Trước tiếng gọi Truyền giáo

                            MM Tân, S.J.

Giáo xứ tôi thao thức

Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tông huấn NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG minh định: “Do phép rửa tội, mọi thành viên của Dân Chúa phải trở nên những môn đệ truyền giáo (xem Mt 28:19). Tất cả những ai đã được rửa tội, dù ở vị trí nào trong Giáo Hội hay ở mức độ đào luyện nào về đức tin, cũng đều là những nhà truyền giáo, [  ] Tân phúc âm hóa đòi hỏi sự dấn thân thực sự của từng cá nhân tín hữu. Mọi Kitô hữu được thách thức, ở đây và lúc này, tích cực tham gia vào việc truyền giáo; thực vậy, bất cứ ai đã thực sự trải nghiệm tình thương cứu độ của Thiên Chúa thì không cần nhiều thời gian hay một sự đào tạo lâu để đi rao giảng tình thương ấy. Mọi Kitô hữu đều là người truyền giáo theo mức độ họ đã gặp gỡ tình thương của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô: chúng ta không còn nói mình là những “người môn đệ” và “người truyền giáo”, nhưng đúng hơn, chúng ta luôn luôn là những “người môn đệ truyền giáo…” ( EG 120)

Cứ mỗi cbiều thứ bảy, theo tiếng chuông giục giã, các em thiếu nhi cấp 1 được cha mẹ dẫn đến nhà thờ để học giáo lý và sau đó  tham dự thánh lễ. Nhìn vào chiều sâu của từng cặp mắt đơn sơ mở lớn trên những khuôn mặt vui tươi đang tung tăng nhảy nhót, tôi như thấy Đấng Vô Hình cũng đang đùa vui với bầy trẻ nhỏ, thế rồi lát nữa đây, khi các em bước vào lớp gíao lý, khi không gian của Thánh Thần tiếp tục được mở ra, thì lời Chúa sẽ dẫn các em gặp Đức Giêsu và chính Người sẽ đổ đầy tran  niềm vui của Tin  Mừng vào lòng trí các em.

Thế rồi, khi các em cùng nắm tay nhau bước vào  nhà thờ  tham dự thánh lễ, cảnh tượng diễn ra lúc này mới dễ thương làm sao, Đức Giêsu trong giờ giáo lý đã tỏ mình ra cho các em qua lời Hằng sống thì giờ đây lại hiển hiện trước mắt các em qua bóng dáng của tấm bánh hiền lành. Tới giờ hiệp lễ, mấy anh chị lớn thì được lên rước Chúa, còn các em nhỏ thì ngơ ngác đợi chờ, có ai biết cho lòng Chúa, cũng bồn chồn không kém trước các cặp mắt đang tha thiết trông mong!!! Và ngày vui được rước lễ lần đầu cũng lần lượt đến với các em theo lớp và theo từng độ tuổi.

Trong ngày hồng phúc này, các em sẽ thưa với Chúa với tất cả tấm lòng đơn sơ nhỏ bé:

Chúa coi, Chúa có thấy con hồi hộp không
con sắp được rước lễ lần đầu
và con biết Chúa cũng đang ngón g chờ con, một bé thơ.
Con biết rồi mà, để sữa soạn cho cuộc gặp gỡ hôm nay,
Con thấy Chúa phải lo cho con đủ chuyện.
Cho con có các anh chị giáo lý viên chuyên cần dạy dỗ
Mẹ cha đưa đón hàng tuần.
Trước giờ giáo lý chúng con còn được đùa vui nữa chứ.
Chúa ơi, sau khi con  đã được rước Chúa rồi, thì sao nhỉ.
Chúa trong con và con  trong Chúa, là sao?
Con tưởng tượng Chúa cứ như thể ẩn mình trong thể xác của con, ,
và con có thể nói với Chúa và nghe Chúa nói trong con.,
vâng,
Từ nay,
Lời Chúa con nghe ngay bên tai,
Lời Chúa con nghe ngay trong lòng,
Lời Chúa ngay trên miệng,
Con tha hồ nghe Chúa nói và nói với Chúa!

Và những gì nhen nhúm trong ý nghĩ đã trở thành sư thật

Chúa ơi!

con đã được rước lễ lần đầu,
con biết Chúa vui thích ở giữa đoàn con ,
con thấy Chúa thỏa lòng vì con,
Chúa đã đến với con mang bóng dáng của môt TẤM BÁNH hiền lành,
và khi tấm bánh tiêu hao trong con,
Chúa không biến mất, nhưng sống trong con,
thể xác vinh quang của Chúa chiếm trọn thân con.
thế là từ nay, Chúa luôn dõi mắt theo con,
khi con ngủ, Chúa không ngủ với con, mà canh giữ con ,
ôi, đứa con bé nhỏ, được Chúa canh giữ từng giấc ngủ,
trong vòng tay yêu thương của Chúa, 
con đi vào giấc ngủ thần thánh,
trong tiếng ru êm của đất trời này,
con thấy mình như đang dạo chơi với Chúa,
con cất tiếng hỏi
Chúa ơi, đây là đâu?
địa đàng hay thiên đàng,
con nghe Chúa nhẹ nhàng trả lời:
địa đàng hay thiên đàng có khác gì đâu con, 
vì Chúa đang ở với con,
con no thỏa, 
thân con như bay bổng giữa ngàn sao……
Thức giấc,
một ngày như mọi ngày, 
nhưng sao hôm nay tất cả trở thành mới mẻ với con và cho con,
con cắp sách đến trường, 
Chúa đến trường với con nhưng không học với con,
Chúa nhìn con học tập, 
Chúa nhìn con vui đùa với chúng bạn.
không còn là giấc mơ,
Chúa ở với con và con với Chúa,
hôm nay và mãi mãi,
cho thỏa lòng Chúa thương con.

Cho thỏa bao ngày con thương nhớ Chúa.

5a4

Giáo xứ tôi chiều Chúa Nhật,

Khi  tiếng chuông ngân vang  cũng là lúc những bước chân của các em cấp II và III đổ dồn về nhà thờ để học giáo lý,

Các em lớp 9 thì sửa soạn lãnh nhận bí tích thêm sức,

Các em lớp 12 thì sửa soạn tuyên xưng đức tin để cùng nhau dấn thân vào đời, tiến bước trên những nẻo đường của Tin Mừng.

Ngày lãnh  nhận Bí tích thêm sức, đúng là một lễ Hiện  Xuống mới, không chỉ riêng các em mà cho cả cộng đoàn giáo xứ:  trong sức mạnh và ân sủng Thánh Thần, tất cà như  choáng ngợp trước vinh quang thập giá , mọi người reo vui vì đã gặp được tình thương của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Khi đã đã thực sự trải nghiệm tình thương cứu độ của Thiên Chúa thì cũng sẵn sáng đứng ra loan báo những kỳ công của Người, vì thế cả nhà thờ hôm nay xôn xao, ai cũng muốn đứng ra tuyên bố cho cả thế giới biết rằng : chính Đức Giêsu đã chịu treo trên thập giá, “Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại, về điều này tất cả chúng tôi xin làm chứng. Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa để Người đổ xuống : đó là điều anh em  đang thấy đang nghe” (Cv 2, 32-34).

Ngày các em đứng ra tuyên  xưng đức tin thì sao ? thêm một lễ Hiện Xuống mới: cha chủ tế thay mặt cộng đoàn đặt các em trong ân sủng Chúa. Giờ đây Thánh Thần đã chiếm trọn cõi lòng, miệng đầy tràn lời Chúa, các em nắm tay nhau ra đi loan báo hồng ân, và cả trái đất ngập tràn vinh quang Thiên Chúa.

Vâng, và đây chính là ước vọng dành cho thế hệ trẻ, khởi đi từ các lớp giáo lý, tiếp nối truyền thống cha anh trong giáo xứ tôi, .

Kiểm tra tương tự

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …

Giáo hội và Thuyết Tiến hóa: Câu chuyện về cuốn sách bị lên án

  Trong loạt bài về Giáo hội và Khoa học, chúng ta sẽ xem xét …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *