Cái chết và phục sinh của Đức Giêsu -Phần VII (tt)

jesus-christ-ressurected

ĐỨC GIÊSU CÓ TIÊN BÁO VỀ SỰ PHỤC SINH KHÔNG?

Trong ánh sáng niềm tin vào Đức Giêsu phục sinh, các môn đệ dường như chậm chạp và mù mờ không đủ khả năng để nắm bắt được ý nghĩa cái chết của Đức Giêsu. Trong thực tế, rõ ràng Đức Giêsu đã tiên báo về cái chết và sự  phục sinh của Ngài:

 31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người (Mc 8, 31-32).

Chẳng phải là Đức Giêsu đã nói cho các môn đệ biết chính xác điều gì sẽ xảy ra sao? Các học giả Kinh Thánh cho rằng đoạn Kinh Thánh này, vì được viết sau khi phục sinh, nên có lẽ đã bị sự kiện phục sinh ảnh hưởng. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã đồng hóa mình với người tôi tớ đau khổ. Có thể Ngài hiểu cái chết của Ngài là hành động cuối cùng để hoàn tất sứ mạng, đồng thời Ngài tin rằng Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi Ngài hư nát trong huyệt mộ. Có thể Ngài đã không tiên báo các sự kiện liên quan đến cái chết và phục sinh rõ ràng như thánh Mác-cô trình bày như trên, nhưng Ngài chắc chắn thấy trước những gì sẽ xảy ra tại Giêrusalem đồng thời tin rằng cái chết sẽ không phải là kết cục thất bại trong sứ vụ của Ngài. Tuy nhiên, những người theo Ngài dường như lãng quên tiên báo về đau khổ và cái chết này.

Những người được xức dầu (Mê-si-a) sẽ không phải chịu đau khổ! Chính vì thế, ý tưởng về đấng được xức dầu sẽ phải chịu đau khổ và chết cho người khác hoàn toàn xa lạ với những người Do Thái thời Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu tiên báo đau khổ và cái chết Ngài chịu trong tương lai, Phêrô lập tức bắt đầu ngăn cản Ngài:

Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người.33 Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: “Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mc 8,32-33).

Cái chết và phục sinh đơn giản không nằm trong kế hoạch. Đấng được xức dầu luôn là người khải thắng. Đây là lý do giải thích tại sao sự phục sinh là một mặc khải gây chấn động như vậy.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Bạn có thể nghĩ ra một vài ví dụ liên quan đến con người thời nay chỉ tìm kiếm đấng được xức dầu mạnh mẽ đầy quyền năng hơn là đấng luôn yêu thương và đầy lòng nhân hậu không?

THỰC HÀNH NHỮNG ĐIỀU NGÀI ĐÃ GIẢNG DẠY

Trong chương trước, chúng ta đã thảo luận về mối liên hệ giữa lời nói và hành động của Đức Giêsu. Cái chết của Ngài là sự diễn tả cao nhất lời nói và cuộc đời của Ngài. Ngài đã dạy các môn đệ ý nghĩa cuộc đời được nhận ra không phải trong sự ích kỷ nhưng trong sự từ bỏ chính mình:

35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.36 Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? (Mc 8,35-36).

 24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác (Ga 12,24).

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Hành động và lời nói của Đức Giêsu liên hệ mật thiết với nhau. Ngài dạy những điều Ngài sẽ thực hành. Nhìn xem ở đâu đó trong cuộc sống của bạn, bạn có cần làm cho mối liên hệ giữa lời nói và hành động được thể hiện không?

Kiểm tra tương tự

Sinh Nhật Chúa Giêsu và câu chuyện Giáng Sinh

  Tại sao Sinh Nhật của Chúa Giêsu được gọi là Giáng Sinh?   Thuật …

Hiện tượng luận về việc chọn lựa: Gieo hành động – gặt nhân cách

Tính nghịch lý của sự phức tạp Mặc dù chúng ta ngày càng có nhiều …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *