[Tuần Cửu Nhật Chúa Thánh Thần]: Ngày thứ năm

  1. Đặt mình trước tôn nhan Thiên Chúa, lòng hướng về Chúa Thánh Thần và bắt đầu với dấu Thánh Giá.

 

Khi làm dấu Thánh Giá chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và hơn nữa qua dấu Thánh Giá, chúng ta xin ơn cho phép chúng ta được bước vào ngôi nhà của Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

  1. Thinh lặng và hát lời kinh Xin Ngài mau đến:

 

ĐK: Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài mau đến, đến với chúng con. Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài mau đến, đến với chúng con. Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài mau đến, đến trong hồn con, đến trong tim con, đến trong đời con.

 

  1. Ngài là thần khí, xuất từ nơi Cha. Ngài là Thiên Chúa, chính là Ngôi Ba. Ngài được sai đến đến loan tin vui. Chúa yêu thương ta, Chúa chết vì ta.
  2. Ngài là cột sáng, chiếu dọi đêm đen. Ngài là vầng mây, giữa ngày nóng cháy. Ngài là suối mát, tưới nơi khô khan. Ủi an tâm can, đến đem bình an.
  3. Ngài là quyền năng, uy lực Cha ban.Ngài là sự sống, cứu độ sinh linh. Ngài là lửa nóng, đốt lên yêu thương. Sáng lên hân hoan, thắp lên niềm tin.
  4. Ngài là Thần khí, bay là trên không. Vào thời hoang sơ, tác tạo thế giới. Ngài được sai đến, tác sinh nên ta. trở nên con Cha, sống trong nhà Cha.
  5. Ngài là Thần khí, che phủ Maria. Mẹ đã cưu mang, chính vị Kitô. Ngài là Đức Chúa, Thánh Tử Ngôi Hai. Chúa con sinh ra, trở nên người ta.

 

  1. Đọc bài Tin Mừng về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và ông Ni-cô-đê-mô cùng chiêm ngắm bức tranh của hoạ sĩ Jordaens Jacob.

 

5 Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.6 Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí.7 Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.8 Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.” (Ga 3,5-8).

Cuộc đối thoại giữa Chúa Giê-su và ông Ni-cô-đê-mô.Jordaens Jacob (1593-1678). Paris, Musée Du Louvre.
  1. Suy niệm.

 

Thánh sử Gioan kể lại ba lần gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và ông Ni-cô-đê-mô (Ga 3,1-12; Ga 7,48-52 và Ga 19,39-40). Trong lần gặp gỡ đầu tiên thánh sử nói về cuộc đối thoại giữa Chúa Giê-su và ông Ni-cô-đê-mô vào ban đêm (Ga 3,2). Chúng ta chiêm ngắm bức tranh của Jordaens Jacob và lắng nghe lời Chúa nói với ông Ni-cô-đê-mô: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.6 Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. 7 Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên”. Hôm nay, lời này của Chúa Giê-nhắc nhớ chúng ta, những người đã được nhận bí tích Thanh Tẩy, cần được sinh ra trong Thần Khí và nước, cần được sinh ra lần thứ hai với ơn trên. Điều đó có ý nghĩa gì? Maurice Zundel suy tư như sau: “Chúng ta không sinh ra đã thành con người (…) Con người có bổn phận phải thành người (…) sách Tin Mừng nói “phải sinh lại”. Có một lần sinh thứ hai, đó là sinh con người, sinh phẩm cách, sinh tính bất khả xâm phạm, sinh sự trường tồn bất tử, lần sinh mà không có nó không thể thành người”. Như thế, “sinh ra lần thứ hai” là hành trình dài lâu, hành trình chúng ta được chính Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để chúng ta từ từ không còn sống theo xác thịt của mình là chiều theo những đam mê và các điều tiêu cực, mà chúng ta bước đi trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để nhờ đó cuộc sống của chúng ta từng bước sẽ “nở hoa sinh trái thơm” là những điều tốt lành tương hợp với tinh thần Tin Mừng. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần đưa chúng ta vào con đường Ánh Sáng của Ngài, hầu chúng ta luôn mãi được sinh ra, được lớn lên trong suy nghĩ, trong lời nói và trong hành vi tốt lành.

 

Bí tích Rửa tội đã sinh lại chúng ta thành người con Chúa. Nhưng để trở thành người con cái của Thiên Chúa cho đúng nghĩa, thì chúng ta cần bước vào hành trình luôn tập sống để trở nên. Người Ki-tô hữu là ai? Triết gia người Đan Mạch Kierkegaard nói rằng: “Người Ki-tô hữu là người luôn ở trên đường trở nên người Ki-tô hữu đích thật”. Đạo là gì? Đạo là đường. Như thế đối với chúng ta là “những người có đạo”, thì con đường tin vào Chúa và theo bước Chúa là con đường của người học trò luôn ý thức và học hỏi nơi Chúa Thánh Thần là thầy dạy, cũng như luôn xin vâng theo sự uốn nắn của Người, như lời Chúa Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô: Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”

 

Một nhà đại thần bí Ấn độ nói về chính mình: “Tôi là một nhà cách mạng khi còn trẻ, và tất cả những gì tôi cầu nguyện với Chúa là: “Lạy Chúa, xin cho con quyền lực để cải tạo Thế Giới”. Khi đến tuổi trung niên, tôi nhận ra rằng nửa cuộc đời qua đi mà không một tâm hồn nào được thay đổi. Tôi đổi lại lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con thiện chí để hoán cải tất cả những người tiếp xúc với con”. Bây giờ tôi đã già và gần kết thúc cuộc đời, tôi cảm thấy mình ngu dại biết bao. Lời cầu nguyện của tôi bây giờ là: “Lạy Chúa, xin cho con thiện chí để hoán cải chính con”.

Khi chúng ta mở lòng để đón nhận làn “gió” của Chúa Thánh Thần và để “làn gió” đó hướng dẫn, thì chúng ta luôn sống trong tinh thần khiêm tốn và hoán cải liên lỷ. Thật vậy, xin ơn hoán cải bản thân chính là lời cầu xin khôn ngoan và cũng có nghĩa là: “xin cho con luôn được sinh ra trong Thần Khí, cụ thể qua những giây phút phản tỉnh sau mỗi lần lầm lỡ, qua sự hồi tâm của mỗi ngày sống, qua chính Bí Tích Hoà Giải mà mỗi lần con được đón nhận”.

  1. Thinh lặng cầu nguyện trong khoảng 05 phút và chú ý rút ra một điểm nào trong bài Tin Mừng và trong phần suy niệm, để đưa vào ngày sống.

 

  1. Thinh lặng và hát lời kinh Xin Ngài mau đến:

 

ĐK: Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài mau đến, đến với chúng con. Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài mau đến, đến với chúng con. Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài mau đến, đến trong hồn con, đến trong tim con, đến trong đời con.

 

  1. Ngài là thần khí, xuất từ nơi Cha. Ngài là Thiên Chúa, chính là Ngôi Ba. Ngài được sai đến đến loan tin vui. Chúa yêu thương ta, Chúa chết vì ta.
  2. Ngài là cột sáng, chiếu dọi đêm đen. Ngài là vầng mây, giữa ngày nóng cháy. Ngài là suối mát, tưới nơi khô khan. Ủi an tâm can, đến đem bình an.
  3. Ngài là quyền năng, uy lực Cha ban.Ngài là sự sống, cứu độ sinh linh. Ngài là lửa nóng, đốt lên yêu thương. Sáng lên hân hoan, thắp lên niềm tin.
  4. Ngài là Thần khí, bay là trên không. Vào thời hoang sơ, tác tạo thế giới. Ngài được sai đến, tác sinh nên ta. trở nên con Cha, sống trong nhà Cha.
  5. Ngài là Thần khí, che phủ Maria. Mẹ đã cưu mang, chính vị Kitô. Ngài là Đức Chúa, Thánh Tử Ngôi Hai. Chúa con sinh ra, trở nên người ta.

 

  1. Kết thúc với lời kinh sáng danh.

Chú ý đọc thật chậm rãi với tâm tình: Tôi tuyên xưng Chúa Ba Ngôi và tôi xin Chúa cho tôi được phép sống trong mái nhà của các Đấng:

“Sáng Danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen”.

Kiểm tra tương tự

“Lạy Đấng Emmanuel, xin hãy đến!”: Nỗi khắc khoải và niềm hy vọng trong Mùa Vọng

Người phương Tây thế kỷ 21 – từ Taylor Swift đến Billie Eilish – đã …

Tông Đồ Cầu Nguyện, 19-12-2024

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 19/12/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​  Niềm vui của …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *