Xét mình với luân lý Tân Ước

Vấn tâm (xét mình) hôm nay

Vì đạo đức-luân lý Kytô giáo vượt xa trên đạo đức-luân lý CƯ và tự nhiên, lại vì sống Tin mừng không chỉ là tránh tội, mà còn là sống mầu nhiệm Thập giá-Phục sinh của Đức Kytô, nên xét mình không chỉ là rà soát giữa đống tội lớn nhỏ của mình, mà còn để xem mình đã sống Tin mừng ra sao, xem ý Chúa là gì trước mỗi lựa chọn. Có điều, không phải mọi Kytô hữu đều ngoan đạo cả, nên phải có những cách vấn tâm khác nhau cho những loại người khác nhau.

Một cách tổng quát, ít nhất có ba loại người như sau : loại (A) trong luyện đạo (voie purgative), còn đang vùng vẫy với tội lỗi khó tránh; loại (B) trong minh đạo (voie illuminative), vốn đang tiến đức rồi, nên chỉ cần tránh những khuyết điểm trên con đường sống Phúc âm; loại (C) đã tiến đức khá xa và sâu, nên chỉ cần tập trung vào sự hoàn thiện (perfectio), xem sống cách nào để nên giống Chúa hơn.[4]

Với loại (A), họ không thể không xét đến các tội “lòng lo, miệng nói, mình làm”. Có điều họ phải nhắm xa hơn về phía lý tưởng Tin mừng (tức cái Đáng lẽ phải thế), để sám hối, ăn năn.

Với loại (B), họ càng phải hướng về lý tưởng Tin mừng hơn nữa, để dễ nhìn ra những thiếu sót, không chỉ để ăn năn, mà còn để sửa mình cho tốt hơn.

Với loại (C), họ hãy bớt nghĩ về mình (dù là nghĩ về những thiếu sót của mình) để tập trung nhiều vào Chúa, cốt sao trở nên giống Chúa.

Vậy giờ đây, chúng ta có thể phác họa cho mỗi loại người một bản Xét mình thích hợp. Theo tôi, chỉ cần hai bản là đủ : một bản chung cho Luyện đạo và những ai đang Tiến đức; còn bản thứ hai chung cho những người đã tiến đức khá xa và những ai bắt đầu sống toàn thiện.

*

Sau đây là Bản vấn tâm thứ nhất (tạm phác cho những ai thuộc tình trạng (A) và (B)). Bản xét mình này dựa vào Bài giảng trên núi, cộng thêm bổn phận đối với Chúa và các đấng sinh thành. Lại ở mỗi mục, vừa có + cho hướng nhắm xa hơn, vừa có – cho lỗi lầm và thiếu sót.

Kiểm tra tương tự

Bố ơi, ai vậy?

Ông đang nằm nghiêng mình trên chiếc ghế sofa, vừa xem ti-vi vừa thưởng thức …

Có Chúa luôn bên ta – Lời nhắc nhở mỗi ngày

  Có cám dỗ cho rằng Thiên Chúa không ở gần ta, hoặc làm ta …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *