những người “nhiệt thành” cho Chúa thì bạn cảm thấy thế nào?
  4. Đâu là những phương cách để một ai đó quyết định lĩnh vực sứ vụ để tập trung vào đó?
  5. Bạn có cho là người giáo dân cần có một tập trung nhất định nào đó cho sứ vụ hội thánh trong khi vẫn lao động mưu sinh không? Vui lòng giải thích
  6. Tham khảo Thư gởi tín hữu Do Thái 12:1-2. Theo bạn các nhà lãnh đạo là tín hữu thường mắc phải những tội nào nhất trong “cuộc đua” của họ?
  7. Những điều gì đè nặng hay cản trở chúng ta?
  8. Hãy nêu ba cách là Eims tin là con người phá huỷ cuộc đời mình. Bạn dễ rơi vào cách nào nhất?
  9. Trong Thư 2 gởi ông Ti-mô-thê 2:3, Thánh Phaolô tông đồ khuyến kích chúng ta “đồng lao cộng khổ”. Trong văn hoá của chúng ta, đâu là những khó khăn mà nhà lãnh đạo là tín hữu được mời gọi gánh chụi vì Đức Kitô?
  10. Làm thế nào để “tinh thần chiến đấu” hoà hợp với những đức tính khác của người Kitô hữu như: an lành, nhẹ nhàng, tử tế?

Gợi ý cầu nguyện

Hãy cầu nguyện về ba khía cạnh mà Eims chia sẻ trong chương này. Thú nhận những thiếu sót của bạn, tạ ơn cho những gì bạn đang làm tốt và xin soi sáng để nhận ra những điều mà Chúa muốn bạn thay đổi để có ảnh hưởng lớn hơn cho vương quốc của Ngài.

Những hoạt động khác

  1. Hãy đọc tiểu sử của một ai đó nổi tiếng trong lịch sử Hội Thánh. Hãy để ý xem ba tố chất trong chương này có (hay không có) trong đời sống của nhân vật đó ra sao.
  2. Hãy để ý một ai khác có ảnh hưởng cho danh Chúa và xác định xem người đó có một trong ba tố chất đó không

Bài tập

  1. Đọc chương 7 và làm bài tập
  2. Xem xét xem bạn đang ở mức độ nào của thành công trong công việc và sứ vụ

 

Kiểm tra tương tự

“Lạy Đấng Emmanuel, xin hãy đến!”: Nỗi khắc khoải và niềm hy vọng trong Mùa Vọng

Người phương Tây thế kỷ 21 – từ Taylor Swift đến Billie Eilish – đã …

365 Ngày Hy Vọng với lời khôn ngoan của Giáo Phụ

Chương Trình Sống Năm Thánh 2025   365 NGÀY HY VỌNG VỚI LỜI KHÔN NGOAN …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *