Trở nên nhà lãnh đạo Chúa muốn (chương 6): Xây dựng tầm ảnh hưởng như thế nào

 

Related image

Cha của ông ta là một người tội lỗi. Khi nhìn vào những gì ghi lại về người cha, vua A-khát, thì bạn sẽ thắc mắc phải chăng ông ta cũng chỉ ngồi không nghĩ ra những cách phạm tội mới và dẫn người dân lạc lối. Trong mười sáu năm ông ta đắm chìm trong vũng lầy của những đồi bại. Ông ta làm những hình tượng đúc dâng kính các thần Ba-an và làm lễ thiêu con trai mình theo các thói ghê tởm. Ông ta đóng cửa nhà Chúa và cho dựng nên những bàn thờ sùng bái trong khắp ngõ ngách ở Gê-ru-sa-lem. Sau mười sáu năm tàn phá thì ông ta chết.

Theo tục lệ thời đó thì con trai ông lên ngôi thay. Khít-ki-gia lên ngôi vua khi được hai mươi lăm tuổi. Ông đã thấy tội lỗi và lòng tham lam của vua cha và ông không muốn theo đuổi con đường đó. Ông quyết tâm thay đổi mọi sự và kêu gọi đất nước trở về với Thiên Chúa. Khi chúng ta nhìn vào mớ hỗn độn mà ông thừa hưởng từ người cha thì chúng ta có thể kết luận rằng không thể cải tiến gì trong một đời người, nhưng thật sai lầm khi chúng ta nghĩ như vậy. Trong một khoảng thời gian rất ngắn cục diện đã đổi ngược hoàn toàn. “Ở Giê-ru-sa-lem, người ta hân hoan vui sướng, bởi vì từ thời vua Sa-lô-môn, con vua Ða-vít, vua Ít-ra-en, chưa hề xảy ra như thế bao giờ ở Giê-ru-sa-lem.” (2 Sb 30 :26).

Quả là một câu chuyện ngoài sức tưởng tượng. Khít-ki-gia đã xây dựng tầm ảnh hưởng mạnh vì Chúa và đó là một điều kỳ diệu. Khi bạn nghiên cứu về đời sống của nhà vua, bạn sẽ nhận ra một số nguyên lý cơ bản hình thành nên tính cách của nhà vua. Cả ba đều đồng nhất với nhau.

Sự Tận Tâm

 Nguyên lý thứ nhất để xây dựng tầm ảnh hưởng cho Chúa là sự tận tâm. “Trong mọi việc vua đã khởi sự, từ việc phục vụ Nhà Thiên Chúa đến việc tuân giữ Lề Luật và mệnh lệnh, vua đều nhằm tìm kiếm Thiên Chúa của vua với cả tâm hồn, nên vua đã thành công.” (2 Sb 31 :21)

Thánh Phaolô tông đồ cũng mời gọi chúng ta tương tự như vậy “Bất cứ làm việc gì, hãy làm tận tâm như thể làm cho Chúa, chứ không phải cho người đời” (Cl 3 : 23). Vua Salômôn thì nói theo cách này  “Những gì trong tầm tay, bạn hãy ra sức làm, vì trong cõi âm ty, nơi bạn đang đi tới, không còn hoạt động, không còn dự tính, chẳng còn hiểu biết, chẳng còn khôn ngoan.” (Gv 9 :10). Khi chúng ta đọc những đoạn Kinh Thánh này chúng ta có thể nhận ra rằng Thiên Chúa muốn con người hăng hái và nhiệt tâm. Nhưng chúng ta nhận ra tinh thần nào đang có trong thời đại chúng ta đang sống? Chúng ta có thường xuyên cổ vũ cho sự tận tam không? Rất ít khi. Hầu như hàng ngày chúng ta nghe mọi người bảo chúng ta “Thoải mái đi” / “Đừng siêng năng quá” / “Đừng làm nhiều quá”. Điều đáng lo là sự thiếu tận tâm có thể được tìm thấy nơi những tín hữu làm lãnh đạo. Khi rơi vào tình trạng đó thì mọi việc trở nên bình bình và các nhà lãnh đạo thất bại trong công việc.

Mẫu người lý tưởng của tôi thời trung học là một anh lớn hơn có tên cún cơm là “H-ball.” Anh ấy chơi thể thao rất giỏi và là một học sinh tài năng. Tôi bắt chước kiểu đi đứng và phong cách riêng của anh ấy. Tôi học cách rê bóng và ném bóng của anh ấy. Anh ấy là ngôi sao ném bóng trong đội bóng chày và tôi bắt chước mọi việc anh làm, cả cách anh đội mũ nữa. Tôi quyết tâm trở thành cầu thủ ném bóng khi tôi tốt nghiệp.

Một năm sau khi anh tốt nghiệp thì tôi đến thử môn bóng chày. Huấn luyện viên đến hỏi tôi có thích chơi không. “Tôi có thể chơi được chứ huấn luyện viên? Tôi sẽ chơi hết mình. Tôi ham thích chơi bóng chày tới độ tôi cảm nhận nó trong máu mình”.

Bằng mọi cách tôi cố cho huấn luyện viên biết tôi hâm hở và quyết tâm ra sao. Ông ấy hài lòng và bảo tôi mặc đồ vào và cho ông ấy xem tôi có thể chơi bóng thế nào. Tôi tham gia đội. Thực tế là tôi trở thành cầu thủ ném bóng.

Bạn nghĩ mọi việc sẽ diễn ra thế nào nếu tôi nói với huấn luyện viên “Ồ, tôi không biết thế nào. Tôi cũng có nghĩ đến việc chơi bóng chày, nhưng đó là việc lớn. Có thể tôi sẽ thử tìm một đội bóng, nhưng tôi cũng chẳng hứng thú gì việc chơi bóng cả.” Và huấn luyện viên sẽ chẳng thèm để ý tới tôi nữa. Và thế là sự nghiệp bóng chày của tôi tiêu tan.

Bạn có nghĩ là Thiên Chúa có tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn của huấn luyện viên trung học của tôi ? Không bao giờ. Thiên Chúa tìm kiếm những ai cam kết tận tâm với Ngài và công trình của Ngài. Tinh thần yếu đuối, lười biếng và nửa vời của thời đại này không phải là tiêu chuẩn của Ngài. Nhưng thật khó để giữ tiêu chuẩn của Kinh Thánh trong một thời đại thiếu kỹ luật. Chuẩn mực về thực thi công việc của bạn phải cao.

Trong năm đầu tiên của sứ vụ truyền giáo tại Midwest tôi có gặp một anh bạn trẻ tên là Johnny Sackett. Chúng tôi bắt đầu đồng hành với nhau trong việc học Lời Chúa và cầu nguyện, Thiên Chúa đã kết nối com tim của chúng tôi với nhau. Johnny bắt đầu thực hiện những lời hứa tốt đẹp trong sứ vụ của Đức Kitô. Một ngày kia anh ấy hỏi tôi là anh ấy có thể tham gia nhóm của tôi được không. Tôi giải thích cho anh ấy sứ vụ của nhóm và anh ấy rất phấn khởi tham gia nhóm chúng tôi. Anh ấy là một cộng tác viên tuyệt vời, dấn thân đầy nhiệt huyết.

Mọi việc diễn ra tốt đẹp trong vài tháng. Một cuối tuần nọ chúng tôi dự định tổ chức hoạt động làm chứng tá tại khuôn viên trường đại học bang Iowa. Khi đến giờ xuất phát đi đến trường thì tôi phát hiện ra thiếu Johnny. Khi tôi hỏi thì một bạn nói là anh ấy quyết định không tham gia hoạt động này. Khi tôi hỏi phải chăng vì anh ấy gặp phải áp lực của việc học hay không thấy khoẻ hay có việc gì với gia đình thì tôi được báo lại là anh ấy chỉ quyết định không tham gia thôi.

Chúng tôi vẫn đi mà không có Johnny và mọi việc rất tốt đẹp. Chúng tôi gặp được một vài sinh viên rất thao thức chia sẻ về Thiên Chúa và vài em cam kết dâng đời sống cho Chúa. Chúng tôi trở về với niềm vui vô bờ và tạ ơn Chúa.

Thứ hai sau đó tôi mượn người bạn chiếc xe Volkswagen và chạy đến thăm Johnny. Sau một hồi nói chuyện tôi hỏi anh ấy có hiểu những chuẩn mực mà nhóm đã đề ra không. Anh ấy thừa nhận là có biết và anh ấy rất vui là một thành viên của nhóm. Tôi nói với anh ấy là vì tôi vui khi có anh ấy trong nhóm nên tôi lấy làm tiếc là anh ấy chọn lựa không tiếp tục tham gia với chúng tôi nữa. Anh ấy ngạc nhiên và hỏi tôi nói vậy là có ý gì, tôi nhắc cho anh ấy nhớ một trong những chuẩn mực là sẵn sàng tham dự khi nhóm thực hiện một sứ vụ. Anh ấy bắt đầu khóc nức nở. Sau khi anh ấy lấy lại bình tĩnh anh ấy ra khỏi xe và đi về phòng.

Tôi cầu nguyện cho Johnny hàng ngày trong vòng hai tuần và rồi tôi nhận một lá thư của anh ấy. Anh ấy cám ơn tôi đã giải thích ý nghĩa khi tham gia sứ vụ và liệt kê danh sách 30 lý do tại sao anh ấy cần gia nhập nhóm trở lại. Ngay lập tức tôi gọi điện cho anh ấy và chào đón anh quay trở lại. Kể từ đó anh ấy trở thành một thành viên đem lại nhiều hoa trái nhất và phục vụ Thiên Chúa trên khắp châu Mỹ. Vấn đề hệ ở chỗ anh ấy không hiểu hết ý khi tôi giải thích về chuẩn mực về tính cam kết và sự tận tâm. Sự thông cảm sẽ khiến cho sự việc trôi qua một cách dễ dàng, nhưng tình thương thì không để sự việc trôi qua như vậy.

Khi Chúa Giê-su nói “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo,” (Lc 9, 23) thì Ngài có ý nói đến điều đó.

Thật lòng mà nói, nhiều năm qua khi tôi nhìn lại sự việc đó tôi biết là tôi có thể xử lý tình huống theo cách khác. Có lẻ tôi đã phải thể hiện tính nhạy cảm và sự dịu dàng của Đức Kitô, nhưng vẫn không trái với nguyên tắc.

Hướng dẫn viên thực tập của tôi trong trại huấn luyện quân sự cứ khăng khăng giữ tiêu chuẩn cao về thành tích, không phải vì ông ấy cố gây khó cho tôi, nhưng vì ông ấy biết tôi sắp ra chiến trận và ông ấy phải giúp cho những thói quen thấm nhuần trong tôi để tôi có thể bảo toàn tính mạng. Ông ấy không làm hại tôi. Ông ấy làm những điều tốt đẹp cho tôi. Và khi nằm dưới những làn đạn nơi mà sự chết chóc và sự tiêu diệt diễn ra thì tôi biết ơn ông ấy về những gì tôi đã học được. Cũng tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo phải thể hiện được tinh thần tận tâm hầu những thừa cấp của họ sẽ tận tâm trong công việc. Giả như Khít-ki-gia không thể hiện sự dấn thân một cách tận tâm thì có lẽ đất nước của ông đã không thể thoát khỏi tội lỗi để trở thành một hình ảnh mới đáng nể như vậy. Sự lãnh đạo của ông đã chỉ ra đường lối và thiết lập tinh thần chung cho toàn dân thực hiện.

Tôi ở Minneapolis để tham gia chương trình giảm cân với một người bạn tên là Bill Cole. Một người bạn khác đến tham gia cùng chúng tôi trong chốc lát, và khi anh ấy rời phòng tập thể dục thì tôi đang nâng cái tạ 85 ký trên bàn nằm. Anh ấy nhìn tôi và nói “Cứ thư giãn đi”. Nếu tôi thư giãn ngay lúc ấy chắc tôi tự xác quá! Theo nghĩa bình thường thì anh ấy không có ý vậy, đó chỉ là cách anh ấy chào tạm biệt thôi. Nhưng tôi thường xuyên nghĩ đến câu nói đó. Cho dù người ta không hiểu câu đó theo nghĩa đó lắm nhưng nếu ai làm theo lời nói đó thì thì có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng ta vẫn luôn nói “Cứ thư giãn đi”. Thật tình mà nói, tôi không cần lời cổ vũ kiểu đó. Tôi quyết tâm thực hiện việc đó mà không cần trợ giúp bên ngoài. Bản chất vô kỹ luật, lôi thôi, lười biếng của tôi khiến tôi luôn cần phải làm điều đó. Điều tôi cần là bị thách thức để đạt kết quả với những gì tôi đang có.

Các nhà lãnh đạo phải xem xét những yếu tố sau. Họ không chỉ đang xây dựng cho  hiện tại mà còn cho tương lai nữa. Nếu com tim họ không thiết tha lắm thì tương lai sẽ ra sao? Những người họ đào tạo sẽ như thế nào ? Con tim họ có bừng cháy với lòng nhiệt thành cho Chúa không? Nếu con tim nhà lãnh đạo không thiết tha gì thì chẳng làm gì được cả, chỉ có thể đốt được ngọn nến le lói thôi. Khi Chúa Giê-su dọn dẹp lại đền thờ, hành động của Ngài nhắc đến những tông đồ trong thời Cựu Ước, “Lửa nhiệt thành làm con héo hắt” (Ga 2 :17, Tv 119 :139). Cả hai đoạn Kinh Thánh đều nói đến việc sự  thiệt thòi khi dấn thân cho Chúa. Lần gần nhất bạn nhắc nhở ai đó về một đoạn Kinh Thánh đề cập đến việc chịu thiệt thòi khi nhiệt tâm việc Chúa là khi nào? Có phải trong xã hội giờ chỉ còn những điều phối viên cổ vũ trong thể thao là những người làm việc với lòng nhiệt thành và sự thích thú thôi sao? Một nhà lãnh đạo như Giê-su thật thụ sẽ biểu lộ ngọn lửa bừng cháy như Chúa Giê-su đã làm.

Sự tận tâm và lòng nhiệt thành là hoa trái của tình yêu bừng cháy trong con tim nhà lãnh đạo. Từ đó ngọn lửa sẽ được lan toả ra đến con tim và cuộc sống của những ai nắm bắt tinh thần đó. Một số người thì cảm thấy là nhà lãnh đạo nên  “nhẹ nhàng” để khỏi khiến người khác e sợ. Điều này không đúng. Nếu nhà lãnh đạo thực thi những công việc cho người trưởng thành thì những người chung sức cũng cần trở nên người trưởng thành. Điều răng thứ nhất vẫn còn trong Kinh Thánh: “Ðức Giêsu trả lời: “Ðiều răn đứng đầu là: Nghe đấy, hỡi Ítraen, Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Ðức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi”  (Mc 12 :29-30)

Kiểm tra tương tự

Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem

Các mục đồng thờ lạy Chúa (1622). Hoạ Sĩ Gerrit van Honthorst (1592-1656). Tranh được …

Phép màu Giáng Sinh: Cuộc hoán cải của thi hào Paul Claudel

  Vì sao thi sĩ nổi tiếng ấy trở lại đạo Công giáo vào đúng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *