Cái giá người môn đệ phải trả

“Người môn đệ phải sẵn lòng chấp nhận mọi hy sinh vì nước trời…”

Lm. Mark Link, SJ

Cuốn phim “A man for all seasons” (Người trong mọi hoàn cảnh) được xây dựng dựa theo cuộc đời thánh Thomas More.

Khi Kha Luân Bố khám phá ra Mỹ Châu, Thomas More mới là một thiếu niên mười mấy tuổi tại Anh Quốc. Chàng theo học tại Đại học Oxford. Sau khi tốt nghiệp Đại học, chàng dấn thân vào cuộc đời chính trị. Là một viên chức của triều đình, chàng được thăng quan tiến chức rất mau lẹ, năm 1529, vua Henri thứ VIII đã phong chàng lên chức Đại pháp quan của Anh Quốc.

Nhưng thảm kịch đã xảy đến cho Thomas More. Khi vua Henri VIII ly dị với hoàng hậu và tái kết hôn không đúng theo luật lệ. Để chống lại bất cứ ai phản đối cuộc hôn này, Henri ra lệnh cho một số quan chức triều đình ký vào một văn bản tuyên thệ rằng sự tái hôn của ông là hợp pháp. Ông truyền cho các vị chức sắc này là nếu họ từ chối không chịu ký vào văn bản ấy họ sẽ bị hạ ngục vì tội phản loạn. Và rồi thảm kịch đã xảy ra khi ngài Norfold mang văn bản ấy đến cho Thomas More. Ông này chẳng chịu ký bất chấp biết bao lời thuyết phục khuyên ông thay đổi ý. Cuối cùng, Norfolk không còn kiên nhẫn được nữa, ông nói với bạn: “Tôi không biết cuộc kết hôn có hợp pháp hay không, nhưng thây kệ nó! Thomas ơi, ông hãy nhìn vào tất cả những kẻ đã ký vào đây! Ông biết rõ những người này mà! Tại sao ông không thể làm như chúng tôi, nhân danh tình bạn của chúng ta?”

Thomas More vẫn từ chối. Ông không muốn tuyên thệ điều gì mà tận thâm tâm ông biết là sai trái. Cuối cùng, Thomas More bị tống giam. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1535 ngài đã bị hành hình vì tội phản loạn.

«««

Câu chuyện thánh Thomas More làm sáng tỏ lời dạy của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay: “Nếu tay con làm mất đức tin, hãy chặt nó đi!… Nếu chân con làm con mất đức tin, hãy chặt phăng nó đi!… Nếu mắt con làm con mất đức tin, hãy móc nó quẳng đi! vì thà rằng con bị chột mà vào nước trời hơn là còn toàn vẹn hai mắt mà bị ném vào hoả ngục”.

Chúa Giêsu không bảo chúng ta chặt chân tay, móc mắt, theo nghĩa đen, Ngài chỉ muốn dùng những thành ngữ quen thuộc của thời đại Ngài để nhấn mạnh một điểm quan trọng là:

Các môn đệ Ngài phải sẵn lòng hy sinh tất cả sự gì cần thiết để giữ mình khỏi phạm tội, phải sẵn lòng hy sinh cả những gì quí báu nhất đối với ta để được vào nước trời. Trong trường hợp Thomas More, điều này có nghĩa là hy sinh cả mạng sống mình.

Chúng ta chớ vội nghĩ rằng vì Thomas More là một vị thánh nên ngài đã tự hiến dâng đời sống một cách dễ dàng. Chúng ta hãy lắng nghe những lời trong lá thư ngài viết cho cô con gái của ngài ít lâu sau khi ngài bị giam, những lời này sẽ cho ta biết cuộc đấu tranh khủng khiếp xảy ra bên trong tâm hồn ngài như thế nào:

“Meg thân yêu, Bố sẽ không bất tín với Chúa, dù bố cảm thấy yếu đuối khi sắp phải đương đầu với nỗi sợ hãi. Bố nhớ lại sự kiện thánh Phêrô bắt đầu chìm xuống nước vì thiếu đức tin, khi thấy gió thổi mạnh, bố sẽ bắt chước ông kêu cầu Chúa Kitô nài xin Chúa giúp đỡ Bố. Bố tin rằng Chúa sẽ đặt đôi tay thánh thiện lên Bố và ngay trong cơn bão biển Chúa sẽ giữ cho bố khỏi bị chìm xuống… vì thế hỡi con gái yêu của bố, con đừng bối rối âu lo về bất cứ điều gì sẽ xảy đến cho bố trong cuộc sống dương trần này, không điều gì xảy ra ngoài ý Chúa, Bố rất xác tín rằng bất cứ điều gì tồi tệ xảy ra, thì chắc hẳn đó là điều tốt nhất đấy”.

Bài Phúc Âm hôm nay mời gọi chúng ta đặt lại câu hỏi này: chúng ta có biết phòng tránh tội lỗi để đạt nước trời không? Chúng ta có biết canh chừng đối với bất cứ điều gì có thể khiến chúng ta đánh mất nước trời không?

Trong một lá thư của mình, một vị thánh danh tiếng người Pháp, Francis de Sales, đã nói về vấn đề cám dỗ và việc canh phòng chống lại tội lỗi như sau: “Mặc cho quân thù gào thét ở ngoài cửa, mặc cho nó gõ, nó la, nó gào, nó làm bậy làm bạ. chúng ta biết chắc rằng nó không thể đi vào nhà trừ khi chúng ta bằng lòng mở cửa cho nó”.

Vậy chúng ta cần tỉnh thức đề phòng tội lỗi. Khi cơn cám dỗ xảy đến – và chắc chắn nó sẽ đến chúng ta hãy nhớ lại những lời thánh Thomas More đã viết cho Meg con gái ngài:

“Bố sẽ nhớ lại sự kiện thánh Phêrô bắt đầu chìm xuống vì thiếu đức tin khi thấy gío mạnh thổi lên, và bố cũng sẽ bắt chước ngài kêu lên với Chúa Kitô và khẩn cầu Ngài giúp đỡ. Bấy giờ bố tin rằng Chúa sẽ đặt tay lên người bố và giữ bố khỏi chìm xuống giữa cơn bão biển”.

Tóm lại, sứ điệp của Chúa Giêsu ẩn chứa trong bài Phúc Âm hôm nay như sau; chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận mọi hy sinh để tránh tội và để đạt được nước trời. Và chúng ta cũng phải sẵn lòng chấp nhận mọi hy sinh để tránh tội và để đạt được nước trời. Và chúng ta cũng phải sẵn sàng bắt chước Thomas More Người đã hy sinh mạng sống mình vì nước trời.

Chúng ta sẽ kết thúc với những lời rút ra từ bài hát cổ xưa mà Giáo hội thường xử dụng trong Kinh nhật tụng giờ Kinh chiều của một số ngày Chúa Nhật trong năm phục vụ.

“Nghe danh hiệu Giêsu, mọi gối phải quì xuống,

Mọi miệng lưỡi phải xưng tụng Ngài là Vua vinh quang…. Hãy để Ngài ngự trị tâm hồn bạn. Hãy để Ngài chinh phục những gì chưa thánh thiện, những gì chưa đúng. Ước gì bạn biết lên tiếng gọi Ngài trong cơn cám dỗ. Hãy để Ngài che phủ bạn bằng ánh sáng và quyền năng của Ngài. Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang của Cha Ngài, để ngự trị trên trái đất. Ngài là Thiên Chúa cứu độ. Ngài là Đấng Kitô Chủ tế chúng ta”.

Lm. Mark Link, SJ

Theo: Tập các bài giảng Chúa nhật 26 Thường niên B.

 

Kiểm tra tương tự

Sứ điệp Hòa Bình 2025: Ba lời kêu gọi cụ thể của Đức Thánh Cha

  Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã ban sứ điệp cho ngày Hòa bình …

Hành trình Đức tin của ngôi sao bóng rổ Gordon Hayward

Ngôi sao NBA* gia nhập đạo Công giáo vài tháng sau khi giải nghệ. Để …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *