Ai thắng thì…thua!

0000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000

Ông bà ngoại tối ngày tranh cãi xem ai là người thương bé Misa hơn. Số là Misa đang được ba mẹ gửi về quê để ông bà trông hộ.

Một hôm, đang khi người lón còn “hăng hái”, bé Misa bập bẹ nói: “Ai thắng thì thua.” Hai ngoại bỗng im thin thít, tròn xoe mắt nhìn nhau rồi quay sang hỏi Résa: “Em con nói gì thế?”

Résa – vốn thông minh lém lỉnh – liền đáp: “Em Misa bảo ông bà ngoại mỗi người lấy một tờ giấy ra, ghi tên mình vào, rồi thi xem ai vẽ Misa đẹp hơn. Con sẽ làm giám khảo. Nhưng ai thắng sẽ là người thua, ai vẽ đẹp hơn sẽ là người thương em Misa ít hơn.” 

Ông bà đứng đơ người ra trước câu nói ngây ngô của hai đứa cháu, cũng muốn thi thố lắm, nhưng khổ nỗi, ai chẳng muốn vẽ hình cháu mình thật đẹp, mà càng vẽ đẹp thì càng thua!

Thấy ông bà bí một hồi lâu, bé Résa đề ra “giải pháp”: “Ông bà ngoại đổi giấy cho nhau rồi hẳn vẽ, như vậy tha hồ vẽ thật đẹp – ai càng vẽ đẹp thì “bên kia” càng thua. Ông bà thấy sao?”

Chả biết hai ngoại thấy sao, chỉ thấy ai cũng hì hục vẽ… Vẽ hoài, miệt mài… mà vẫn bất phân thắng bại. Dẫu sao, có vẽ còn hơn không, có hai bức tranh đẹp còn hơn chả có bức nào. Hai chị em Résa Misa vẫn ngồi đấy, cười xinh. Résa xinh như hoa hồng thắm, Misa xinh như thiên thần trắng.

……..

Thế đấy bạn ạ. Thượng Đế đã khéo đặt để sự khôn ngoan thần linh của Ngài trong lòng những em thơ hồn nhiên trong000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000 sáng. Chứ cứ đối xử với nhau theo kiểu người lớn – “thắng làm vua, thua làm giặc” – thì  “mèo nào chịu để mỉu nào cắn đây?” 

Còn khi ta biết sống vị tha, sống cho người khác, chiến đấu vì người khác… là khi ta lắng nghe và hiểu được câu nói của bé Misa theo một ý nghĩa “người lớn” hơn: “Vì chính khi tôi thua là khi tôi thắng!”

Nói đâu xa, trong gia đình thôi, vợ chồng mà biết đối xử với nhau theo phương án của bé Résa – nghĩa là quên đi những thứ vốn thuộc về mình, để mang lấy trăn trở và gánh nặng của người bạn đời, để sống và cống hiến cho chồng, cho vợ, cho con – thì gia đình hạnh phúc biết mấy.

Cảm hứng kể chuyện này đến từ một ví dụ trong môn Luận Lý Học, chẳng phải để lý luận chi đâu, nhưng là để tập sống. Phần liên hệ là suy tư cá nhân, mến tặng các gia đình già-trẻ nhân năm Tân Phúc Âm Hoá Đời Sống Gia Đình.

(Huynh An, S.J.)

Kiểm tra tương tự

Giá trị của việc nói “Không”

  Học cách nói “không” cho phép chúng ta tôn vinh thánh ý Chúa về …

Thánh Ambrôsiô và bí quyết chinh phục lòng người

  Nếu bạn muốn thuyết phục ai đó bằng lời nói của mình, hãy đến …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *