Bí quyết lãnh đạo của Giê-su (Bí quyết 39): Chúa Giê-su không ngại bày tỏ cảm xúc của mình

“Còn chính nhân1 đứng vững tựa sư tử con.” Cn 28:1

 Cảm xúc đưa đến những sự kiện của thế giới

 Một nhà lãnh đạo tầm quốc tế một khi nổi cơn thịnh nộ thì có thể đưa quân đi tấn công nước khác. Nhân viên sân bay một khi bất bình sẽ bãi công tại sân bay. Một người mẹ có đứa con bị kẻ say rượu tung chết sẽ đi kiện cáo khắp nơi. Hàng ngàn người tập hợp để ngăn chặn nạn phá thai hàng triệu trẻ thơ.

Cảm xúc rất quan trọng trong cuộc sống

Trong kinh doanh cảm xúc thường hay lây lan. Khi nhân viên bán hàng rất hào hứng với một sản phẩm nào đó thì khách hàng cũng sẽ cảm thấy như vậy và chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc đó của nhân viên bán hàng.

Chúa Giê-su không ngại bày tỏ Chính Ngài.

Khi Ngài giận lên thì người khác đều nhận thấy. “Gần đến lễ Vượt Qua của người Dothái, Ðức Giêsu lên thành Giêrusalem. Người thấy trong Ðền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Ðền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ” (Ga 2:13-15).

Khi thấy đám đông mất phương hướng thì Chúa Giê-su chạnh lòng thương.   “Ðức Giêsu thấy đám đông, Người chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9:36).

Kinh Thánh có ghi lại là Chúa Giê-su đã khóc thương. “Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Ðức Giêsu khóc thương” (Lc 19:41).

Tôi không nói về những người nóng tính, và tôi cũng không ám chỉ những ai khóc lóc và tuyệt vọng trước những thách đố xảy ra trong đời họ.

2Điều tôi muốn nhắm tới là mời bạn hãy để ý thấy Chúa Giê-su không đè nén cảm xúc của mình lại trong lòng. Ngài không phải là người máy. Ngài rất quan tâm trước những biểu hiện về niềm tin: Ngài khóc thương trước những kẻ kém tin.

Phêrô, người môn đệ của Ngài, chịu tác động bởi điều đó. Thánh Phaolô tông đồ bị thiêu sống vì điều đó. Nhờ đó những môn đệ này đã lay chuyển thế giới.

Hãy can đảm bày tỏ quan điểm của bạn. Hãy cảm nhận thật sâu xa những gì quan trọng trong cuộc sống. Bạn có thể có tầm ảnh hưởng tuyệt vời hướng đến những gì tốt đẹp.

Bạn sẽ luôn bị thu hút bởi những người bày tỏ mình. Hàng ngàn người hét to tại những buổi nhạc rock, các trận bóng đá, những trận đấu quyền anh vô địch thế giới.

Đừng trở thành khán giả đứng nhìn cuộc sống. Hãy tham dự vào vũ đài này.

Chúa Giê-su đã làm như vậy.

Cầu Nguyện

Lạy Chúa, con biết rằng niềm đam mê và lòng hăng say trong cuộc sống là chìa khóa thành công. Xin hãy giúp con nhận ra và định hướng đời mình theo niềm đam mê và lòng hăng say Chúa ban. Xin hãy dạy con biết can đảm bày tỏ ý kiến và cảm xúc của mình. Xin hãy huấn luyện con trở thành một người tham dự chứ không phải khán giả trong cuộc sống. Con nguyện xin nhờ Đức Kitô, amen.

Câu Hỏi

Thời điểm cuối cùng bạn mong mình có thể bày tỏ cảm xúc bản thân một cách khác, trong một tình huống, là lúc nào?

Trong tương lai, khi bạn gặp hoàn cảnh tương tự bạn sẽ bày tỏ bản thân như thế nào?

Bạn có thể làm gì để học cách kết hợp giọng nói truyền cảm, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể trong phong cách giao tiếp của mình?

Luca Trần Gia Huấn & các bạn chuyển ngữ từ Mike Murdock, The Leadership Secrets of Jesus (Manila: Lighthouse Inspirational Books & Gifts, 2001), tr. 150-153.

Kiểm tra tương tự

Tìm thấy Chúa trong vận động: Linh đạo của thể thao

Đối với người Công giáo, thể thao không chỉ là hoạt động thể chất, mà …

Giáo dục Kitô giáo theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô

  Tôi đang làm việc trong trường Dòng Tên. Trong những ưu tư về giới …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *