Chân phước Giaccôbê Bonnaud


và các bạn tử đạo trong hai năm 1792 và 1794 tại Pháp
Lễ nhớ: ngày 19 tháng 1.

Năm 1789, cuộc cách mạng Pháp bùng nổ. Trong số những người lên nắm chính quyền, có những kẻ thù nghịch với Hội Thánh Công Giáo. Một mặt họ cho tịch thu nhiều tài sản của Hội Thánh, mặt khác họ ban hành nhiều luật lệ can thiệp vào nội bộ và đi ngược lại với luật lệ Hội Thánh, làm cho các tín hữu rất khó xử. Năm 1790, bản “Hiến Chương Dân Sự Cho Hàng Giáo Sĩ” ra đời: chính quyền tự ý quy định các công dân Pháp bầu cử giám mục và linh mục, ấn định lại ranh giới các giáo phận và giáo xứ, bất chấp sự phản đối của Tòa Thánh. Năm 1791, chính quyền buộc mọi giáo sĩ phải công khai tuyên thệ tôn trọng luật pháp quốc gia, trong đó có bản“Hiến Chương Dân Sự”.Năm 1764, sau một chiến dịch vu cáo và bôi nhọ, chính quyền Pháp cấm Dòng Tên hoạt động. Đa số các Giêsu hữu sang các nước lân cận để tiếp tục được sống trong Dòng. Một số, vì đoàn chiên, ở lại hoạt động âm thầm trong hàng ngũ linh mục giáo phận. Năm 1773, Đức Thánh Cha Clêmente XIV giải thể toàn thể Dòng Tên trong toàn thể Hội Thánh. Nhiều linh mục Dòng Tên người Pháp trở về nước gia nhập các giáo phận. Cha Bonnaud cùng với 24 cha khác, nguyên là Giêsu hữu, đã bị bắt giam rồi bị giết cùng với nhiều linh mục khác trong thời cách mạng Pháp. Sau khi Dòng Tên được tái lập, các ngài được kể như vẫn thuộc về Dòng.

Hầu hết các giám mục và linh mục từ chối tuyên thệ như vậy, một số phải lẫn trốn, một số khác bị bắt giam. Cha Giacôbê Bonnaud, nguyên tổng đại diện giáo phận Lyon, cùng với 22 tu sĩ Dòng Tên nữa bị giam tại đan viện Cát minh ở Paris cùng với đông đảo các linh mục khác. Đầu tháng 9 năm 1792, trước nguy cơ ngoại xâm, những kẻ theo chủ nghĩa quốc gia quá khích ở Paris đã xông vào đan viện tàn sát tất cả các linh mục bị giam giữ. Năm 1794, nhóm người quá khích tại La Rochelle lại xông lên những chiếc tàu biển dùng làm nhà tù giam giữ các linh mục không chịu tuyên thệ, trong đó có hai cha nguyên là Giêsu hữu, và tàn sát hết.

Như mọi thực tại trần gian khác, cuộc cách mạng năm 1789 ở Pháp cũng có ánh sáng và bóng tối. Trong những lúc dầu sôi lửa bỏng, những hành vi thiếu suy nghĩ là việc hầu như khó tránh được. Dầu sao, chính quyền Pháp sau đó đã đi đến thái độ sáng suốt và hợp lý hơn. Có thể coi lời chân phước Giacôbê Friteyre-Durvé, vị giảng thuyết nhà thờ Đức Bà Paris, là lời tuyên xưng chung của các vị tử đạo này: “Tôi sung sướng hy sinh mạng sống vì đạo, để Hội Thánh được khải hoàn”.

*

AMDG

ĐỂ TÔN VINH THIÊN CHÚA HƠN

Kiểm tra tương tự

5 cách để mừng lễ Thánh Gia Thất

  Lấy cảm hứng từ các sách Phúc âm, chúng tôi chia sẻ năm cách …

Nói với trẻ em về các Thánh Anh Hài ngày nay

  Ngày kính nhớ cái chết bi thảm của những đứa trẻ ở Bêlem thách …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *