Chiến thắng kẻ thù của niềm hy vọng

 

Khi thuận lợi, người ta hy vọng điều tốt hơn. Trong nghịch cảnh, người ta hy vọng tương lai tươi sáng. Đối diện với cái chết, người ta hy vọng vào đời sống bên kia. Có vài điều ai cũng biết, tôi xin viết lại, để ngẫm suy trong tháng đặc biệt nhớ tới và cầu nguyện cho người đã khuất, một cách sâu xa nơi mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh: giữa người còn sống với người đã khuất và với các Thánh.

 

1. Hy vọng lầm

Ảo tưởng, ai cũng biết, và ai cũng lầm. Cái đau và cái khó, nó ở chỗ đó. Tiền bạc giàu có, danh vọng quyền lực, đam mê vô độ… Nếu ai biết chút đạo lý Kitô giáo, thì thuộc nằm lòng 7 mối tội đầu. Nếu ai biết chút đạo lý nhà Phật, thì biết các giới làm lu mờ những gì là chân thực. Nếu ai biết ca dao tục ngữ, thì biết kinh nghiệm ngàn đời của tổ tiên. Nếu ai học biết từ gia đình và trường đời, thì đủ thấy bao nhiêu bài học đắt giá… Cái khó, là con người tiếp tục bị lừa, vì hy vọng lầm, vì ảo tưởng. Bị lừa tiền, bị lừa tình, bị lừa… Đó là một phần đau thương của cuộc sống này.

 

2. Đặt nhầm chỗ

Hy vọng đúng, nhưng lại nhầm chỗ, thì thực là quá khổ. Nhưng nếu cái chỗ ấy, là ở nơi những con người, ở lòng người, thì thật khó đoán khó biết. Vì thời thế đổi thay, lòng người cũng đổi thay. Những người ấy, gió chiều nào xoay chiều ấy, thật không bền lòng. Cũng có những người, không đổi thay theo thời cuộc, nhưng lại không đổi thay theo nghĩa xấu, tức bảo thủ và khép kín, và như thế, thì cứng nhắc và héo khô. Chỉ hình dung một chút thôi, cũng cảm nhận được độ thấm thía của quá khứ, độ bấp bênh của hiện tại, và độ không lường trước của tương lai.

 

3. Không dành cho mình

Có những hy vọng rất đúng, và rất đúng chỗ, nhưng có người quên mất rằng: có những hy vọng ấy không bao giờ dành cho mình. Quên mất điều này, con người sẽ lãng phí vô vàn năng lượng. Có những người không hiểu thực tế, mà vẫn cố níu kéo ước mơ vô vọng, hoặc bám theo đuôi người khác để mong đạt được điều mà sẽ không bao giờ thuộc về mình. Thật là đáng thương! Có những điều, không bao giờ dành cho mình, thì nhẹ nhàng mỉm cười chào tạm biệt. Dành niềm hy vọng ấy cho người khác. Còn mình, sẽ có con đường riêng.

 

4. Không dám hy vọng

Quá sợ hãi và yếu đuối

Có những người bị khó khăn của cuộc đời đè bẹp, bị thất bại của bản thân trong quá khứ đè bẹp, bị kinh nghiệm xấu của người khác đè bẹp, và không còn dám hy vọng. Khi ấy, cái hiện tại và tương lai đã bị cái quá khứ nuốt chửng. Sợ hãi và yếu đuối, ai cũng có. Nhưng đừng có “quá”, mà cần đứng lên, làm lại, bước tiếp. Hành trình còn phía trước.

 

5. Không thèm hy vọng

Quá cao ngạo và bất cần

 

6. Sống mà không hy vọng

Sống phất phơ lây lất

 

7. Biết sống hy vọng: Sống 8 mối phúc thật

Nhận phúc cho mình và chúc phúc cho đời.

 

Những điều trên được viết trong ngôn ngữ đời thường, nhưng cũng rất thích hợp cho đời sống thiêng liêng. Có người nói: Khi sống, người ta có thể sống kiểu hữu thần hoặc vô thần hoặc bất cứ kiểu gì người ta muốn định nghĩa; nhưng khi chết, nhìn người ta đều giống nhau là những thân xác bất động; và khi đối diện với cái chết, người ta quên hết những gì họ muốn nghĩ mà đối diện với thực tại sau cùng của cuộc đời. Phúc cho ai, khi sống, khi đối diện với cái chết, và khi đã ra đi, tâm hồn trước sau vẫn thế: bình an và tươi vui!

Tứ Quyết SJ

Kiểm tra tương tự

Tông Đồ Cầu Nguyện, 14-10-2024

TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN, NGÀY 14/10/2024 CÙNG CHÚA GIÊ-SU BUỔI SÁNG ​  Ngày cầu nguyện …

Khoá học: “Giáo huấn giáo hội về mục vụ hôn nhân và gia đình”

Bạn thân mến! Từ công đồng Vatican II, Giáo Hội mở ra cuộc canh tân …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *