Những tin tức này không quá khác so với tin tức của chúng ta ngày hôm nay, phản ứng của họ cũng chẳng khác chúng ta là bao. Đây là cách thế phản ứng tốt hơn.
Chúa nhật này, Đức Giêsu giảng giải về cách thức mà chúng ta nên giải quyết với tin tức từ Twitter, Facebook và Truyền hình.
Các bài đọc trong Chúa nhật thứ Ba mùa Chay, năm C, nhắm tới làm thế nào để đọc những tin tức tồi tệ diễn ra trong thời đại: bằng lối nhìn về quá khứ, nó nhắm tới những tin vui của vĩnh cửu.
Khi có một thảm kịch xảy ra, chúng ta tập trung tất cả vào những điều sai khuấy
Hai câu chuyện đã được nhắc tới trong bài Tin mừng hôm nay. Chuyện đầu tiên, Philatô chịu trách nhiệm về cái chết của những người Do thái; câu chuyện còn lại nói về một hành động của khủng bố nhắm vào một toà tháp khiến cho nhiều người chết.
Những câu chuyện này không quá khác so với những tin tức của chúng ta ngày hôm nay – và chúng ta cũng chẳng phản ứng khác nhiều. Khi có một vụ xả súng hay hành động khác của khủng bố, chúng ta nhanh chóng để tìm và quy trách nhiệm – cho chính phủ hay những nhóm riêng hoặc thậm chí cho chính những nạn nhân.
Đức Giêsu dường như không chú tâm vào việc quy trách nhiệm. Phản ứng của Người là nhìn những biến cố như một sự xác chuẩn về sự mong manh của phận người.
Khi chúng ta chứng kiến những thảm kịch trong thế giới, chúng ta không nên chỉ nhắm tới ai đúng ai sai, nhưng nên ăn năn sám hối.
Để bày tỏ tình liên đới với những nạn nhân của thảm kịch, chúng ta cần đi xa hơn việc công khai ra dấu ủng hộ hay mắng rủa bên này hay bên kia. Chúng ta cần bày tỏ một dấu chỉ nội tâm của sự hoán cải.
“Anh em có nghĩ rằng (những nạn nhân) tội lỗi hơn những người khác đang sống ở Jerusalem không?”, Đức Giêsu hỏi. “không thể nào! nhưng thầy nói cho anh em, nếu anh em không sám hối, anh em sẽ bị diệt vong như họ vậy.”
Chu kỳ 24/7, với dòng tin tức không ngừng và một luồng thông tin luôn được cập nhật trong điện thoại của mình đã làm cho vấn đề đã tồi tệ lại xấu hơn. Vấn đề là cách thức mà chúng ta mà chúng ta nên chậm lại để tìm ý nghĩa thật của những sự kiện và ngày càng tách biệt chúng ra khỏi nhân loại của chúng ta.
Đứng trước luồng tin tức sự kiện, Đức Giêsu đã mời gọi chúng ta phản ứng với nó bằng việc hướng vào nội tâm. Những bài đọc còn lại trong Thánh lễ chỉ cho thấy cách thức đào luyện chính chúng ta để thực thi điều ấy.
Thánh Phaolô đã không dành thời giờ của ngài cho việc bình luận về những tin tức của thời đại. Ngài dành thời gian để đắm mình trong lịch sử cứu độ.
Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô kể lại chi tiết câu chuyện về ông Môsê và cuộc xuất hành ra khỏi Ai cập. Ngài nhìn nơi đó câu chuyện xuất hành của những người Kitô hữu từ tội sang Bí tích Thánh tẩy và Bí tích Thánh Thể.
Ngài đã có thể nhìn sâu hơn tin tức trên thế giới vì ngài dành thời giờ đọc Thánh Kinh, chú tâm nghe những gì Thiên Chúa nói hơn là nắm bắt về những gì mọi người đang nói.
Lời dẫn giải của ngài là về những câu chuyện người xưa về lịch sử cứu độ. “Những sự việc ấy xảy ra để làm bài học, răn dạy chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông chúng ta […] Những sự việc này xảy ra cho họ để làm bài học, và đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này. Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã.
Khi những người Kitô hữu nhìn vào thế giới, chúng ta không nên nhìn vào sự hỗn loạn. chúng ta nên nhìn sự nhiệm màu của Thiên Chúa.
Trong bài đọc thứ nhất, ông Môse nhận ra cách mà Thiên Chúa nhìn vào những nạn nhân của sự áp bức bởi chính quyền hay khủng bố.
Ông Môse đang chăn chiên của ông trên triền núi khi ông nhìn thấy một bụi gai bốc cháy và nghe thấy một sứ điệp từ Thiên Chúa.
“Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập.”
Thật dễ dàng để nhìn vào Israel và chỉ thấy sự ác độc của con người và xác quyết rằng Thiên Chúa đã lãng quên họ.
Trái lại, ông Môse nhận ra rằng, Thiên Chúa rất quan tâm đến họ. Đau khổ mà họ đang gặp phải không phải là dấu hiệu Thiên Chúa không săn sóc. Hơn thế, Thiên Chúa cho phép dân của Người học tập về con đường trắc trở mà những thế lực tối tăm trên trái đất này sẽ khuất phục họ bên ngoài Thiên Chúa.
Tin vui chứa đựng trong bài Tin Mừng ngày hôm nay là chúng ta vẫn còn sống và vẫn có thể ăn năn sám hối
với hầu hết chúng ta, việc lo nghĩ về những tin tức và tranh luận xem ai sai trong đó chẳng đem lại hoa trái gì. Nó không mang bất cứ ai đến gần Thiên Chúa hơn. Thực tế, nó có thể che kín ý nghĩa thực của những biến cố trong cuộc sống của chúng ta qua việc giữ gìn chúng ta khỏi bị xao nhãng với mức độ hời hợt thay vì tìm kiếm ý định của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Nó khiến chúng ta giống như cây vả trong dụ ngôn của Đức Giêsu, chúng ta tồn tại nhưng không làm gì.
Quả là hạnh phúc khi chúng ta được trao cho cơ hội bằng việc hoãn lại. Chúng ta vẫn có thời gian để thay đổi con đường của mình. Chúng ta vẫn có thể rút ra những bài học từ Kinh thánh, các Bí tích và thời gian dành để cầu nguyện.
Điều đó sẽ giúp chúng ta nhìn thế giới tốt hơn hầu hết những người hoạt động trên Twitter.
Nguồn: https://aleteia.org/2019/03/21/how-jesus-asked-his-followers-to-respond-to-1st-century-headlines/
Chuyển ngữ: Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.