Ý nghĩa tượng trưng của Tro trong ngày thứ Tư lễ Tro là gì?


Tro mang trong mình một truyền thống lâu dài trong Giáo hội Công Giáo, nguồn gốc được tìm thấy nơi Cựu Ước.

Thứ Tư lễ Tro trong nghi lễ Roma của Giáo hội Công giáo nổi bật với nghi thức xức tro lên tất cả những người tín hữu tham dự Thánh lễ hay một giờ kinh chung. Nghi thức này tương đối ngắn gọn, nhưng có ý nghĩa phong phú mà đôi khi bị lãng quên.

Trước hết, tro được dùng trong ngày lễ này lấy từ nhà thờ giáo xứ qua việc đốt những cành cọ. Những cành cọ này được làm phép vào Chúa nhật Lễ Lá năm trước, vốn nối kết khởi đầu của Mùa Chay cho tới cuối Mùa Chay, khi chúng ta tưởng nhớ Cuộc Thương khó, Tử nạn và Phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Mùa thống hối bắt đầu với Khổ hình thập giá và kết thúc với Thập giá.

Thứ đến, lời nguyện được vị linh mục sử dụng để xức tro lên trán của mỗi người có ý nhắc nhớ về thân phận phải chết và hậu quả tội tổ tông của Adam và Evà. Lời nguyện: “người ơi hãy nhớ mình là bụi đất và sẽ trở về bụi đất” là một câu trích trực tiếp từ sáng Sáng thế khi Thiên Chúa tuyên phạt Adam và Evà sau khi họ ăn trái của Cây biết lành biết dữ.
“Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn,
cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra.
Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.” (St 3, 19)

Rồi Adam và Evà bị tống ra khỏi vườn Địa đàng và không còn được phép quay trở lại nữa, và bị kết án sống thân phận phải chết.

Hơn nữa, tro từng được sử dụng nhiều trong suốt thời Cựu Ước như một dấu chỉ sự sám hối, nài xin Thiên Chúa thương xót. Sách Giuđitha viết rằng: “Hết mọi người nam trong dân Ít-ra-en cùng với vợ con cư ngụ ở Giê-ru-sa-lem đều phủ phục trước Đền Thờ, rắc tro lên đầu, mặc áo vải thô ra trước nhan Đức Chúa.” (Gđt 4,11). Sau đó: “Đức Chúa lắng nghe tiếng họ kêu cầu và đoái nhìn cơn khốn quẫn của họ.” (Gđt 4, 13)

Rõ nét hơn cả, khi ngôn sứ Giôna loan báo trong thành Ninivê: “Tin báo đến cho vua Ni-ni-vê; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro.” (Gn 3, 6)
Mỗi lần khi rắc tro trên mình, người ta sám hối về những tội lỗi của họ và tha thiết kêu cầu Thiên Chúa tỏ lòng xót thương, nài xin Thiên Chúa lắng nghe lời than vãn của họ và miễn cho họ khỏi bị huỷ diệt.

Ý nghĩa biểu trưng về sự thống hối này là lý do mà trong phiên bản gần đây của Nghi lễ Rôma, những lời được xướng lên lúc xức tro có thể là lời giáo huấn của Đức Giêsu: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”

Thánh Gioan Phaolô II cũng tóm tắt ý nghĩa sâu xa của tro như sau:
“Lạy Chúa xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng…xin đừng cất khỏi con Thần Khí Thánh của Ngài.” Đang khi ở trong một khoảnh khắc chúng ta sẽ đến gần Bàn thờ của Thiên Chúa để nhận tro trên trán hoà hợp với một truyền thống rất cổ xưa, chúng ta nghe lời cầu xin vang vọng trong cõi lòng mình. Hành vi này được lấp đầy những ý nghĩa thiêng liêng và là một dấu chỉ quan trọng biểu lộ lòng hối cải và làm mới lại nội tâm. Khi suy xét về chính nó, đây là một nghi thức phụng vụ đơn sơ, nhưng có ý nghĩa sâu xa vì: với hành vi này, Giáo hội nhắc nhớ con người, tín hữu và kẻ tội lỗi, về sự yếu đuối của họ trong khi đối diện với sự dữ và đặc biệt là hoàn toàn lệ thuộc vào sự cao cả vô ngần của Thiên Chúa.”

Tro mang một biểu tượng phong phú trong Giáo hội Công Giáo, là sự nối kết chúng ta với một truyền thống Kinh Thánh lâu dài về lời thiết tha xin Thiên Chúa xót thương, biểu lộ trước Ngài sự đổi mới nội tâm của chúng ta bằng một dấu chỉ bên ngoài.

Tác giả: Philip Kosloski 
Chuyển ngữ: Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.
Nguồn: https://aleteia.org/2020/02/25/what-is-the-symbolism-of-ashes-on-ash-wednesday/

Kiểm tra tương tự

10 bước để củng cố Hội Thánh tại gia

  Gia đình là thể chế đầu tiên trên thế giới được Thiên Chúa thiết …

5 cách để mừng lễ Thánh Gia Thất

  Lấy cảm hứng từ các sách Phúc âm, chúng tôi chia sẻ năm cách …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *