Từ Điển Việt – Bồ – La giúp hiểu rõ ý nghĩa Kinh cầu Đức Bà

Our Lady

Kinh Cầu Đức Bà

Xin Chúa thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Xin Chúa thương xót chúng con. *(Thưa: lặp lại)
Chúa Kitô nghe cho chúng con.
* Thưa : Chúa Kitô nhận lời chúng con.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
* Thưa : Thương Xót Chúng Con (câu nào cũng thưa như vậy)
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật.
Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời.
Rất Thánh Đức Bà Maria.
* Thưa : Cầu cho Chúng Con. (câu nào cũng thưa như vậy)
Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời.
Rất Thánh Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh.
Đức Mẹ Chúa Kitô.
Đức Mẹ
thông ơn Thiên Chúa.
Đức Mẹ
cực thanh cực tịnh.
Đức Mẹ
cựctinhcựcsạch.
Đức Mẹ
tuyền vẹn mọi đàng.
Đức Mẹ chẳng
dúng bợn nhơ.
Đức Mẹ rất đáng yêu mến.
Đức Mẹ cực
mầu cực nhiệm.
Đức Mẹ chỉ bảo
đàng lành.
Đức Mẹ sinh Chúa
tạo thiên lập địa.
Đức Mẹ sinh Chúa Cứu Thế.
Đức Nữ cực
khôn cực ngoan.
Đức Nữ rất đáng
kính chuộng.
Đức Nữ rất đáng ngợi khen.
Đức Nữ có
tàiphép.
Đức Nữ có lòng
khoan nhân.
Đức Nữ trung tín thật thà.
Đức Bà là gương nhân đức.
Đức Bà là tòa Đấng Khôn Ngoan.
Đức Bà làm cho chúng con vui mừng.
Đức Bà là Đấng
trọng thiêng.
Đức Bà là Đấng đáng tôn trọng.
Đức Bà là Đấng
sốtmến lạ lùng.
Đức Bà như hoa hồng mầu nhiệm vậy.
Đức Bà như lâu
(lầu) đài Đavit vậy.
Đức Bà như tháp ngà
báu vậy.
Đức Bà như đền vàng vậy.
Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy.
Đức Bà là cửa Thiên Đàng.
Đức Bà như sao mai sáng vậy.
Đức Bà
cứu kẻ liệt kẻ khốn.
Đức Bà
bầu (bàu) chữa kẻ có tội.
Đức Bà yên ủi kẻ âu lo.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu.
Nữ Vương các Thánh Thiên Thần.
Nữ Vương các Thánh Tổ Tông.
Nữ Vương các Thánh Tiên Tri.
Nữ Vương các Thánh Tông Đồ.
Nữ Vương các Thánh Tử Vì Đạo.
Nữ Vương các Thánh Hiển Tu.
Nữ Vương các Thánh Đồng Trinh.
Nữ Vương các Thánh Nam cùng các Thánh Nữ.
Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông.
Nữ Vương linh hồn và xác lên trời.
Nữ Vương
truyền phép Rất Thánh Mân Côi.

Nữ Vương gia đình.
Nữ Vương ban sự Bình An.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa nhận lời chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
* Thưa : Chúa thương xót chúng con.
Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con.
Đáng
chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.

Lời Nguyện

Chúng con lạy ơn Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, chúng con trông cậy Đức Bà là Chúabầu chúng con, xin cho chúng con biết lòng Đức Mẹ yêu dấu con mọn này còn ở dưới thế cách xa mặt Mẹ. Đức Chúa Giêsu xưa xuống thế gian, chẳng bỏ loài kẻ có tội, lại liều mình chịu nạn chịu chết vì hếtcả và loài người ta; Đức Mẹ cũng một lòng theo con như vậy. Mẹ ôi, khoan thay, nhânthay, chớtrởmặtđi mà chẳng nhìn chúng con, xin Đức Mẹ thương xem dạy dỗ yên ủi chúng con. Con cậy Mẹ có phéptắc nhiều trên hết Thiên Thần cùng trên hết các Thánh. Chúng con còn ở dưới thế này như kẻ đi biển cả vậy. Đức Mẹ là như ngôi sao chính ngự ở trời bên Bắc vậy. Xin Đức Mẹ dẫn đàng cho chúng con được theo, kẻo phải xiêu chìm sa hỏa ngục vô cùng; Chúng con trông Đức Mẹ cho chúng con ngày sau được vào cửa Thiên Đàng, xem thấy mặt Đức Chúa Giêsu cùng mặt Đức Mẹ, được chịu muôn muôn sự phúc gồm hết mọi sự tốt lành chẳng hay hết chẳng hay cùng. AMEN

  • Trong kinh này chúng ta gặp 5 lần cụm từ “rất thánh” kết hợp với cụmdanh từ như: “Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời (3 lần), Rất Thánh Nữ Đồng Trinh, Rất Thánh Đức Bà Maria, Rất Thánh Mân Côi”. Từ điển Việt – Bồ – La không có mục từ “rất”, Tự Vị Annam Latinh có mục từ “rất” với nghĩa là “nhiều, dùng so sánh ở tuyệt đối cấp”. Trong tiếng Việt hiện đại từ “rất” được ghi chú: kết hợp với tính từ và một số động từ. Cấu trúc “rất thánh” đi theo quy tắc này, nghĩa là từ “rất” kết hợp với tính từ “thánh” tạo thành cụm tính từ “rất thánh”. Cấu trúc rất thánhkết hợp với ngữ danh từ hoặc danh từ là cấu trúc mà tiếng Việt hiện đại hầu như không dùng, vì thế mà các câu kinh này đọc nghe rất lạ và rất chướng tai; tuy nhiên, đối với tiếng Việt thế kỉ 17 thì cấu trúc này lại là cấu trúc phổ biến. “Phép Giảng Tám Ngày” có đến 64 lần tác giả dùng cụm từ “rất thánh” trong có đến 50 lần tác giả sử dụng cấu trúc “rất thánh” kết hợp với ngữdanh từ, hoặckết hợp với danh từ như “rất thánh Giuse”, “rất thánh Giêsu”, “rất thánh Chúa Cha”… Các kết hợp này có ý nói đến sự thánh thiện trên hết mọi sự thánh thiện dành cho Thánh Giuse, Đức Mẹ, Chúa Giêsu, Đức Chúa Cha và các đối tượng được diễn tả theo sau cụm tính từ “rất thánh” như kiểu “Rất Thánh Nữ Đồng Trinh”, “Rất Thánh Mân Côi”, “Rất Thánh Linh Hồn và Thân Xác Chúa Giêsu”…

  • Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa”: từ “thông” nghĩa là “truyền”, nghĩa gốc Hán là “chuyển”; nghĩa của câu kinh là “Đức Mẹ là Đấng chuyển ơn của Thiên Chúa xuống cho con người”.

  • Đức Mẹ cựcthanhcựctịnh. Đức Mẹ cựctinhcựcsạch. Đức Mẹ cựcmầucựcnhiệm. Đức Nữ cựckhôncựcngoan...”: Cũng như từ “rất”, từ “cực” chỉ sự so sánh ở mức tuyệt đối, không còn gì có thể hơn được nữa.Tuy nhiên, cách kết hợp của từ “cực” tách đôi từ ghép đẳng lập hội nghĩa như trong các câu trên thì tiếng Việt hiện đại ít dùng. Thế nhưng đây lại là một cấu trúc phổ biến trong tiếng Việt thế kỉ 17, mục đích làm gia tăng nét nghĩa của từ ghép ở mức tối đa. Từ ghép đẳng lập hội nghĩa đã làm gia tăng nét nghĩa một lần, bây giờ lại được làm gia tăng nét nghĩa thêm một lần nữa. Ví dụ: “thanh” nghĩa là “trong sạch”, “tịnh” cũng có nghĩa là nghĩa là “trong sạch”; “tinh” nghĩa là “trong sạch”, “sạch” cũng có nghĩa là nghĩa là “trong sạch”, ghép hai từ thành từ ghép hội nghĩa “thanhtịnh”, “tinh sạch” cũng để chỉ nghĩa “trong sạch” nhưng giá trị biểu cảm cao hơn, cuối cùng là ghép thành cụm “cựcthanhcựctịnh”, “cựctinhcựcsạchđể biểu thị sự trong sạch” ở đỉnh cao tuyệt đối không gì bằng, không gì có thể sánh ví được.

  • Để kết cho những lời ca ngợi sự “trong sạch” của Mẹ, câu kinh tiếp theo như là một câu kết luận “Đức Mẹ tuyền vẹn mọi đàng”: nghĩa là Mẹ “tinh tuyền trọn vẹn” mọi bề.

  • Đức Mẹ chẳng dúngbợnnhơ”: Từ “dúng” là một từ thuộc phương ngữ miền Bắc, nghĩa là “nhúng” trong tiếng Việt toàn dân. Câu kinh có nghĩa là Mẹ không chạm vào, không vướng vào, không để mình bị vươngvào ô “nhơ”. Từ “nhơ” nghĩa thông thường là bẩn, nghĩa bóng là không chút xấu xa gì về phẩm chất.

  • Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành”: đàng” nghĩa là “đường”. Tiếng Việt thế kỉ 17 đang diễn ra quá trình chuyển âm “a” ˃ “ươ” vì thế mà chúng ta gặp rất nhiều từ xưa nguyên âm “a” sang tiếng Việt hiện đại thành nguyên âm đôi “ươ”, ví dụ như: đàng ˃ đường, lạng ˃ lượng, nác ˃ nước,… những âm cũ kiểu này vẫn còn thấy được khá phổ biến trong các kinh cũ xưa của chúng ta.

  • Đức Mẹ sinh Chúa tạo thiên lập địa: Từ điển Việt – Bồ – La lập lại 4 lần cụm từ “tạo thiên lập địa”, cụm từ này có nghĩa nói về “việc sáng tạo trời và đất”. Thiên Chúa là Đấng dựng nên đất trời. Mẹ Maria sinh Ngôi Hai Thiên Chúa, vì thế câu kinh này muốn nói về tước hiệu “Mẹ là Mẹ Thiên Chúa”.

  • Đức Nữ rất đáng kínhchuộng”: Từ “kínhchuộng xuất hiện 3 lần trong Từ điển Việt – Bồ – La, nghĩa là “kính trọng yêu mến”, ở chỗ khác tác giả dùng từ long trọng hơn nghĩa là “tôn kính và sùng mộ”.

  • Đức Nữ tàiphép”: Câu này nghĩa chung là ca ngợi “Đức Mẹ tài trí và đức độ song toàn”. Từ điển Việt – Bồ – La và Tự Vị Annam Latinh có hai mục từ hỗ trợ nhau làm sáng nghĩa câu kinh này, “có tài” nghĩa là “tài trí, tài năng”, “có phép” nghĩa là “được giáo dục tốt, có đức độ”.

  • Đức Nữ có lòng khoannhân”: Tự Vị Annam Latinh giải thích “khoannhân” nghĩa là “quảng đại”. Câu kinh này ca ngợi Mẹ hết sức “quảng đại” với Thiên Chúa, và chúng ta cũng tin tưởng Mẹ luôn luôn “quảng đại” che chở phù trì cho chúng ta.

  • Đức Bà là Đấng trọng thiêng”: nghĩa là “Đức Bà là Đấng cao trọnglinh thiêng”.

  • Đức Bà là Đấng sốtmếnlạlùng”: Tự Vị Annam Latinh giải thích sốtmếnnghĩa là “yêu mến nồng nàn”. Từ điển Việt – Bồ – La giải thích “lạlùng” nghĩa là “họa hiếm”. Câu kinh này diễn tả tình yêu nồng nàn trọn vẹn cách tuyệt vời mà Mẹ Maria dành cho Thiên Chúa.

  • Đức Bà như lâu (lầu)đài Đavit vậy”: Bản kinh mới sửa lại thành “lâu đài” cho phù hợp với tiếng Việt hiện đại, nhưng dấu thanh của từ “lâu đài” làm cho việc đọc khó xuôi thuận. Từ điển Việt – Bồ – La có mục từ “lầu đài” nghĩa là “đền đài của Vua Chúa”, đồng nghĩa với từ “lâu đài” trong tiếng Việt hiện đại. Câu kinh này ví Đức Mẹ như đền Vua Đavít, rất sang trọng; nghĩa bóng của câu kinh chỉ về tâm hồn Đức Mẹ như ngôi đền rất đẹp, rất quý báu, rất xứng đáng cho Chúa là Vua trên hết các Vua ngự trị.

  • Đức Bà như tháp ngà báu vậy”: Từ “báu” nghĩa là quí”, câu kinh này cũng sánh ví Đức Mẹ như là ngôi tháp làm bằng ngà, thật quí giá biết chừng nào.

  • Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn”: Cụm từ “cứu kẻ liệt kẻ khốn” đã giải thích trong các kinh trước nghĩa là “Đức Mẹ cứu chữa người bệnh tật, giúp đỡ hộ phù người khốn khó”.

  • Đức Bà bầu (bàu) chữa kẻ có tội”:Từ điển Việt – Bồ – La ghi nhận: “baù (bầu) chủ, baù mình”nghĩa là “kẻ bàu chủ, kẻ bàu lĩnh (bảo lãnh)”, “chữa” nghĩa là “sửa, phù hộ, giúp đỡ”. Câu kinh này giúp chúng ta xác tín rằng Mẹ là người bảo lãnh cho chúng ta khi chúng ta phạm tội mà biết chạy đến kêu xin Mẹ; Mẹ cũng giúp cho chúng ta đủ sức mạnh để thắng vượt và sửa chữa bản thân mình.

  • Nữ Vương truyền phép Rất Thánh Mân Côi”: Câu kinh này nghĩa là “Đức Mẹ truyền dạy chúng ta về màu nhiệm Kinh Mân Côi”. Ước gì chúng ta yêu mến Kinh Mân Côi rất đẹp lòng Mẹ.

  • Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa”: Từ “chịu” có nghĩa tích cực này đã được giải thích trong Kinh Truyền Tin.

  • Chúng con lạy ơn Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời”: Như đã giải thích trong các Kinh trước, câu này có nghĩa là câu dùng để “tạ ơn” trước khi “xin ơn”.

  • Cụm từcon mọn nàynhư đã giải thích trong các Kinh trước, đây là câu nói cửa miệng của người An Nam dấu chỉ tỏ ra khiêm hạ trước các Đấng bậc cao trọng.

  • Cụm từ “hết cả và” nghĩa là “hết tất cả” (cả và nghĩa là tất cả).

  • Cụm từ “khoan thay, nhânthay”: đã giải thích trong Kinh Lạy Nữ Vương.

  • Cụm từ “chớ trở mặt đi”: “chớ” nghĩa là “đừng”, tiếng Việt thế kỉ 17 tần số sử dụng từ “chớ” nhiều hơn từ “đừng”; trong tiếng Việt hiện đại tần số sử dụng của từ “đừng” đã thắng thế hầu như chiếm hết vị trí của từ “chớ”. “Trở mặt” từ này trong tiếng Việt hiện đại nghĩa không được tốt, không phù hợp với lời Kinh. Tự Vị Annam Latinh giải thích “trở mặt” nghĩa là “quay mặt đi”. Câu kinh “Mẹ ôi, khoan thay, nhânthay, chớtrởmặtđi mà chẳng nhìn chúng con”: nghĩa là “Mẹ ơi, Mẹ rất khoa dung, Mẹ rất nhân hậu, xin Mẹ đừng quay mặt đi mà không nhìn chúng con”.

  • Con cậy Mẹ có phéptắc nhiều trên hết Thiên Thần cùng trên hết các Thánh”: Từ “phéptắc” đã được giải thích kỹ trong Kinh Cậy. Câu kinh này có nghĩa là “Mẹ có quyền năng trên tất cả các Thiên Thần và các Thánh”.

  • …được chịu muôn muôn sự phúc gồm hết mọi sự tốt lành”: chúng ta lại gặp từ “chịu” với nghĩa tích cực đồng nghĩa với “được” trong tiếng Việt hiện đại, trong khi đó tiếng Việt hiện đại “chịu” mang nghĩa tiêu cực; trong bối cảnh câu kinh này từ “chịu” nên hiểu là “hưởng”. Từ “gồm” ở đây nghĩa là “”. Tiếng Việt thế kỉ 17 tần số sử dụng từ “gồm” rất cao, qua gần 4 thế kỉ từ “” đã thay thế, hầu như ít ai dùng từ “gồm” nữa.

Chẳng hay hết chẳng hay cùng”: Như đã giải thích “hay” trong tiếng Việt thế kỉ 17 nghĩa là “luôn luôn”; từ “chẳng” nghĩa là “không”. Tiếng Việt thế kỉ 17 hầu như là sử dụng từ “chẳng” thay cho từ “không”. “…Chẳng hay hết chẳng hay cùng nghĩa là “không bao giờ hết, chẳng bao giờ có cùng tận”, tồn tại mãi mãi .

Câu kinh này có nghĩa là “xin Mẹ cho chúng con được hưởng tất cả ơn phúc và mọi điều thiện hảo mãi mãi muôn đời”.

  • Về “danh xưng” dành cho Mẹ Maria, trong Kinh Cầu này, chúng ta gặp 19 lần danh xưng “Đức”, 20 lần danh xưng “ĐứcMẹ”, 6 lần danh xưng “ĐứcNữ”, 13 lần danh xưng “NữVương”. Có lẽ chúng ta cũng thắc mắc tại sao không dùng một danh xưng thống nhất từ đầu đến cuối Kinh mà lại thay đổi nhiều thế.

Từ điển Việt – Bồ – La có mục từ “đức” được tác giả giải thích như sau: “đây là tước hiệu danh giá tột đỉnh”, chính vì vậy mà từ “đức” được ghép với danh xưng dành cho Chúa, sau Chúa có Đức Mẹ và Đức thánh Thiên Thần, ngoài ra các Thánh không được gọi bằng “đức”. Trong từ điển cũng có mục từ “đức” được giải thích là “người đàn bà bậc nhất”. Điều này cũng dễ hiểu khi các thừa sai ban đầu đã ứng dụng cách gọi này để gọi Mẹ Maria là “Đức”, vì sau Chúa thì Mẹ Maria là người đàn bà bậc nhất. Trong từ điển cũng có mục từ “ĐứcMẫu” (Đức Mẹ) giải thích là “Mẹ của Chúa”, nếu hiểu theo nghĩa của từ “đức” nói trê n thì danh xưng này có ý chỉ Mẹ Maria là người Mẹ bậc nhất. Cũng cách hiểu như thế gọi Mẹ Maria là “ĐứcNữ” nghĩa là tôn xưng Mẹ là “người nữ bậc nhất”, người nữ trên hết mọi người nữ. Về danh xưng “NữVương” là danh xưng rất đặc biệt dành cho Mẹ. Mẹ là Vua.

Nhân tiện nói đến từ “đức”, ngoài việc ghép với các danh xưng dành cho Chúa và Mẹ. Các thừa sai ban đầu cũng ứng dụng cách gọi này để gọi các chủ chăn trong Giáo Hội. Các Linh Mục thì các thừa sai gọi là “thầy cả”, các Giám Mục gọi là “đức thầy cả”, Đức Khâm Sứ thì các thừa sai gọi là “đức ông”. Trong Từ điển Việt – Bồ – La có mục từ “đức thầy” được giải thích là “tước hiệu danh giá dành cho một số ông thầy đặc biệt, hay những bậc quyền quý kể cả phụ nữ biết chữ”. Có lẽ để tránh sự lầm lẫn do từ “đức thầy” nói trên mà sau này các nhà truyền giáo đổi lại Linh Mục thì gọi là “cha”, Giám Mục gọi là “đức cha cả”, nhân vật quan trọng hơn Linh Mục nhưng không làm Giám Mục thì gọi “đức ông”. Như vậy thì các danh xưng này đã có từ thời các nhà truyền giáo đến Việt Nam và nó tồn tại mãi đến nay, và lúc đó không ai hiểu rằng các Linh Mục, Giám Mục, Đức Ông ham danh như có lần bài báo nào đó đã nói về danh xưng gọi các Ngài. Ngày nay cũng thế, các mục tử trong Giáo Hội thừa hưởng gia sản của các thừa sai, các vị được gọi như thế chứ không ai bắt người khác gọi mình như thế. Hy vọng rằng từ thuở ban đầu đến nay những từ ngữ này vẫn được hiểu và biểu lộ bằng tất cả sự đơn sơ, đừng ai hiểu lầm chúng.

Kiểm tra tương tự

Cuộc đời Thánh Anê dạy chúng ta biết coi trọng con trẻ

  Là người lớn, chúng ta luôn có những điều cần phải học hỏi từ …

Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công giáo

Ký ức là một phần không thể thiếu đối với bản sắc con người. Sách …

Một bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *