Cách cầu nguyện của người phong hủi (Lc 5,12-14)

Bước vào phút cầu nguyện, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe đoạn Tin Mừng Lc 5,12-14

(12) Khi ấy, Ðức Giêsu đang ở trong một thành kia; có một người đầy phong hủi vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống, xin Người: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. (13) Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi”. Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh. (14) Rồi Người truyền anh ta không được nói với ai, và Người bảo: “Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, thì hãy dâng của lễ như ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.

Đoạn Tin Mừng trên chính yếu muốn giới thiệu cho chúng ta Đức Giê-su là Đấng giàu lòng thương xót và quyền năng. Tuy nhiên, bài cầu nguyện hôm nay chúng ta đặt trọng tâm vào một khía cạnh khác: suy ngắm để hiểu cách cầu nguyện của người phong hủi; từ đó rút được ích lợi cho bản thân. Chúng ta cùng xin Chúa giúp chúng ta hòa mình với người phong hủi trong đoạn Tin Mừng để biết được: đâu là động lực, đâu là tâm tư của anh trong lời cầu xin; Chúa ở vị trí nào trong trái tim anh.

Người đầy phong hủi “vừa thấy Chúa, liền sấp mặt xuống, xin Người: ‘Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch’” (Lc 5,12). Lời nói “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” đi liền sau hành động “vừa thấy Chúa, liền xấp mặt xuống” thể hiện thái độ nhìn nhận Đức Giê-su là Chúa của anh, nhìn nhận Chúa là  Đấng có thể cứu anh, nếu Ngài muốn. Đến với Chúa cách đường đột và táo bạo như thế, giả định trong thâm tâm anh nhìn nhận Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, sẽ không xa tránh anh như những người khác. Anh đã nhìn nhận trong lòng như thế và diễn tả ra bằng cả con người. Với bệnh phong cùi, anh bị xem như là một tiện dân bị ô uế, trong phụng tự cũng như trong đời thường. Anh ta phải bị loại ra khỏi trại và bị coi như đã chết đối với cộng đoàn. Anh khao khát được chữa lành, nhưng chẳng ai cứu chữa được cho anh. Ngoài Chúa ra, sẽ chẳng có ai mà anh có thể đặt niềm hy vọng được chữa lành. Khởi đi từ đó, nên anh nài xin Chúa cứu chữa.

Kết quả của lời cầu xin đối với anh không chỉ đơn thuần là được chữa lành, nhưng là tìm gặp được nguồn hạnh phúc, tìm lại được chính mình. Anh hạnh phúc vì được hòa nhập với cộng đồng, hạnh phúc vì được thoát khỏi căn bệnh mà mọi người xa tránh. Nhưng cao trọng hơn, đó là hạnh phúc được chính Chúa đụng chạm; Chúa không chỉ đụng chạm đến da thịt của anh mà còn đụng chạm đến nơi sâu thẳm tâm hồn, nơi ấy đã từ lâu lắm rồi chất chứa sự tủi nhục và đau khổ. Chúa khỏa lấp vào nơi đau khổ đó bằng tình yêu và lòng thương cảm. Với anh, Chúa Giê-su không chỉ là Đấng đầy quyền năng, mà còn là Đấng tràn đầy tình yêu. Ngài vượt qua những rào cản của lề luật để đặt đôi bàn vào anh. Và từ đôi bàn tay ấy, cuộc đời anh được nâng lên trong tình yêu của Đấng Chữa Lành. Đây là kinh nghiệm gặp gỡ đặc biệt của anh với Chúa; kinh nghiệm ấy sẽ đi cùng anh trong bước đường kế tiếp để ca tụng Chúa là vua tình yêu muôn đời.

Cùng chiêm ngắm cách cầu nguyện của người phong hủi, chúng ta được mời gọi trong từng lời cầu xin, trong từng cử chỉ, hãy để Chúa ở đúng vị trí của Ngài: vị trí là Chúa, là Chủ cuộc đời chúng ta.

Trong thực tế, nhiều khi tôi cần tự hỏi “Tại sao tôi cầu nguyện nhiều nhưng không có kết quả?”. Bài học từ cách cầu nguyện của người phong hủi mời tôi nghiệm xét lại những điểm cơ bản: Chúa có phải là niềm hy vọng duy nhất trong tôi hay không? Tôi đang cậy dựa vào Chúa hay vào tài năng của bản thân hoặc vào một gì khác? Chúa có đang làm chủ mọi hành vi của tôi không? Nếu như tôi thật sự nhìn nhận Ngài là Chúa của tôi, thì sự nhìn nhận được diễn tả ra trong thực tế như thế nào? Ước chi cả con người tôi diễn tả Chúa là Chúa của tôi. Vì Chúa là Chúa, là Chủ, nên trước tiên tôn cần tìm cách để nhận biết ý Ngài và để Ngài toàn quyền sử dụng con người tôi.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa hiểu con hơn con hiểu chính con,

Chúa biết con cần gì và điều gì tốt cho con,

Chúa không tiếc gì với con,

Ngài cho con tất cả, ngay cả chính Ngài,

Xin cho con nhận biết được tình yêu vô bờ bến của Ngài,

để con có thể đáp lại cũng bằng tình yêu.

Xin cho con

biết đặt Ngài vào vị trí làm Chúa

trong từng lời nói và việc làm của con.

Xin cho danh thánh của Chúa được vinh hiển,

trong cuộc đời của con

và trong môi trường con sống.

Chúa là nguồn hy vọng cứu rỗi duy nhất của đời con.

AMDG

Nguyễn Hiền Nhu

Radio Vatican

 

Kiểm tra tương tự

Các bà mẹ nội trợ và chứng trầm cảm: 4 điều cần biết

  Làm cha mẹ nội trợ ở nhà thật là khó, nhưng liệu điều đó …

10 sách nói tuyệt vời gia đình cùng thưởng thức

  Đây là những cuốn sách sẽ giúp cả người lớn lẫn trẻ em say …

Cách cầu nguyện của người phong hủi (Lc 5,12-14)

Bước vào phút cầu nguyện, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe đoạn Tin Mừng Lc 5,12-14

(12) Khi ấy, Ðức Giêsu đang ở trong một thành kia; có một người đầy phong hủi vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống, xin Người: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. (13) Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: “Tôi muốn, anh sạch đi”. Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh. (14) Rồi Người truyền anh ta không được nói với ai, và Người bảo: “Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, thì hãy dâng của lễ như ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.

Download Cách cầu nguyện của người phong hủi

Đoạn Tin Mừng trên chính yếu muốn giới thiệu cho chúng ta Đức Giê-su là Đấng giàu lòng thương xót và quyền năng. Tuy nhiên, bài cầu nguyện hôm nay chúng ta đặt trọng tâm vào một khía cạnh khác: suy ngắm để hiểu cách cầu nguyện của người phong hủi; từ đó rút được ích lợi cho bản thân. Chúng ta cùng xin Chúa giúp chúng ta hòa mình với người phong hủi trong đoạn Tin Mừng để biết được: đâu là động lực, đâu là tâm tư của anh trong lời cầu xin; Chúa ở vị trí nào trong trái tim anh.

Người đầy phong hủi “vừa thấy Chúa, liền sấp mặt xuống, xin Người: ‘Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch’” (Lc 5,12). Lời nói “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” đi liền sau hành động “vừa thấy Chúa, liền xấp mặt xuống” thể hiện thái độ nhìn nhận Đức Giê-su là Chúa của anh, nhìn nhận Chúa là  Đấng có thể cứu anh, nếu Ngài muốn. Đến với Chúa cách đường đột và táo bạo như thế, giả định trong thâm tâm anh nhìn nhận Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, sẽ không xa tránh anh như những người khác. Anh đã nhìn nhận trong lòng như thế và diễn tả ra bằng cả con người. Với bệnh phong cùi, anh bị xem như là một tiện dân bị ô uế, trong phụng tự cũng như trong đời thường. Anh ta phải bị loại ra khỏi trại và bị coi như đã chết đối với cộng đoàn. Anh khao khát được chữa lành, nhưng chẳng ai cứu chữa được cho anh. Ngoài Chúa ra, sẽ chẳng có ai mà anh có thể đặt niềm hy vọng được chữa lành. Khởi đi từ đó, nên anh nài xin Chúa cứu chữa.

Kết quả của lời cầu xin đối với anh không chỉ đơn thuần là được chữa lành, nhưng là tìm gặp được nguồn hạnh phúc, tìm lại được chính mình. Anh hạnh phúc vì được hòa nhập với cộng đồng, hạnh phúc vì được thoát khỏi căn bệnh mà mọi người xa tránh. Nhưng cao trọng hơn, đó là hạnh phúc được chính Chúa đụng chạm; Chúa không chỉ đụng chạm đến da thịt của anh mà còn đụng chạm đến nơi sâu thẳm tâm hồn, nơi ấy đã từ lâu lắm rồi chất chứa sự tủi nhục và đau khổ. Chúa khỏa lấp vào nơi đau khổ đó bằng tình yêu và lòng thương cảm. Với anh, Chúa Giê-su không chỉ là Đấng đầy quyền năng, mà còn là Đấng tràn đầy tình yêu. Ngài vượt qua những rào cản của lề luật để đặt đôi bàn vào anh. Và từ đôi bàn tay ấy, cuộc đời anh được nâng lên trong tình yêu của Đấng Chữa Lành. Đây là kinh nghiệm gặp gỡ đặc biệt của anh với Chúa; kinh nghiệm ấy sẽ đi cùng anh trong bước đường kế tiếp để ca tụng Chúa là vua tình yêu muôn đời.

Cùng chiêm ngắm cách cầu nguyện của người phong hủi, chúng ta được mời gọi trong từng lời cầu xin, trong từng cử chỉ, hãy để Chúa ở đúng vị trí của Ngài: vị trí là Chúa, là Chủ cuộc đời chúng ta.

Trong thực tế, nhiều khi tôi cần tự hỏi “Tại sao tôi cầu nguyện nhiều nhưng không có kết quả?”. Bài học từ cách cầu nguyện của người phong hủi mời tôi nghiệm xét lại những điểm cơ bản: Chúa có phải là niềm hy vọng duy nhất trong tôi hay không? Tôi đang cậy dựa vào Chúa hay vào tài năng của bản thân hoặc vào một gì khác? Chúa có đang làm chủ mọi hành vi của tôi không? Nếu như tôi thật sự nhìn nhận Ngài là Chúa của tôi, thì sự nhìn nhận được diễn tả ra trong thực tế như thế nào? Ước chi cả con người tôi diễn tả Chúa là Chúa của tôi. Vì Chúa là Chúa, là Chủ, nên trước tiên tôn cần tìm cách để nhận biết ý Ngài và để Ngài toàn quyền sử dụng con người tôi.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa hiểu con hơn con hiểu chính con,

Chúa biết con cần gì và điều gì tốt cho con,

Chúa không tiếc gì với con,

Ngài cho con tất cả, ngay cả chính Ngài,

Xin cho con nhận biết được tình yêu vô bờ bến của Ngài,

để con có thể đáp lại cũng bằng tình yêu.

Xin cho con

biết đặt Ngài vào vị trí làm Chúa

trong từng lời nói và việc làm của con.

Xin cho danh thánh của Chúa được vinh hiển,

trong cuộc đời của con

và trong môi trường con sống.

Chúa là nguồn hy vọng cứu rỗi duy nhất của đời con.

AMDG

Nguyễn Hiền Nhu

 

Kiểm tra tương tự

Tông Đồ Cầu Nguyện, 18-11-2024

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 18/11/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG Lạy Cha, xin lắng …

Mến Yêu Hằng Ngày, 18-11-2024

MẾN YÊU HẰNG NGÀY Thứ 2, 18-11-2024 (Lc 18,35-43) Khi Đức Giê-su gần đến Giê-ri-khô, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *