Có thể gọi Thiên Chúa là ‘bà’ không?


Marvin, người đang theo dõi Facebook chúng tôi, viết như sau: “Tôi có một người bạn muốn gọi Thiên Chúa là ‘Bà’ thay vì ‘Ông’, vì Thiên Chúa thì không có phái tính, cho nên cũng chẳng có gì sai khi gọi Thiên Chúa là ‘Ông ấy’, không nên là “…” “Nếu như không có gì sai khi gọi Thiên Chúa bằng danh xưng phái nam, thì cũng không có gì là sai khi gọi Thiên Chúa bằng danh xưng phái nữ. Bạn tôi nói vậy có đúng không?” Không.

Bạn của anh sai rồi, và đây là lý do tại sao. Với quan điểm của một người Công Giáo và là Ki-Tô hữu, Thiên Chúa đã mặc khải mình như một người Cha. Ngài đã không mặc khải mình như một “người Mẹ.” Cho nên sẽ không thích hợp cho chúng ta khi cầu nguyện kinh “Lạy Mẹ” chẳng hạn, bởi vì Ngài đã mặc khải mình một cách rất thâm sâu.

Nếu anh là người Công giáo, tôi không rõ bạn anh có phải Công Giáo không. không nghe nói, nhưng tôi khuyến khích bạn anh đọc số 239 và 240 trong Sách Giáo Lý Công Giáo. Nó thật sự rất là rõ ràng và cô đọng. Nói rằng Thiên Chúa không phải là nam hay nữ, không phải đàn ông hay đàn bà.

Thiên Chúa vượt trên sự phân biệt giới tính. Bây giờ chúng ta có thể nói về Mầu nhiệm Nhập Thể. Ngôi Hai của Ba Ngôi Chí Thánh đã nhập thể và trở thành con người. Thiên Chúa đã trải qua -Đúng hơn là, Ngôi Hai Thiên Chúa đã đến và sống như một con người thật sự bởi [mầu nhiệm] Ngôi Hiệp, đây là một mầu nhiệm lớn lao. Nhưng Thiên Chúa trong Thiên tính vĩnh cửu của Ngài thì không hề có phái tính.

Tại sao? Vì Thiên Chúa không bị giới hạn. Chúng ta đã nói trước đây, nếu bạn có một điều gì đó mà “là thế này chứ không phải thế kia,” thì đó không phải là Thiên Chúa, vì nó đưa ra một dạng tiềm năng hoặc một sự thiếu hụt về một mặt nào đó trong bản chất của nó. Thiên Chúa không thiếu hụt, nên Ngài không thể là nam hay nữ.

Nhưng anh lại thắc mắc, “Đợi một chút, không phải đã hàm ý thiếu hụt khi gọi Thiên Chúa là Cha đó sao?”

Không, và đây là nguyên nhân: vì khi Thiên Chúa mặc khải mình như một người cha, Ngài đã không mặc khải mình như là người nam, hay là có cấu tạo sinh học của người nam.

Sách Giáo Lý chỉ ra hai điểm rất cần thiết và đáng nói ở đây: Đó là Thiên Chúa chính là nguồn gốc và là căn nguyên đệ nhất của mọi sự, như vậy Ngài có uy quyền trổi vượt.

Chúng ta ví Ngài với người nam. Tại sao? Bởi vì khi nhìn vào sự kết hợp nơi Bí tích hôn phối. Người nam từ bên ngoài đi vào, phải vậy không? Nên người nam là hình ảnh tốt hơn để diễn tả Thiên Chúa. Vì quyền siêu vượt của người nam là người gieo mầm sự sống.

Còn người nữ sẽ đón nhận mầm sống đó và đưa vào đời. Do đó sẽ đẹp hơn khi người nữ là hình ảnh diễn tả sự tạo dựng. Nếu bạn muốn, thì người nữ là hình ảnh [tượng trưng] cho Hội Thánh tốt hơn.

Người nữ là hình ảnh diễn tả nhân loại; còn người cha diễn tả Thiên Chúa. Và nếu như anh xâu chuỗi lại, thì đây chính là lý do tại sao. Các linh mục lại là người nam, vì trong bản chất, [linh mục] diễn tả hình ảnh Thiên Chúa tốt hơn. Nên điều đáng nói hay đặc biệt ở đây là Thiên Chúa như là người cha.

Nhưng Ngài đã không mặc khải mình như một người cha trong bất kỳ cách nào mà giới hạn Ngài. Điều này tỏ lộ sự toàn hảo của Ngài như là [Đấng có] quyền năng siêu việt và là căn nguyên đệ nhất.

Anh biết đấy, trước đây chúng tôi đã từng nói về học thuyết căn nguyên của Thánh Tôma Aquinô. Thiên Chúa là căn nguyên đệ nhất mà bản thân Ngài không có căn nguyên tác thành, do đó Ngài lã vĩnh cửu.

Ngài không thể bị điều khiển. Ngài không thể chết, đúng không? Làm sao Thiên Chúa có thể chết đi được chứ?

Vì chúng ta nói gì khi một người chết? “Người đó chết vì điều gì?”

Phải vậy không? Nên Thiên Chúa sẽ không thể là căn nguyên đệ nhất, vì nếu Ngài được tạo thành, thì Ngài không thể là căn nguyên cỗi rễ mọi sự. Ngài không phải Thiên Chúa.

Vậy ta phải xem xét kỹ lưỡng,và đây là điều mà sách Giáo Lý đã chỉ ra ở các số 239-240, là nếu chúng ta không hiểu căn tính người Cha của Ngài trong mọi trường hợp thì sẽ giới hạn Ngài vào một tạo vật kém hơn Thiên Chúa. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã mặc khải mình, nhưng chúng ta gọi Ngài là ‘Ông ấy’ như một từ thuộc về ngữ pháp, chẳng hạn như anh không thể gọi một người cha là ‘Bà’ được.

Cảm ơn Marvin, vì câu hỏi của anh.

Còn người nữ sẽ đón nhận mầm sống đó và đưa vào đời. Do đó sẽ đẹp hơn khi người nữ là hình ảnh diễn tả sự tạo dựng. Nếu bạn muốn, thì người nữ là hình ảnh [tượng trưng] cho Hội Thánh tốt hơn.

Kiểm tra tương tự

Bạn biết gì về Ngai tòa thánh Phêrô?

  Theo truyền thống, chiếc ghế nhỏ này từng được Thánh Phêrô sử dụng khi …

Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì ?

  “Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?” (Lc3,10-18)   Trong đoạn Tin Mừng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *