CẦN NHẬN THỨC MỚI VỀ NHÀ NGUYỄN

CẦN NHẬN THỨC MỚI VỀ NHÀ NGUYỄN

(Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Sách Lịch sử Việt  Nam do Viện Khoa học Xã hội biên soạn đã viết theo quan điểm Macxit về lịch sử một cách ít nhiều máy móc. Như khi gượng ép dùng những danh xưng hay khái niệm: đấu tranh giai cấp, giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp phong kiến, tập đoàn thống trị (vua quan), chiến tranh cách mạng, tước đoạt tư liệu sản xuất, bóc lột sức lao động. . . đối với một xã hội nông nghiệp phương Đông.

Có lẽ vì đang thời kỳ có nhu cầu kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nên các nhà biên soạn Lịch sử  Việt  Nam đã có thái độ khắt khe đối với nhà Nguyễn cõng rắn cắn gà nhà và đối với thời đại các chúa Nguyễn ở Đàng Trong – tập đoàn phong kiến thối nát!

Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam gắn bó chặt chẽ với thời đại các chúa Nguyễn, nếu không nói đó là một phần to lớn của sự nghiệp các chúa Nguyễn. Chính sử đã ghi rõ : Năm 1611, chúa Tiên – Nguyễn Hoàng lấy từ đèo Cù Mông xuống đèo Cả (nơi có núi Đá Bia) để lập thành phủ Phú Yên (nay là tỉnh Phú Yên). Năm 1653, chúa Hiên – Nguyễn Phước Tần lấy đất từ đèo Cả đến sông Phan Rang, đặt thành hai phủ Thái Khang và Diên Ninh (nay là tỉnh Khánh Hòa). Năm 1693, chúa Minh – Nguyễn Phước Chu lấy đất của nước Chiêm Thành từ Phan Rang đến Phan Thiết để đổi làm trấn Thuận Thành (nay là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận). Năm 1698, chúa Minh – Nguyễn Phước Chu lấy đất Đồng Nai và Sài Gòn, lập thành phủ Gia Định (nay là các tỉnh miền Đông Nam bộ). Năm 1708, Mạc Cửu xin chúa Minh cho trấn Hà Tiên (nay là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu) hội nhập vào lãnh thổ Đàng Trong. Năm 1757 , chúa Võ – Nguyễn Phước Khoát sai tổ chức hành chính nốt vùng Tầm Phong Long (nay là các tỉnh Đông Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ). Như vậy, toàn xứ Nam bộ được liên lạc chặt chẽ thành một khối rộng lớn của châu thô sông Đông Nai và sông Cửu Long.

Nếu kể từ năm 1558, chúa Tiên – Nguyễn Hoàng cai quản Thuận Hóa đến năm 1757, chúa Võ – Nguyễn Phước Khoát tổ  chức hành chính hoàn tất vùng Nam bộ, thì thời gian vừa mất đúng 200 năm, nhưng cương vực và lãnh thổ Việt Nam được tăng lên gấp đôi. Sự nghiệp của chúa Nguyễn như thế phải kể là vĩ đại. Không có 200 năm phát triển dân tộc về phương Nam – thường  gọi là cuộc Nam tiến – ắt cũng khó có một quốc gia Việt Nam vững mạnh như ngày nay.

Thế mà bộ Lịch sử Việt Nam nói rất sơ sài về sự phát triển dân tộc vê phương Nam, thậm chí còn như kể tội “họ Nguyễn”: “Cho đến thê kỷ XVI, vùng Thuận Hóa, Quảng Nam nói chung kinh tế còn lạc hậu, đất hoang còn nhiều và xóm làng, cư dân còn thưa thớt. Từ lâu, những người nông dân phá sản và bị bần cùng hóa ở phía Bắc đã di cư vào đây để khai phá, làm ăn. Những lớp di cư nông dân này đã góp phần quan trọng vào việc khai phá đất ,hoang, lập thêm nhiều xóm làng mới bên cạnh những đồn điền của nhà nước phong kiến. Khi vào cát cứ ở vùng Thuận – Quảng, họ Nguyễn lợi dụng những thành quả lao động đó để xây dựng cơ sở và tăng cường thể lực. Mặt khác, họ Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang bằng chính sách khẩn hoang lập xóm . . .

“Những công trình khẩn hoang đã làm biến đổi về căn bản bộ mặt kinh tế vùng Thuận – Quảng. Từ một rùng đất hoang vắng, lạc hậu, Thuận – Quảng đã nhanh chóng trở thành một khu vực kinh tế phát triển.

“Từ Thuận Quảng, họ Nguyễn dần dần mở rộng đất Đàng Trong vào phía Nam đến đồng bằng sông Cửu Long (Nam bộ ngày nay).

Miền đất cực Nam là vùng đồng bằng sông Cửu Long tuy đất đai phì nhiêu, nhưng cho đến thê kỷ XVII nói chung, chưa được khai phá bao nhiêu. Ở đây từ trước đã có những nhóm di dân người Việt vào làm ăn. Họ là những nông dân nghèo khổ di cư vào phương Nam để tránh áp bức bóc lột và bằng sức lao động của mình, cùng với nông dân người Chàm, người Khơ me khai khẩn đất hoang…

Nhưng sau đó chính quyền phong kiến họ Nguyễn cho phép những địa chủ, quan lại giàu có đem nô tì và chiêu mộ lưu dân vào khẩn hoang. Bọn này dựa vào quyền thế và của cải không những bóc lột sức lao động của nô tì và nông dân lưu vong, chiếm đoạt thành quả khai phá của họ, mà còn cướp đoạt cả ruộng đất của người Chàm, người Khơ me và những di dân người Việt vào khai khẩn từ trước . Ngoài ra, họ Nguyễn còn sử dụng một bộ phận quân lính và thu nạp một số người Hoa kiều (Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch cùng 5.000 quân muốn chông Thanh phục Minh) lánh nạn ra nước ngoài, phục vụ công cuộc khẩn hoang vùng đất phía Nam.

“Chính sách khai hoang của họ Nguyễn trong giai đoạn sau này là nhằm làm giàu cho giai cấp địa chủ và củng cố cơ sở xã hội của chính quyền. Do khẩn hoang và cướp đoạt, tại vùng đất phía Nam đã hình thành một tầng lớp đại địa chủ giàu có, tập trung trong tay rất nhiêu ruộng đất. Tầng lớp đại địa chủ đó là chỗ dựa trung thành của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong”[1]

Có lẽ vì đất nước tạm thời bị chia cắt, các nhà sử học thuộc Ủy ban khoa học Xã hội không có cơ hội nghiên cứu diễn tiên lịch sử Đàng Trong, nên đã có những nhận định phiến diện và chỉ nhìn thấy cái tội của nhà Nguyễn. Như đồng tiền có hai mặt, lịch sử cũng có vùng tối và vùng sáng. Nhiều khi phải qua bóng tối mới thấy được vầng sáng. Dưới sự lãnh đạo của các chúa Nguyễn, dân tộc Việt Nam – ở thời điểm kinh tế lạc hậu thời trung cổ – buộc phải phát triển về phương Nam mới có cơ sinh tồn. Nêu không, sẽ bị diệt vong bởi các dân tộc khác xâm chiêm. Chép sử Đàng Trong mà không thấy khả năng thôn tính của đế quốc Trung Hoa và dân tộc Thái đang bành trướng bên Xiêm La, thì cũng sẽ không nhận ra cuộc Nam tiến của dân tộc ta – xét cho cùng – là sự nghiệp phát triển để tự vệ.

Từ ngàn xưa, đất nước Việt Nam chỉ sản xuất lúa gạo đủ ăn và khi mất mùa thì đói khổ. Cuộc Nam tiến tiến tới được đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu, thì sản xuất lúa gạo mới dư thừa. Lúa gạo trở thành hàng hóa và tạo ra thị trường trao đổii ở trong nước cũng như ngoài nước. Thị trường bắt đâu từ lúa gạo ở miền Nam sẽ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước và báo hiệu dân ta sẽ phải trải qua những trang lịch sử cận đại Nhờ có ít nhiều nghiên cứu chế độ ruộng đất xưa, chúng tôi không hoàn toàn nhất trí với những kết án các chúa Nguyễn như trên, Nguyễn sự kiện xuất hiện của các đại điền chủ ở phía Nam có ruộng thẳng cánh cò bay, sản xuất đại trà, bứt phá khỏi cảnh sản xuất manh mún nhỏ lẻ, thì phải kể đó là mặt đổi mới cực kỳ tích cực rất đáng ngợi khen.

Đã kết tội các chúa Nguyễn trong công cuộc Nam tiến, thì cũng lên án triều Nguyễn trong sự nghiệp thông nhất đất nước và để mất nước, sách Lịch sử  Việt  Nam viết trong lời bạt tập I : “Trước lịch sử, triều Nguyễn Gia Long phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tội ác trời không dung đất không tha: để cho tên tuổi đất nước, một lần nữa, sau hàng nghìn năm độc lập, bị quân cướp nước xóa khỏi bản đồ thế giới.

“Còn công lao Tây Sơn đối với lịch sử là rất vĩ đại, nhân dân Việt Nam sẽ nhớ mãi. Họ kế tục, phát triển và đưa sự nghiệp của Quang Trung tiến lên ngang tầm với tầm vóc của thời đại khi ngọn cờ giải phóng dân tộc sẽ chuyển sang tay giai cấp lịch sử tiên tiến nhất, dân tộc Việt Nam cùng với loài người tiến bộ, sẽ chiến thăng chủ nghĩa đê quốc và mở ra một kỷ Nguyễn mới trong lịch sử thế giới”[2]

Tôi không dám  phê bình những nhận định trên đây, nhưng xin nhắc lại lời của sử gia Fustel de Coulanges: “Tinh thần yêu nước là một đức hạnh, còn lịch sử là một khoa học, đừng nên lẫn lộn với nhau”[3]. Về phương diện khoa học lịch sử, công cuộc thống nhất đất nước vào hậu bán thế kỷ XVIII đại khái diễn biến như sau:

Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn (miền Sơn thượng Bình Định nay). Năm 1773, Tây Sơn đã làm chủ từ Quảng Ngại tới Bình Thuận . Năm 1774, chúa Trịnh Sâm cho quân vào chiếm Thuận Hóa và Quảng Nam. Năm 1775, chúa Định – Nguyễn Phước Thuần cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định. Năm 1776,  Nguyễn Lữ đánh vào Gia Định, bị Đỗ Thanh Nhân phản công . Năm 1777,  Trịnh Sâm cho Nguyễn Nhạc kiêm trấn thủ Quảng Nam. Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lại đem quân vào chiếm miền Nam, bắt giết chúa Định (khi ấy là Thái Thượng vương) và chúa Tân Chính – Nguyễn Phước Dương. Nguyễn Ánh chạy thoát rồi trở lại thu phục Nam bộ.

Năm 1782, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ lại vào chiếm Gia Định. Chỉ 5 tháng sau, Nguyễn Ánh lại phục hôi đất cũ. Năm 1783, Tây Sơn tái chiếm Nam bộ. Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm cầu cứu viện binh. Năm 1785, Nguyễn Huệ đại thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm (gần Mỹ Tho). Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân tiến chiếm Thuận Hóa rồi ra Bắc diệt Trịnh phò Lê. Năm 1788, Nguyễn Ánh thâu phục được đất Nam bộ. Khi ấy nhà Thanh (Trung Quốc) mượn tiếng đem quân sang cứu nhà Lê. Nguyễn Huệ tức vị Quang Trung hoàng đế trước khi đem quân tốc hành ra Bắc đại phá quân Thanh rồi xóa bỏ đế nghiệp nhà Lê (1789) .

Vua Càn Long phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Lý thuyết thì danh xưng ấy được cai trị toàn cõi Đại Việt nhưng thực tế Quang Trung chỉ được cai trị từ đèo Hải Vân ra Bắc, còn miền Trung vẫn thuộc quyền Nguyễn Nhạc và đất Nam bộ đã bị Nguyễn Ánh tái chiếm. Quang Trung cải cách nhiều điều tiến bộ cho xứ sở, đang chuẩn bị giải phóng miền Nam và đòi lại đất Quảng Đông – Quảng Tây thì đột ngột băng hà (l792). Năm 1793, Nguyễn Nhạc cũng qua đời.

Thấy nhà Tây Sơn yếu thế, Nguyễn Ánh phát động đánh giặc theo gió mùa, mỗi năm Bắc tiến một chặng. Năm 1801, Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân (Huế), bèn lên ngôi lấy đế hiệu Gia Long. Năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm nốt Bắc Hà. Thế là đất nước thống nhất liền một dãi từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Năm 1804, vì không nhận phong với tước hiệu An Nam quốc vương như cũ, Nguyễn Ánh chịu đế phong là Việt  Nam quốc vương. Tên nước Việt Nam bắt đầu có từ đây.

Tóm lại vua Quang Trung với tài đức sánh ngang Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, đã phá vỡ cái thế Đàng Trong – Đàng Ngoài và vua Lê chúa Trịnh, nhưng thực tế mới thông nhất được một nửa đất nước trong thời gian ngắn ngủi. Còn Nguyễn Ánh tuy sự nghiệp không sánh bằng lại mang  tiếng cầu viện ngoại bang, song đã biết lợi dụng tình thê và kiên trì chiến đấu để hoàn thành nền thống nhất của cả nước.

 

(Trích trong: Nguyễn Đình Đầu. Hành trình của một trí thức dấn thân. Tp. Hồ Chí Minh: Tạp chí xưa và nay – Nhà xuất bản Thời Đại, 2010, tr. 27-33)

 


[1] Ủy ban Khoa học Xã hội, Sđd, tr. 293-295 .

[2] Như trên.

[3] Hội đồng Khoa học xã hội TP.HCM, Lịch sử Việt Nam. Tập 1 . Nxb Trẻ, TP.HCM, 2001 , tr. 20.

 

Kiểm tra tương tự

Thông báo: Dự định phong chức linh mục

THÔNG BÁO DỰ ĐỊNH PHONG CHỨC LINH MỤC Kính thưa quý Đức Cha, Quý Cha, …

Vui Trung Thu nơi cửa Phật

Hơn 40 sinh viên Công giáo thuộc hai nhóm Đại học Đồng Nai, dưới sự …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *